Thạch Hà và các x∙ điều tra thí điểm
4.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT - XH huyện Thạch Hà và các xã điều tra thí điểm điều tra thí điểm
(1) Đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT - XH huyện Thạch Hà
a. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Thạch Hà có vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm của tỉnh, bao gồm 43 đơn vị hành chính cấp xã với tổng DTTN 42499,74 ha.
+ Phía Bắc, Tây Bắc: giáp huyện Can Lộc. + Phía Nam, Tây Nam: giáp huyện H−ơng Khê. + Phía Đông: giáp biển Đông và huyện Cẩm Xuyên.
- Điều kiện khí hậu của huyện mang đậm sắc thái của khí hậu Hà Tĩnh với đặc tr−ng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh h−ởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, đ−ợc chia thành 2 mùa rõ rệt.
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 23,80C, cao nhất vào các tháng 6 - 7 (từ 38 - 390, cực đại đạt 40,50C). Nhiệt độ cao kết hợp với gió Lào (gió Tây Nam) khô, nóng đã dẫn đến hiện t−ợng hạn hán nghiêm trọng, gây ảnh h−ởng xấu đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Ngoài ra, hàng năm Thạch Hà còn chịu ảnh h−ởng trực tiếp của các cơn bão mang theo m−a lớn gây lũ lụt, tập trung vào các tháng 9 - 10. Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió mùa Đông bắc mang theo m−a phùn và gió lạnh, nhiệt độ trung bình 19,30C, thấp nhất 8 - 100C, các xã miền núi có nơi 5 - 80C.
Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao, đạt 83,8%, cao nhất vào các tháng mùa đông, khoảng 92%.
L−ợng m−a bình quân hàng năm là 2.464 mm, cao nhất 3.492 mm, thấp nhất 897 mm, l−ợng bốc hơi bình quân 900 mm. Nhìn chung, l−ợng m−a phân
bố không đều, tập trung trong các tháng mùa m−a (từ tháng 8 - 11) với tổng l−ợng m−a chiếm tới 74% l−ợng m−a cả năm, cao nhất vào tháng 9, tháng 10. Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau, l−ợng m−a thấp, chỉ chiếm 26% tổng l−ợng m−a cả năm, thấp nhất vào tháng 2 và tháng 3.
Số giờ nắng trong năm khá cao, bình quân hàng năm có khoảng 235 ngày nắng với 1.500 - 1.700 giờ nắng, nh−ng do phân bố không đều nên vụ đông xuân th−ờng thiếu ánh sáng, trong khi vụ hè thu nắng gay gắt gây ảnh h−ởng xấu đến đất đai và sản xuất của nhân dân trong vùng.
- Địa hình của huyện khá phức tạp, vừa có núi vừa có biển, xen kẽ là các khu vực đất t−ơng đối bằng phẳng. Nhìn chung, dáng địa hình thấp dần từ Tây sang Đông với độ cao trung bình 5 m so với mặt n−ớc biển.
- Chế độ thuỷ văn của Thạch Hà chịu ảnh h−ởng trực tiếp bởi 3 con sông gồm: sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Cày và chịu tác động đậm nét của triều c−ờng (do vị trí giáp biển).
b. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên n−ớc: Trong mùa m−a, nguồn n−ớc mặt của Thạch Hà khá dồi dào (do l−ợng m−a lớn) nh−ng vào mùa khô do l−ợng m−a thấp, các sông ngắn và gần biển nên khả năng khai thác n−ớc mặt rất hạn chế. Do đó vào mùa khô, việc sử dụng n−ớc chủ yếu đ−ợc lấy từ các hồ đập thuỷ lợi (nh− hồ Kẻ Gỗ...). Tuy nhiên những năm l−ợng m−a thấp, việc trữ n−ớc ở các hồ không đủ dung tích nên khả năng cung cấp n−ớc rất khó khăn, ảnh h−ởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, nguồn n−ớc ngầm của huyện cũng khá phong phú, mực n−ớc ngầm nông song do bị nhiễm phèn nên hiện nay ch−a thể khai thác sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2003, toàn huyện hiện có 4.750,43 ha rừng (chiếm 11% DTTN), trong đó có 4.690,78 ha rừng trồng (tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồi núi) với hệ thực vật khá phong phú và đa dạng, bao gồm trên 60 họ, 400 loài dạng thân gỗ...
