III Các chỉ tiêu sinh học
32 Coliform, trứng giun, các mần bệnh trong đất
Nguồn: Bộ Khoa học công nghệ và Môi tr−ờng (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ)
Khi lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá chất l−ợng môi tr−ờng đất cần l−u ý đến các vấn đề sau:
- Việc sử dụng đất.
- Mối liên quan giữa một chỉ số (chỉ tiêu) và chức năng của đất đ−ợc đánh giá. - Sự thuận tiện và mức độ đáng tin cậy của phép đo.
- Sự thay đổi giữa các thời điểm lấy mẫu và sự biến đổi giữa khu vực lấy mẫu. - Mức độ nhạy cảm của phép đo đối với những thay đổi trong quản lý đất. - Yêu cầu kỹ năng trong sử dụng và đánh giá.
Vì chất l−ợng môi tr−ờng đất và n−ớc có liên quan với nhau, trong nhiều tr−ờng hợp môi tr−ờng đất là nguyên nhân gây ô nhiễm môi tr−ờng n−ớc và ng−ợc lại, do vậy trong đề xuất các chỉ tiêu để đánh giá chất l−ợng môi tr−ờng đất (đặc biệt đối với vấn đề ô nhiễm đất) bao gồm cả các chỉ tiêu đánh giá chất l−ợng môi tr−ờng n−ớc.
(4) Một số tiêu chuẩn đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất
Tiêu chuẩn môi tr−ờng (trong đó có tiêu chuẩn môi tr−ờng đất) là văn bản pháp quy kỹ thuật, tổng hợp tính kinh tế, tính khoa học, xã hội và an toàn sức khoẻ phù hợp với các quy định của hành lang pháp lý. Đồng thời là căn cứ khoa học và pháp lý cho việc khảng định kết quả đánh giá chất l−ợng môi tr−ờng đất. Dựa theo tiêu chuẩn giới hạn nồng độ cho phép đối với các chất gây ô nhiễm của đất có thể phân loại các mức độ nhiễm bẩn của đất nh− sau:
- Đất bị nhiễm bẩn nặng: là đất có hàm l−ợng các hoá chất v−ợt quá nồng độ giới hạn cho phép, đất có hiệu suất sinh học thấp, những đặc tính cơ, lý, hoá, sinh học đất biến đổi đáng kể do tác động của nhiễm bẩn hoá chất.
- Đất bị nhiễm bẩn vừa: là đất có sự v−ợt quá ng−ỡng giới hạn cho phép mà không có những biến đổi đáng kể về tính chất của đất.
- Đất bị nhiễm bẩn nhẹ: là đất có hàm l−ợng các hoá chất không v−ợt quá ng−ỡng giới hạn cho phép song cao hơn nền tự nhiên.
Hiện nay hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất l−ợng môi tr−ờng đất của
n−ớc ta ch−a đ−ợc đồng bộ và còn rất thiếu. Các tiêu chuẩn đánh giá vấn đề thoái hóa đất ch−a có hoặc mang tính cục bộ, sử dụng đơn lẻ trong các cơ quan khác nhau. Tiêu chuẩn đánh giá ô nhiễm đất mới chỉ có cho các vấn đề ô nhiễm đất do kim loại nặng và thuốc BVTV. Do đó trong nghiên cứu môi tr−ờng đất, một số tiêu chuẩn đ−ợc sử dụng để đánh giá th−ờng đ−ợc áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn quy định trong các văn bản sau:
- Dự thảo tiêu chuẩn chất l−ợng môi tr−ờng đất Việt Nam 2002. - Tiêu chuẩn Việt Nam 7209-2002.
- Tiêu chuẩn Việt Nam 5941-1995, 5942-1995, 5943-1995, 5944-1995, 5945-1995. - Tiêu chuẩn Việt Nam TCCP 505 BYT/QĐ.
