- Độ ẩm không khí:
4.2.1. Cơ cấu diện tích, năng suất các loại cây trồng
ở Đông sơn có hệ thống trồng trọt ở đây khá phong phú (bảng 4.6), các cây rau, màu, cây ăn quả có giá trị hàng hoá cao đ−ợc gieo trồng nhiều và đem lại thu nhập khá cao cho dân c− địa ph−ơng, đất trồng lúa ở đây có 5457,05 ha đất hai vụ lúa đất canh tác, trong đó có 2000 ha cấy 2 vụ lúa và 1 vụ Đông, có 458,12 ha đất vàn, chiếm 8,4% quỹ đất canh tác của huyện hiện chỉ gieo trồng 2 vụ lúa, nh− vậy trong một năm đất chỉ mới đ−ợc khai thác 7 tháng, còn 5 tháng đất không trồng trọt, có thể thấy đây là một nguồn tài nguyên hiện còn ch−a đ−ợc khai thác có hiệu quả.
D−ới đây là những nhận định chung về năng suất những loại cây trồng phổ biến ở Đông Sơn.
+ Lúa Xuân ở vùng nghiên cứu năng suất 6,5 tấn/ha so với năng suất bình quân vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ (5,5 - 6,0 tấn/ha) thì huyện Đông Sơn thuộc nhóm trung bình cao.
+ Diên tích cấy vụ Mùa của huyện tuy lớn hơn vụ Xuân nh−ng không nhiều so với quỹ đất. Nguyên nhân chính là một số diện tích đất trũng chuyển sang nuôi cá, có thể thấy đây là một tiềm năng cần nghiên cứu để khai thác.
Có 5 xã Đông hoàng, Đông Văn, Đông Tiến, Đông Quang, Đông yên có năng suất lúa mùa cao hơn mức bình quân của toàn vùng, điều kiện này cho thấy tính hợp lý về sự thích ứng của vụ lúa Mùa, song nếu so sánh với năng suất của các xã có năng suất cao trong vùng thì các xã trên còn nhiều tiềm năng. Một phần của Ba xã Đông Hoàng, Đông Quang, Đông Tiến năng suất vụ lúa Mùa
còn thấp vì lý do sau: Vụ lúa Mùa cấy sớm để tăng vụ Đông rau sớm cho giá trị kinh tế cao đấy là một tiềm năng cần nghiên cứu để khai thác.
Bảng 4.7. Cơ cấu diện tích, năng suất của một số loại cây trồng qua các năm (2000-2005)
Đơn vị tính: ha
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Cây trồng DT NS DT NS DT NS DT NS DT NS DT NS Diến động NS Lúa xuân 6.057 61.2 5.987 56.4 5.950 63 5.909 65.0 5.866 66.5 5.850 66.2 ±8.6 Lúa mùa 6.039 33.2 5.977 47.1 5.912 49.1 5.871 51.6 5.833 53.0 5.747 57.0 ±23.8 Ngô đông 439 24.9 147 40.0 239 41.0 258 41.0 531 39.2 716 39.0 ±16.1 Khoai tây - Khoai lang * 355 1.788 446 2.204 424 2.523 372 2.262 295 2.235 325 2.462 - Đậu t−ơng * 2 2 13 15 18 22 1 1 2 2 48.6 607.5 - Lạc * 4 4 13 16 6 7 4 5 4 5 32 252.2
Rau, đậu các loại * 642 6.243 1.007 7.185 824 6.646 887 8.014 936 8.780 948 8.892 -
(Nguồn số liệu: Phòng Thống kê huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá)
Phân tích tính ổn định năng suất lúa vụ Mùa cũng thấy: vụ Mùa năng suất ở các xã Đông Ninh, Đông Hoà, Đông Phú, Đông Tân ít ổn định hơn so với xã Đông Hoàng, Đông Quang, Đông Tiến. Điều này làm rõ nguyên nhân chính dẫn đến năng suất luá thấp ở các xã Đông Nam, Đông Anh, Đông Thịnh là chế độ n−ớc cho lúa trong vụ Mùa không ổn định giữa các năm.
