Trên thế giới, vấn đề môi tr−ờng đ−ợc nghiên cứu và thực thi rất sớm. Từ những năm cuối của thập kỷ 50 và thập kỷ 60, vấn đề môi tr−ờng đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì trên thế giới suy thoái môi tr−ờng ngày càng gia tăng. Tại nhiều n−ớc, luật pháp bắt buộc các tổ chức phải xem xét, tính đến các tác động môi tr−ờng trong việc đ−a ra các quyết định về phát triển KT - XH.
Do khác nhau về điều kiện tự nhiên, KT- XH... nên mỗi quốc gia đều có những quan điểm riêng trong việc nghiên cứu môi tr−ờng phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển kinh tế vùng lãnh thổ cũng nh− đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi tr−ờng nói chung và môi tr−ờng đất nói riêng. Trong đó, đáng kể gồm các n−ớc Mĩ La Tinh (Quy hoạch tổng hợp phát triển vùng, xây dựng năm 1984), Hàn Quốc (Quy hoạch tổng thể môi tr−ờng l−u vực sông Hàn, xây dựng
năm 1984), Thái Lan (Quy hoạch l−u vực hồ Songkhla, xây dựng năm 1985), Indonexia (Quy hoạch việc giám sát và khai thác tối −u tài nguyên môi tr−ờng vùng Segara Anakan giai đoạn I, xây dựng năm 1986)…
ở các n−ớc phát triển nh− Thuỵ Điển, Hà Lan, Liên bang Nga..., Chính phủ rất chú trọng đầu t− trong việc nghiên cứu môi tr−ờng, đặc biệt là ph−ơng pháp luận, hệ ph−ơng pháp và hoàn thiện công nghệ xây dựng các loại bản đồ nhằm phục vụ công tác quy hoạch môi tr−ờng đối với các vùng lãnh thổ. Các bản đồ này th−ờng đ−ợc chuẩn hoá trong hệ thống bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH các vùng lãnh thổ ở các giai đoạn khác nhau, nhằm cung cấp những thông tin chính xác, cần thiết cho quy hoạch và lập kế hoạch dài hạn khai thác hợp lý lãnh thổ, đặc biệt là dự báo, cảnh báo phòng tránh và giảm nhẹ các sự cố môi tr−ờng.
Tuy nhiên, trong hầu hết các ch−ơng trình, vấn đề môi tr−ờng th−ờng đ−ợc xem xét d−ới góc độ tổng thể hoặc đề cập sâu về lĩnh vực quy hoạch bảo vệ giảm thiểu ô nhiễm nguồn n−ớc. Trong khi đó, vấn đề môi tr−ờng đất mặc dù cũng đã đ−ợc nghiên cứu, song khả năng tiếp cận cũng nh− nội dung đề cập còn ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức. Do đó vấn đề quy hoạch bảo vệ chất l−ợng nguồn tài nguyên đất cũng còn nhiều hạn chế.
Phần 3 - Đối t−ợng, địa điểm, nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu