Xuất một số kiến nghị, giải pháp cho vấn đề về môi tr−ờng đất ở huyện Thạch Hà

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu hiện trạng môi trường đất phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất đai ở huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 76)

III. Đất ch−a có biểu hiệ nô

4.3.1. xuất một số kiến nghị, giải pháp cho vấn đề về môi tr−ờng đất ở huyện Thạch Hà

huyện Thạch Hà

(1) Đánh giá chung về các giải pháp liên quan đến môi trờng đất hiện nay trên địa bàn huyện

Hà Tĩnh là một trong những địa ph−ơng đi đầu trong cả n−ớc về tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi tr−ờng địa ph−ơng. Đối với các vấn đề liên quan đến môi tr−ờng đất, Hà Tĩnh đã đ−a ra nhiều giải pháp để quản lý, bảo vệ môi tr−ờng đất và đ−ợc thực thi trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có huyện Thạch Hà. Các giải pháp đó bao gồm:

- Nghiên cứu về các biện pháp chống bồi lắng, xói mòn, rửa trôi, chống thoái hoá đất.

- Thực hiện các ch−ơng trình khuyến nông, IPM, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất đai và điều kiện sinh thái từng vùng với mục tiêu tăng độ che phủ và cải tạo đất.

- Kiểm tra mức độ ô nhiễm do các hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ra, đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh xây dựng mới chỉ có thể đ−ợc triển khai khi đã đầy đủ các thủ tục pháp lý, có giấy phép xử lý môi tr−ờng bảo đảm tiêu chuẩn môi tr−ờng Việt Nam đ−ợc cơ quan quản lý môi tr−ờng địa ph−ơng thẩm định và xác nhận.

Các giải pháp trên mặc dù cũng đã đem lại một số kết quả nhất định đối với môi tr−ờng đất của huyện (nh− tăng độ che phủ, chất l−ợng đất ít nhiều đ−ợc cải thiện...) nh−ng từ kết quả điều tra cho thấy những vấn đề về môi tr−ờng đất vẫn còn nhiều tồn tại, cần tiếp tục có các biện pháp khắc phục, đó là:

- Ô nhiễm đất, n−ớc do hoạt động sản xuất CN - TTCN vẫn rất nghiêm trọng.

- Các nguy cơ ô nhiễm, thoái hoá đất do canh tác, sử dụng đất không hợp lý, lạm dụng hoá chất BVTV... có xu h−ớng ngày càng gia tăng.

- Một số nguồn gây ô nhiễm đất (kho thuốc BVTV) hiện vẫn ch−a có biện pháp giải quyết cụ thể.

(2) Đề xuất một số biện pháp chung nhằm giảm thiểu tác động đến môi trờng đất của huyện

Để khắc phục, hạn chế những tác động đến môi tr−ờng đất đối với các địa bàn điều tra thí điểm nói riêng cũng nh− cả huyện Thạch Hà nói chung cần áp dụng những giải pháp mang tính định h−ớng cơ bản sau:

- áp lực của sự phát triển dân số và KT - XH đối với tài nguyên đất đai không chỉ xảy ra riêng trên địa bàn điều tra huyện Thạch Hà. Vì vậy việc điều hoà giữa phát triển dân số và áp lực tăng tr−ởng về kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc sử dụng đất lâu bền là một giải pháp tất yếu trong chiến l−ợc bảo vệ môi tr−ờng đất của huyện.

- Hiện nay trên địa bàn nghiên cứu, diện tích các loại đất bị ô nhiễm, thoái hoá chiếm tỷ lệ đáng kể so với diện tích đất tự nhiên. Để phục hồi độ phì nhiêu của đất, giảm thiểu sự ô nhiễm cần đẩy mạnh việc nghiên cứu các ch−ơng trình cải tạo, bồi bổ và bảo vệ môi tr−ờng đất. áp dụng tổng hợp các biện pháp sinh học, biện pháp công trình và đầu t− thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu nhằm bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất có hiệu quả.

- Đa dạng hoá sản phẩm, không sản xuất l−ơng thực ở những vùng đất không thích hợp. Gắn cuộc sống của các hộ nông dân với ph−ơng thức sản xuất thâm canh bền vững, chống thoái hoá đất. Khuyến khích trồng rừng đi đôi với bảo vệ rừng, ngăn chặn hiệu quả việc khai thác rừng bừa bãi.