+ Diện tích ngô trong toàn vùng nghiên cứu đạt khá đ−ợc nông dân trồng chủ yếu trên đất 2 lúa và mở rộng diện tích cây vụ đông.
Các xã cho năng suất khá xấp xỉ với năng suất ngô trung bình của cả vùng. Riêng Đông Văn, Đông Phú, Đông Yên cho năng suất thấp. Nguyên nhân dẫn đến năng suất thấp so với tiềm năng là mức đầu t− còn quá thấp so với yêu cầu của ngô thâm canh và cơ cấu giống ngô ch−a thay đổi.
Kết quả phân tích chung cho thấy cây ngô là cây trồng có triển vọng phát triển có năng suất cao của huyện. Phát triển tốt cây ngô sẽ tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia cầm, lợn, bò trong vùng.
+ Diện tích trồng khoai lang khá rộng trong vùng tập trung chủ yếu là khoai lang Đông.
Năng suất khoai lang tuy đạt thấp nh−ng t−ơng đối ổn định. Riêng các xã Đông Ninh, Đông Nam, Đông Khê diện tích cây trồng t−ơng đối hẹp (354 ha) nh−ng năng suất khá.
Nguyên nhân khoai lang cho năng suất thấp là do đầu t− thiếu và trồng không đúng kỹ thuật, và t−ới n−ớc. Nh−ng khoai lang có điều kiện mở rộng diện tích, nếu đ−ợc đầu t− phân bón và kỹ thuật t−ới. Cây khoai lang cũng là cây trồng có ý nghĩa cần đ−ợc phát triển vì :
++ Tạo ra l−ợng tinh bột lớn góp phần phát triển chăn nuôi lợn
++ Cây khoai lang có khả năng che phủ đất tốt, góp phần hạn chế bốc hơi n−ớc trong đất, nâng cao độ ẩm góp phần duy trì độ phì nhiêu của đất.
++ Cây dễ tính, đầu t− thấp, năng suất ổn định.
+ Khoai tây trồng ở các xã, thị trấn trong vùng diện tích ch−a rộng, năng suất ch−a cao nh−ng t−ơng đối ổn định.
++ Cây khoai tây rất cần t−ới n−ớc, nh−ng vùng đất thịt nhẹ thích hợp với khoai tây, ở đây điều kiện n−ớc còn gặp khó khăn.
++ Khoai tây đòi hỏi thâm canh cao, đầu t− lớn không phù hợp với điều kiện kinh tế ch−a phát triển.
++ Thị tr−ờng tiêu thụ khoai tây không thuận lợi.
+ Diện tích trồng cây đậu t−ơng ch−a nhiều và phát triển yếu trong vụ Đông.
Năng suất đậu t−ơng vụ Đông trong vùng nghiên cứu không cao, nh−ng vẫn nằm trong giới hạn năng suất bình quân, hiện tại năng suất đậu t−ơng vụ Đông ch−a ổn định. nguyên nhân chính là do chế độ nhiệt vụ Đông, năm ấm thì đ−ợc mùa, năm lạnh mất mùa, tuỳ thuộc vào chế độ m−a đầu vụ ít thì năng suất thấp.
Chúng tôi thấy triển vọng và ý nghĩa của cây đậu t−ơng Đông ở huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá là rất lớn và điều kiện chính đảm bảo cho cây đậu t−ơng phát triển là sắp xếp lại thời vụ trồng hai vụ lúa thích hợp bằng cách mở rộng diện tích vụ lúa Mùa sớm để giải phóng đất trồng đậu t−ơng, cần nghiên cứu hệ thống kỹ thuật t−ới n−ớc, tiêu hợp lý cho cây vụ Đông, thay đổi giống đậu t−ơng phù hợp với từng chân đất mùa vụ.