Kết quả nghiên cứu về mặt thổ nh−ỡng cho thấy, trên địa bàn Thạch Hà bao gồm các nhóm đất sau:
(1) Nhóm đất cát: có diện tích khoảng 12.445 ha, bao gồm:
- Đất bãi cát, cồn cát ven biển: Diện tích khoảng 8.845 ha, chiếm 20,81% DTTN, phân bố dọc theo bờ biển thành những cồn cát cao, tập trung chủ yếu ở các xã Thạch Long, Thạch Hạ, Thạch Vĩnh, Thạch L−u, Thạch Việt và Việt Xuyên. Đất đ−ợc hình thành nhờ quá trình bồi tụ của trầm tích biển, có thành phần cơ giới thô, hàm l−ợng dinh d−ỡng thấp, đ−ợc sử dụng chủ yếu để trồng rừng phòng hộ và bố trí đất ở.
- Đất cát pha, cát nhẹ: Diện tích khoảng 3.600 ha, chiếm 8,47% DTTN, phân bố ở các xã Thạch Sơn, Việt Xuyên, Thạch Long, Thạch Mỹ, Thạch Bằng, Thạch Đỉnh, Thạch Châu, Thạch Lạc, Thạch Hải. Địa hình chủ yếu là vàn, vàn cao và cao, đất t−ơng đối bằng phẳng, có thành phần cơ giới nhẹ, th−ờng là cát pha. Loại đất này đ−ợc cải tạo để trồng lúa và các loại rau màu.
(2) Nhóm đất phèn: Diện tích khoảng 600 ha với đặc tr−ng phèn ít và trung bình, phân bố ở l−u vực sông Nghèn, sông Cày, sông Rào Cái tại các xã
Thạch Mỹ, Thạch Sơn, Thạch Long, Thạch Th−ợng, Thạch Đồng, Thạch Môn, Thạch Kênh, T−ợng Sơn, Thạch Hạ, Hộ Độ. Loại đất này đ−ợc sử dụng để trồng lúa nh−ng do phần lớn bị ngập úng nên chỉ trồng đ−ợc một vụ, chủ yếu thích hợp cho nuôi trồng thuỷ sản.
(3) Nhóm đất mặn: Diện tích khoảng 863 ha, tuỳ theo mức độ nhiễm mặn nhóm đất này đ−ợc phân thành:
- Đất mặn nhiều: Là sản phẩm phù sa của các sông và th−ờng xuyên chịu ảnh h−ởng của thuỷ triều, phân bố ở các cửa sông, bãi bồi thuộc xã Thạch Kim, Thạch Bàn, Hộ Độ. Loại đất này hiện đang đ−ợc sử dụng để trồng 1 vụ lúa chiêm xuân, làm muối và nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất mặn trung bình và ít: Phân bố ở các khu vực tiếp giáp với đất phù sa bên trong vùng đất mặn nhiều, ít chịu ảnh h−ởng của thuỷ triều thuộc các xã Thạch Hạ, Thạch Môn, Hộ Độ, Thạch Long. Cây trồng chính là lúa 2 vụ, cá biệt ở một số khu vực trũng ngập n−ớc chỉ cấy đ−ợc 1 vụ lúa chiêm xuân.
(4) Nhóm đất phù sa: Diện tích 12.681 ha, chiếm 29,84% tổng DTTN, bao gồm:
- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích khoảng 10.527 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Bắc Sơn, Thạch Vĩnh, Thạch L−u, Thạch Đài, Thạch Xuân, Nam H−ơng, Thạch Điền, Thạch Thắng, Thạch Hội. Do quá trình ngập n−ớc và khô hạn xen kẽ nhau nên trong tầng đất th−ờng tích luỹ các hợp chất sắt, nhôm làm cho đất có màu loang lổ đỏ vàng, có nơi đã xuất hiện kết von ở tầng tích tụ. Loại đất này đ−ợc sử dụng để trồng 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa - 1 vụ màu, song năng suất thấp vì th−ờng bị khô hạn vào mùa khô.
- Đất phù sa cũ bạc màu có sản phẩm feralit: Phân bố dọc s−ờn núi vùng Trà Sơn ở các xã vùng phía Tây của huyện với diện tích 2.154 ha. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác mỏng, dễ rửa trôi, khó cải tạo, chủ yếu thích hợp cho trồng hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
(5) Nhóm đất đỏ: Đ−ợc hình thành trên đá phiến sét, địa hình dốc, có
màu đỏ vàng điển hình. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét với diện tích khoảng 860 ha, phân bố ở thị trấn nông tr−ờng Thạch Ngọc, Thạch Xuân, Nam H−ơng, Thạch Điền. Nhìn chung, loại đất này có tầng dày thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây dài ngày.
(6) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích khoảng 8.000 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Thạch Điền, Nam H−ơng, Thạch Xuân, Thạch Vĩnh. Đây là đất Feralit bị xói mòn rửa trôi, tầng đất mỏng trơ sỏi đá, hàm l−ợng dinh d−ỡng rất thấp, thích hợp để phát triển lâm nghiệp, trồng cây che phủ đất.