- Tài nguyên khoáng sản có giá trị trên địa bàn huyện bao gồm: mỏ sắt ở Thạch Khê với trữ l−ợng khoảng 540 triệu tấn (hiện đang xây dựng đề án khai thác); Emenit ở bãi cát Thạch Hội, Thạch Văn với trữ l−ợng 365.800 tấn (đang đ−ợc khai thác); mỏ đá ở Thạch Đỉnh, Thạch Bàn với diện tích khoảng 250 ha. - Tài nguyên biển, ven biển: Thạch Hà có 27 km bờ biển, có cửa Sót là một trong 4 ng− tr−ờng lớn của Hà Tĩnh với sản l−ợng hải sản đánh bắt hàng năm đạt khoảng 4.000 - 5.000 tấn. Bờ biển của huyện với những bãi cát dài, mịn và thoải rất thích hợp cho phát triển du lịch biển, bãi biển, trong đó xã Thạch Hải đã đ−ợc quy hoạch xây dựng thành khu du lịch nghỉ mát.
c. Thực trạng phát triển KT - XH
Những năm tr−ớc đây, nền kinh tế Thạch Hà chủ yếu là nông - lâm - ng− nghiệp, tuy nhiên gần đây đã có sự chuyển dịch theo h−ớng giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ng− nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ và đến năm 2003 cơ cấu kinh tế của huyện nh− sau: Nông - lâm - thuỷ sản: 58,0%; Công nghiệp - xây dựng:17,8%; Dịch vụ: 24,2%.
- Về nông - lâm - ng− nghiệp: Trong những năm qua nhờ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nên nông nghiệp của huyện đã có b−ớc tăng tr−ởng khá với tốc độ tăng bình quân 10,2%/năm. Năm 2003, sản l−ợng l−ơng thực toàn huyện đạt trên 70 ngàn tấn, bình quân l−ơng thực đầu ng−ời đạt trên 350 kg, cơ bản đáp ứng đ−ợc yêu cầu ổn định đời sống nhân dân.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ và trồng rừng cũng đã đ−ợc quan tâm đầu t−. Theo số liệu thống kê năm 2003, tổng giá trị sản l−ợng ngành lâm nghiệp của huyện đạt 4.752 triệu đồng, giảm 1,39 lần so với năm 1996. Nguyên nhân là do hạn chế việc khai thác gỗ và các lâm sản khác nhằm tăng c−ờng bảo vệ diện tích rừng hiện có.
Trong cơ cấu nội bộ ngành, khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản là thế mạnh và tiềm năng rất lớn của huyện với sản l−ợng khai thác năm 2003 đạt 5.214 tấn, tăng gấp 1,3 lần so với năm 1995, trong đó riêng sản l−ợng đánh bắt
ngoài biển đạt 4.500 tấn.
- Về CN - TTCN: Mặc dù CN - TTCN của huyện đã có những b−ớc phát triển nhất định, nh−ng nhìn chung tốc độ tăng tr−ởng còn chậm, mới chỉ đạt 6,7% năm 2003. Các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, chế biến lâm sản... tuy đã đ−ợc chú trọng song do sản xuất chủ yếu với quy mô nhỏ, d−ới hình thức tổ hợp, hộ gia đình nên phần nào đã hạn chế đến sự phát triển chung của ngành.
- Về dịch vụ - th−ơng mại: Do hạn chế về số l−ợng chủng loại mặt hàng nên các mô hình dịch vụ của huyện phát triển không đồng đều, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm nông - lâm - ng− nghiệp. Năm 2003, tốc độ tăng tr−ởng ngành dịch vụ của huyện đạt 7,2%, trong đó tăng chủ yếu vào lĩnh vực thuỷ sản.
- Về dân số, lao động và việc làm: Theo số liệu thống kê năm 2003, Thạch Hà hiện có 198.790 nhân khẩu với tỉ lệ tăng dân số 1,24%, mật độ dân số bình quân 440 ng−ời/km2 và phân bố không đều ở các xã trong huyện. Lao động của huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm trên 50% dân số), trong đó tỷ lệ lao động thiếu việc làm còn khá lớn nhất là trong những ngày nông nhàn (do tính chất thời vụ trong sản xuất nông nghiệp).
d. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, KT - XH tác động đến môi tr−ờng đất
Điều kiện tự nhiên, KT - XH có ảnh h−ởng rất lớn đến môi tr−ờng đất của huyện và đ−ợc thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Địa hình bị chia cắt bởi 3 con sông nhiễm mặn do đó đất đai của Thạch Hà bị ảnh h−ởng rất nhiều của các quá trình mặn hoá, phèn hoá.
