Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao ở huyện đông sơn tỉnh thanh hoá (Trang 126 - 128)

- Độ ẩm không khí:

Kết luận và đề nghị

5.1. Kết luận

1. Vụ lúa xuân yếu tố hạn chế là chế độ nhiệt ở vụ động không ổn định, năm rét nhiều thì chết mạ, năm ấm thì mạ già năng suất lúa giảm. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy thời vụ gieo mạ xuân tốt nhất là tuần 1,2 của tháng 12, biện pháp chống rét cho mạ bằng che phủ ni lông. Đ−ợc nhân dân áp dụng, đã khắc phục nên việc gieo mạ sớm và đảm bảo cho năng suất lúa xuân ổn định từ 7,3 – 12% so với thời vụ tr−ớc đây.

2 Chế độ m−a vụ mùa quá lớn làm cho lúa cấy trên đất trũng bị ngập úng phải cấy lại làm cho chi phí sản xuất lớn. Kết quả nghiên cứu chuyển quỹ đất trũng trồng lúa 2 vụ kém hiệu quả, sang sản xuất lúa – cá - cây ăn quả thu nhập của ng−ời nông dân trong 3 năm đầu tăng 2 lần và từ năm thứ 4 trở đi thu nhập tăng từ 10 – 12 lần so với trồng lúa.

3. Trên quỹ đất nông nghiệp của Huyện hiện có 6377 ha hệ thống canh tác trồng trọt rất đa dạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Có 2 công thức luân canh có tính bền vững cao là Lúa Xuân - Lúa mùa - khoai tây

Rau màu xuân- Lúa mùa sớm - cà chua

Có 3 công thức có tính bền vững trung bình là Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Đậu t−ơng đông Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Bắp cải

Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - hành tỏi

Công thức canh tác 2 vụ lúa (Đ/C) có tính bền vững thấp nhất.

.4. Mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ 2 vụ lúa sang 1lúa 2 màu tại xã Đông Yên, tổng giá trị thu nhập bình quân trên diện tích 10 ha đạt 109,491.000 đồng ha/năm (3 vụ),

Trong đó: Công thức luân canh đạt gía trị kinh tế cao nhất là

+ M−ớp đắng - Lúa Thơm - Khoai tây = 103,990 triệu đồng/ha/năm. Tỉ lệ thu nhập cộng gộp chiếm 84% giá trị sản phẩm; thấp nhất 67% (lúa) cao nhất 91% (m−ớp đắng).

.5. Năng suất thực thu của mô hình 3 tăng 3 giảm là 65,52 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng là 4,98 tạ/ha.

6. Quỹ đất sâu trũng đ−ợc chuyển sang canh tác lúa - cá - cây ăn quả cho thu nhập của ng−ời nông dân 3 năm đầu cao hơn cấy lúa là 2 lần và từ năm thứ 4 trở đi cho thu nhập tăng gấp 10 - 12 lần so với trồng lúa.

5.2. Đề nghị

Để chuyển đổi đ−ợc cơ cấu cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao :

1. Nhà n−ớc cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cho nông dân đ−ợc tham gia đóng bảo hiểm cây trồng, chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình trang trại tổng hợp theo h−ớng sản xuất hàng hoá.

3. Tăng c−ờng mở rộng hệ thống dịch vụ nông nghiệp, hỗ trợ cho ng−ời sản xuất nh− công tác khuyến nông, khuyến ng−, các tổ chức hợp tác cũng nh− việc hình thành các thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân trong Huyện.

4. Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo h−ớng đa cây, đa con, đa thời vụ để nâng cao giá thu thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

5. Huyện Đông Sơn cần sớm triển khai dự án quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp nông thôn từ năm 2006 đến năm 2015 một cách ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao ở huyện đông sơn tỉnh thanh hoá (Trang 126 - 128)