Ngoài ra để đánh giá môi tr−ờng đất, đối với một số chỉ tiêu có thể tham khảo tiêu chuẩn của một số n−ớc trên thế giới nh−: tiêu chuẩn của Anh - 1979, tiêu chuẩn của Canada - 1997...
(5) Công tác tổ chức triển khai
Công tác tổ chức triển khai thực hiện là một yếu tố rất quan trọng, việc bố trí, tổ chức, phối hợp lực l−ợng giữa các cấp, các ngành sẽ quyết định sự thành công của công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất.
Đối với công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất, quan trọng nhất là khâu điều tra thu thập thông tin, lấy mẫu phân tích và khoanh vẽ bản đồ vì quá trình này có liên quan rất nhiều đến chất l−ợng đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất. Do vậy, đòi hỏi các cán bộ điều tra phải có trình độ chuyên môn, nắm rõ các ph−ơng pháp, quy trình điều tra, lấy mẫu phân tích và có khả năng tổng hợp, phân tích các vấn đề liên quan đến môi tr−ờng đất.
Sự phối hợp chặt chẽ của các cán bộ, lãnh đạo các ban ngành địa ph−ơng trong quá trình điều tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập, xử lý thông tin ban đầu và thực hiện các giải pháp cho các vấn đề về môi tr−ờng đất. Bên cạnh đó, việc tham gia của ng−ời dân, các chủ sử dụng đất trong quá trình điều tra, thu thập thông tin là rất cần thiết, vì họ là những
ng−ời nắm rõ tình trạng, diễn biến chất l−ợng đất đai trong quá trình khai thác sử dụng.
Cơ cấu tổ chức chỉ đạo và triển khai công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất đ−ợc thể hiện nh− sau:
Cơ quan chuyên môn Ban, ngành địa ph−ơng Ng−ời dân, chủ sử dụng đất Sở TN & MT Sở KH & CN Sở NN & PTNT ... Chủ sử dụng đất nông - lâm nghiệp Chủ sử dụng đất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Cán bộ điều tra
...
phần 5 - Kết luận và đề nghị
5.1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu trên địa bàn các xã điều tra thí điểm huyện Thạch Hà rút ra một số kết luận nh− sau:
1. Điều kiện tự nhiên của Thạch Hà nói chung cũng nh− 3 xã điều tra thí điểm (Thạch Sơn, Thạch Đồng, Thạch Vĩnh) nói riêng có ảnh h−ởng rất lớn đến môi tr−ờng đất do vị trí giáp biển, địa hình bị chia cắt bởi 3 con sông nhiễm mặn (sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Cày) gây nên các quá trình mặn hoá, phèn hoá; khí hậu khắc nghiệt và phân hoá theo mùa dẫn đến hiện t−ợng đất đai bị khô hạn, tích luỹ sắt, nhôm vào mùa khô, ngập úng, rửa trôi xói mòn đất trong mùa m−a.
2. Quá trình phát triển KT - XH những năm qua đã có những tác động nhất định đến môi tr−ờng đất do các hoạt động CN - TTCN (phát triển ở quy mô nhỏ, khó kiểm soát đ−ợc nguồn chất thải), dân số đông, đời sống ng−ời dân còn thấp (dẫn đến khai thác kiệt quệ tài nguyên đất). Việc sử dụng các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp mặc dù ch−a ảnh h−ởng rõ nét đến môi tr−ờng đất song ít nhiều cũng tác động đến chất l−ợng đất cũng nh− hệ sinh vật đất do l−ợng hoá chất d− thừa.
3. Tài nguyên đất của huyện khá phong phú song phần lớn là các loại đất xấu, đất ch−a sử dụng chiếm tỷ lệ khá cao (26% DTTN) với diện tích 11.050 ha, đất xói mòn trơ xỏi đá có diện tích khá lớn 8.440 ha (bằng 1/5 DTTN). Xu h−ớng biến động các loại đất trong quá trình sử dụng những năm qua ở các xã điều tra là t−ơng đối phù hợp với quy luật phát triển KT - XH và có chiều h−ớng tích cực đối với môi tr−ờng nói chung và môi tr−ờng đất nói riêng (từ năm 1997 đến 2003 đất lâm nghiệp có rừng tăng 148 ha, đất ch−a sử dụng giảm 286 ha).
4. Sự suy thoái môi tr−ờng đất ở các địa bàn điều tra rất đa dạng d−ới
các hình thái khác nhau, trong đó chủ yếu là thoái hoá đất với diện tích 1.230 ha (chiếm 47,88% DTTN), đất bị ô nhiễm chiếm tỷ lệ nhỏ 1,51% DTTN với diện tích 39 ha, cụ thể nh− sau:
- Các loại hình thoái hoá đất bao gồm: xói mòn, bạc màu, khô hạn, cứng hoá, hoang mạc hoá, ngập úng, nhiễm mặn, nhiễm phèn và sạt lở, trong đó chiếm diện tích nhiều nhất là đất bạc màu (chiếm 19,54% DTTN), tập trung ở xã Thạch Sơn (274 ha), Thạch Vĩnh (188 ha); tiếp đến là đất bị nhiễm phèn (chiếm 12,18% DTTN), chủ yếu ở xã Thạch Vĩnh (196 ha), Thạch Sơn (104 ha); đất bị nhiễm mặn (chiếm 6,54% DTTN) phân bố ở Thạch Sơn (168 ha).
- Các vấn đề ô nhiễm đất chủ yếu là do chất thải của xí nghiệp chế biến đông lạnh thuộc xã Thạch Sơn, thuốc BVTV và ô nhiễm do kim loại nặng, trong đó chủ yếu là ô nhiễm do thuốc BVTV (chiếm 87,18% tổng diện tích đất bị ô nhiễm), tập trung ở xã Thạch Vĩnh với diện tích 31 ha.
5. Các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi tr−ờng đất trong những năm qua đã đem lại một số kết quả nhất định trong việc cải tạo, bảo vệ môi tr−ờng đất của huyện (nh− tăng độ che phủ đất, chất l−ợng đất đ−ợc cải thiện...), song tr−ớc thực trạng suy thoái môi tr−ờng đất hiện nay cần tiếp tục áp dụng các giải pháp sau:
a. Các giải pháp mang tính định h−ớng cơ bản, đó là: điều hoà giữa phát triển dân số và áp lực tăng tr−ởng về kinh tế; đẩy mạnh việc việc nghiên cứu các ch−ơng trình cải tạo, bồi bổ và bảo vệ tài nguyên đất; khai thác sử dụng đất theo chiều sâu, đa dạng hoá sản xuất, sử dụng đất theo quy hoạch; ngăn chặn, giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm ngay từ nguồn gây ô nhiễm; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vấn đề sử dụng đất bền vững và bảo vệ môi tr−ờng cho ng−ời sử dụng đất.
b. Các biện pháp cụ thể trong công tác quản lý và sử dụng đất bao gồm: - Các biện pháp chống thoái hoá đất:
+ Để hạn chế quá trình xói mòn đất cần áp dụng các biện pháp nh−: đào
m−ơng đắp bờ trên mặt dốc; làm ruộng bậc thang; xây dựng n−ơng định canh trên đất dốc; canh tác theo ph−ơng thức nông - lâm kết hợp; trồng xen; tăng c−ờng bón phân hữu cơ; trồng cây che phủ, phát triển và bảo vệ rừng.
+ Để hạn chế quá trình mặn hoá, phèn hoá cần đầu t− xây dựng, tu bổ nâng cấp hệ thống đê ngăn mặn, hệ thống kênh m−ơng dẫn n−ớc ngọt để thau chua, rửa mặn; trồng rừng phòng hộ ven biển; bố trí cây trồng thích hợp và có tính cải tạo đất; tăng c−ờng bón phân hữu cơ, phân lân và bón vôi.