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt và phân hoá theo mùa tác động rất lớn đến chất l−ợng đất đai của huyện. Mùa hè với không khí nóng, khô làm cho đất đai bị khô hạn, dẫn đến hiện t−ợng tích luỹ sắt, nhôm, gây thoái hoá đất. Mùa m−a, l−ợng m−a lớn, tập trung gây nên ngập úng, rửa trôi, xói mòn đất.
- Quá trình phát triển kinh tế của huyện những năm qua bên cạnh những
mặt tích cực cũng đã và đang gây áp lực lên môi tr−ờng đất do việc tăng c−ờng sử dụng các loại hoá chất (thuốc BVTV, phân bón hoá học) trong sản xuất nông nghiệp; CN - TTCN phát triển với quy mô nhỏ, d−ới hình thức tổ hợp, hộ gia đình nên khó kiểm soát đ−ợc nguồn chất thải ra môi tr−ờng đất, n−ớc. Dân số đông, đời sống ng−ời dân ch−a cao đã dẫn đến khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên đất...
(2) Đặc điểm điều kiện tự nhiên, KT - XH của các x∙ điều tra thí điểm
Ngoài những đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, KT - XH của huyện, các xã điều tra thí điểm cũng có những nét đặc thù cơ bản có liên quan đến việc đánh giá hiện trạng chất l−ợng môi tr−ờng đất, trong đó:
a. Xã Thạch Sơn
Thạch Sơn nằm ở phía Bắc và cách trung tâm huyện lỵ 7 km, vành đai bao quanh chủ yếu là sông ngòi nhiễm mặn (3 mặt giáp sông). Toàn xã hiện có 5.247 nhân khẩu với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên do sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên (chỉ có 1/3 diện tích đất nông nghiệp đ−ợc t−ới tiêu chủ động) nên đời sống nhân dân trong xã còn thấp.
Hiện tại trên địa bàn xã có 2 cơ sở đang hoạt động là xí nghiệp Đông lạnh và xí nghiệp Hoá chất. Đây là cơ hội tạo công ăn việc làm cho khoảng 200 lao động của xã nh−ng đồng thời cũng là nguồn tác động đến môi tr−ờng đất nếu không có biện pháp quản lý, xử lý các chất thải. Ngoài ra, môi tr−ờng đất của xã còn bị ảnh h−ởng của quá trình mặn hoá do một số cung đê bị xuống cấp...
b. Xã Thạch Vĩnh
Thạch Vĩnh nằm ở phía Tây của huyện Thạch Hà, cách thị xã Hà Tĩnh 7 km. Toàn xã hiện có 6.102 nhân khẩu với 1.496 hộ, trong đó chủ yếu là hộ nông nghiệp chiếm 88% (1.374 hộ). Số lao động trong độ tuổi là 2.507 ng−ời, bao gồm 75% lao động nông nghiệp và còn lại 25% là lao động trong các ngành nghề nh− dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp (xay xát, sản xuất thuốc BVTV)...
Do thuộc vùng bán sơn địa nên địa hình của xã không bằng phẳng. Điều kiện địa hình và yếu tố khí hậu bất lợi là những nguyên nhân chính ảnh h−ởng đến chất l−ợng đất đai của xã.
c. Xã Thạch Đồng
Thạch Đồng nằm ở phía Đông bắc thị xã Hà Tĩnh, địa hình khá bằng phẳng, một phần diện tích nhỏ có địa hình bậc thang. Toàn xã hiện có 3.198 nhân khẩu với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của xã, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh với tỷ trọng chiếm 55% bao gồm ngành nghề chủ yếu là sản xuất chăn, nệm, gối bông xuất khẩu.
Do phía đông giáp sông Rào Cái và điều kiện khí hậu khắc nghiệt nên đất đai của xã chịu ảnh h−ởng rất lớn của các quá trình mặn hoá, phèn hoá.