Kết quả nghiên cứu cho thấy, tài nguyên đất của Hà Tĩnh bị thoái hoá nghiêm trọng, đặc biệt là ở các vùng đồi núi. Nguyên nhân là do phá rừng bừa bãi, khai thác đất thâm canh theo s−ờn dốc dẫn đến rửa trôi lớp đất mặt, làm
cho đất bị xói mòn, bạc màu, chai cứng... Toàn tỉnh, trung bình mỗi năm có khoảng 1000 - 1500 ha đất bị thoái hoá, tập trung chủ yếu ở vùng đồi núi (chiếm 73%), diện tích còn lại (27%) xuất hiện ở các khu vực đất trồng lúa.
Bảng 3: Hiện trạng suy thoái đất ở tỉnh Hà Tĩnh
Các loại hình thoái hoá Diện tích thoái hoá (ha)
1. Đất xói mòn trơ sỏi đá 151.310
2. Đất bạc màu 21.945
3. Đất thoái hoá, chai cứng 20.000
4. Đất nhiễm mặn 5.593
Nguồn: Sở Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng Hà Tĩnh (2000), Báo cáo hiện trạng môi tr−ờng tỉnh Hà Tĩnh năm 2000
Bên cạnh đó, quá trình xói lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh cũng diễn ra khá nghiêm trọng. Những năm gần đây do lũ lụt xảy ra th−ờng xuyên với c−ờng độ mạnh đã làm xói lở trung bình mỗi năm khoảng 2.800 m chiều dài bờ sông (chiều rộng khoảng 30 m), tập trung ở các xã vùng ven sông La, sông Lam (mất hơn 140 ha đất do xói lở). Ngoài ra, do ảnh h−ởng của sóng biển và thuỷ triều nên hiện t−ợng xói lở bờ biển cũng th−ờng xảy ra nh− ở Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh... nhất là trong mùa m−a bão, đồng thời gây nên hiện t−ợng nhiễm mặn đất ở các khu vực ven biển.
Mặt khác, do diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu ng−ời thấp (776,4 m2/ng−ời) cùng với xu thế giảm độ phì của đất đã dẫn đến việc gia tăng sử dụng các loại phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng tr−ởng trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng. C−ờng độ sử dụng phân hoá học NPK ngày càng tăng, bình quân thời kỳ 1980 - 1985 là 62,7 kg/ha, 1991 - 1995 là 73,5 kg/ha và đến 1996 - 2000 là 76,2 kg/ha. ở các vùng sản xuất thâm canh, con số này còn gấp tới 5 - 6 lần (405 kg/ha).
Việc lạm dụng các hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho môi tr−ờng đất bị thoái hoá với các biểu hiện nh−: đất bị chai cứng, chua đất, thay
đổi cân bằng dinh d−ỡng giữa đất và cây trồng, làm suy giảm nhiều loài sinh vật có ích..., tập trung ở H−ơng Khê, H−ơng Sơn và các vùng trũng của tỉnh.
Hiện nay trên địa bàn Hà Tĩnh còn tồn l−u một số kho cất giữ thuốc trừ sâu trong thời kỳ chiến tranh (Cẩm Xuyên, Can Lộc, Thạch Hà, H−ơng Khê, Đức Thọ...), đặc biệt là kho thuốc tại xã Thạch L−u (huyện Thạch Hà), Vĩnh Lộc (huyện Can Lộc) làm ảnh h−ởng khá nghiêm trọng đến môi tr−ờng đất, n−ớc, không khí của các khu vực cộng đồng dân c− trong vùng.
Đồng thời, với sự hoạt động của gần 100 cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản (chủ yếu là khai thác titan, đá, cát, cuội, sỏi, đất sét làm gạch, ngói, sản xuất xi măng, tấm lợp vô cơ...) đã gây nên hiện t−ợng ô nhiễm môi tr−ờng đất, n−ớc, không khí ở các vùng xung quanh do ch−a làm tốt công tác thu gom và xử lý chất thải.