+ Đối với đất bị bạc màu cần tăng c−ờng bón phân hữu cơ, phân xanh, các loại phân khoáng với liều l−ợng thích hợp, trồng các loại cây họ đậu để cải tạo đất.
+ Đối với đất bị khô hạn, lầy hoá và ngập úng cần phát triển hệ thống thuỷ lợi (kênh m−ơng t−ới, tiêu, trạm bơm...), sử dụng các loại giống cây trồng thích hợp (cây chịu hạn đối với đất khô hạn, cây thân cao đối với đất ngập úng)...
- Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đất:
+ Giám sát, kiểm tra chặt chẽ chất l−ợng nguồn n−ớc thải, việc đổ bỏ chất thải rắn.
+ Giám sát việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV bằng các thể chế và biện pháp khuyến khích.
+ Đối với các khu vực đất bị ô nhiễm do tồn d− của các kho thuốc BVTV (xã Thạch Vĩnh, Thạch Đồng) cần di chuyển các hộ dân đang sinh sống ra khỏi các khu vực này, đồng thời từng b−ớc khắc phục giảm thiểu l−ợng thuốc BVTV tồn l−u trong đất bằng các biện pháp kỹ thuật.
- Trên cơ sở QHSDĐ của huyện đã đ−ợc xây dựng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nghiêm cấm việc tự ý chuyển đổi mục đích không theo quy hoạch, phá vỡ quy hoạch... Đồng thời cần triển khai việc lập QHSDĐ đối với các xã điều tra, quản lý, tổ chức việc sử dụng đất theo quy hoạch. Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý Nhà n−ớc về đất đai nh− công tác điều tra, đánh giá, phân hạng đất; thống
kê, kiểm kê đất đai; cấp GCNQSDĐ...
6. Nội dung, ph−ơng pháp, các chỉ tiêu và công tác tổ chức triển khai điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất b−ớc đầu đ−ợc đề xuất nh− sau:
- Trình tự, nội dung điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất gồm 5 b−ớc chính, đó là: Công tác chuẩn bị; Khảo sát, thu thập các thông tin cơ bản; Điều tra, phỏng vấn và lấy mẫu phân tích; Phân tích mẫu, xử lý, tổng hợp các số liệu, tài liệu và kết quả phân tích mẫu; Xây dựng cơ sở dữ liệu (dữ liệu số liệu, dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bản đồ) và viết báo cáo.
- Các ph−ơng pháp điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất: Ngoài các ph−ơng pháp th−ờng quy nh− ph−ơng pháp kế thừa, ph−ơng pháp chuyên gia, ph−ơng pháp tiếp cận hệ thống, ph−ơng pháp phân tích, thống kê, nội suy..., trong quá trình điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất cần áp dụng 2 ph−ơng pháp mang tính cơ bản đó là: ph−ơng pháp điều tra ngoài thực địa (gồm ph−ơng pháp điều tra phỏng vấn, ph−ơng pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu) và ph−ơng pháp phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Hệ thống chỉ tiêu điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất gồm: các chỉ tiêu trực giác (hình thái lớp đất mặt, màu sắc đất...), các chỉ tiêu vật lý (độ xốp, thành phần cơ giới...), các chỉ tiêu hoá học (pH, CEC...) và các chỉ tiêu sinh học (vi sinh vật đất, các bon hữu cơ...).
- Tiêu chuẩn đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất đ−ợc áp dụng theo hệ thống tiêu chuẩn quy định trong các văn bản nh−: Dự thảo tiêu chuẩn chất l−ợng môi tr−ờng đất Việt Nam 2002; Tiêu chuẩn Việt Nam 7209-2002; Tiêu chuẩn Việt Nam 5941-1995, 5942-1995, 5943-1995, 5944-1995, 5945-1995; Tiêu chuẩn Việt Nam TCCP 505 BYT/QĐ. Ngoài ra còn có thể tham khảo tiêu chuẩn của một số n−ớc nh−: Tiêu chuẩn của Anh - 1979, Tiêu chuẩn của Canada - 1997... - Để tổ chức triển khai công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan chuyên môn với các ban ngành địa ph−ơng và ng−ời sử dụng đất.
5.2. Đề nghị
- Để quản lý đất đai một cách toàn diện, sử dụng đất có hiệu quả cao, ngoài việc quản lý, cập nhật th−ờng xuyên về mặt số l−ợng diện tích, cần đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất nhằm nắm chắc thực trạng chất l−ợng đất để đ−a ra ph−ơng án sử dụng đất hợp lý, bền vững, phù hợp với điều kiện đất đai.
- Để có thể đ−a ra h−ớng dẫn hoàn chỉnh về nội dung, ph−ơng pháp và hệ thống chỉ tiêu điều tra, đánh giá hiện trạng môi tr−ờng đất cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm trên các địa bàn khác.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài Nguyên và Môi tr−ờng (2003), Hiện trạng môi tr−ờng Việt Nam năm 2003, Hà Nội.
2. Cục Môi tr−ờng (2002), H−ớng dẫn đảm bảo chất l−ợng/kiểm soát chất l−ợng trong quan trắc và phân tích môi tr−ờng đất, Hà Nội. 3. Võ Tử Can (1997), Nghiên cứu tác động của một số chính sách đến
sử dụng đất đai và bảo vệ môi tr−ờng, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng cục Địa chính, Hà Nội.
4. Cơ sở khoa học môi tr−ờng (2000), NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 5. Chính phủ n−ớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Báo
cáo Quy hoạch sử dụng đất cả n−ớc đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2005, Hà Nội.
6. Đất và môi tr−ờng (2000), NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Đất Việt Nam, Hà Nội.
8. Hội Khoa học đất Việt Nam (1998), Khoa học đất. No 10, Hiện trạng môi tr−ờng đất ở Việt Nam thông qua việc nghiên cứu các kim loại nặng, Hà Nội.
9. Hội Khoa học đất Việt Nam (2000), Khoa học đất. No13, Môi tr−ờng hoá học đất và việc đánh giá mức độ suy giảm môi tr−ờng đất, Hà Nội.
10. Hội Khoa học đất Việt Nam (2002), Tạp chí khoa học đất, Hà Nội. 11. Lê Văn Khoa (1995), Môi tr−ờng và ô nhiễm, NXB giáo dục, Hà
Nội.
12. Trần Khải, Lê Thái Bạt (2000), Hiện trạng môi tr−ờng đất Việt Nam,
Hà Nội.
13. Niên giám Thống kê năm 2003 (2004), NXB Thống kê, Hà Nội. 14. Môi tr−ờng và ô nhiễm (1995), NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Phòng Địa chính huyện Thạch Hà (2003), Báo cáo tổng kết công
tác địa chính năm 2003 huyện Thạch Hà.
16. Sở Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng Hà Tĩnh (2000), Báo cáo hiện trạng môi tr−ờng tỉnh Hà Tĩnh năm 2000.
17. Sở Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng Hà Tĩnh (2001), Báo cáo tham luận hội nghị tổng kết ngành KHCN-MT Hà Tĩnh năm 2001.
18. Sở Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng Hà Tĩnh (2001), Báo cáo đánh giá tác động môi tr−ờng - Công ty khai thác, chế biến và xuất khẩu Hà Tĩnh.
19. Trung tâm Điều tra Quy hoạch đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi tr−ờng (2004), Báo cáo điều tra đánh giá tổng quan thực trạng môi tr−ờng đất Việt Nam, Hà Nội.
20. Thuốc bảo vệ thực vật (1999), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
21. Tổng cục Tiêu chuẩn đo l−ờng chất l−ợng (1995), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5941 : 1995 - TCVN 5942 : 1995 - TCVN 5943 : 1995