- Ngăn chặn, giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm đất ngay từ nguồn gây ô nhiễm là giải pháp chung cho bất kỳ vấn đề ô nhiễm nào. Để hạn chế, ngăn chặn những vấn đề về môi tr−ờng đất ở địa bàn điều tra huyện Thạch Hà tr−ớc hết các cơ sở sản xuất phải có thiết bị xử lý chất thải và xử lý triệt để, đạt tiêu chuẩn cho phép tr−ớc khi thải ra bên ngoài. Đồng thời chất thải phải đ−ợc đổ đúng nơi quy định, cấm đổ bỏ bừa bãi ra môi tr−ờng xung quanh.

- Việc sử dụng đất bền vững cần dựa trên cơ sở quy hoạch, đảm bảo lợi ích tr−ớc mắt và lâu dài của ng−ời sử dụng đất và cộng đồng. Hiện nay Thạch Hà mới chỉ xây dựng đ−ợc QHSDĐ của toàn huyện, các xã điều tra thí điểm ch−a lập QHSDĐ. Vì vậy một giải pháp chung không thể thiếu đối với việc bảo vệ môi tr−ờng đất là cần tiến hành xây dựng QHSDĐ của các xã điều tra thí điểm, tạo hành lang pháp lý trong việc quản lý và khai thác sử dụng đất.

- Tình hình chung ở các địa bàn điều tra nói riêng cũng nh− huyện Thạch Hà nói chung là việc thiếu các cơ sở dữ liệu, tài liệu về môi tr−ờng đất. Do đó, cần đẩy mạnh việc thu thập dữ liệu, thông tin về môi tr−ờng, thiết lập các tổ chức quản lý, các trạm quan trắc môi tr−ờng ở các địa bàn quan trọng nhằm theo dõi, đánh giá chính xác thực trạng và diễn biến của các vấn đề ô nhiễm, thoái hoá đất.

- Để sử dụng đất bền vững góp phần bảo vệ môi tr−ờng thì việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc sử dụng đất lâu bền và vấn đề bảo vệ môi tr−ờng cho ng−ời sử dụng đất là vô cùng cần thiết. Việc tổ chức các khoá đào tạo, tham quan để trao đổi kinh nghiệm về sử dụng đất bền vững, nâng cao kiến thức về công nghệ, quản lý và h−ớng dẫn thực hiện luôn là những giải pháp hữu ích cho các vấn đề môi tr−ờng nói chung và môi tr−ờng đất nói riêng. Hình thức thực hiện giải pháp này đối với các địa bàn điều tra có thể đ−ợc thực hiện kết hợp trong các hoạt động chung của huyện và của tỉnh.

(3) Kiến nghị các giải pháp cụ thể trong công tác quản lý và sử dụng đất đai của huyện nhìn từ góc độ môi trờng

a. Các giải pháp chống thoái hoá đất: Nhằm giảm thiểu các vấn đề thoái hoá đất trên địa bàn huyện cũng nh− các xã điều tra thí điểm cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

- Biện pháp chống xói mòn đất:

+ Hiện nay ở một số khu vực bị xói mòn, rửa trôi việc đào m−ơng, đắp

bờ trên mặt dốc, làm ruộng bậc thang để hạn chế tốc độ dòng chảy, giảm tốc độ xói mòn đã đ−ợc áp dụng rất có hiệu quả. Do đó, để góp phần hạn chế vấn đề xói mòn đất, biện pháp này vẫn nên đ−ợc phát huy sử dụng.

+ Một trong những nguyên nhân khác gây xói mòn, rửa trôi đất là do việc chặt phá rừng bừa bãi ở khu vực đồi núi. Vì vậy việc bảo vệ rừng, thảm thực vật còn sót lại và trồng bổ sung cây rừng theo kiểu rừng hỗn giao nhiều tầng làm giảm tốc độ dòng chảy là biện pháp quan trọng ngăn xói mòn và sụt lở đất.

+ Trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế vấn đề khai thác đất thâm canh không bền vững theo s−ờn dốc, xây dựng n−ơng định canh trên đất dốc. Khi canh tác ở khu vực đất dốc cần phải làm đất, gieo trồng theo đ−ờng đồng mức. Trồng cây che phủ, phủ đất bằng cỏ rác, áp dụng ph−ơng thức canh tác nông lâm kết hợp, trồng xen cây ngắn ngày với cây lâu năm, cây phân xanh xen với cây trồng chính.

+ Th−ờng xuyên bón phân đầy đủ (đặc biệt là phân hữu cơ) cho cây trồng, tăng c−ờng xới xáo làm xốp đất, tăng độ thấm của đất, giữ ẩm cho đất.

- Biện pháp hạn chế quá trình mặn hoá, phèn hoá môi tr−ờng đất:

+ Do Thạch Hà nằm ở khu vực ven biển nên các vấn đề nhiễm mặn, nhiễm phèn xảy ra khá phổ biến. Một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề nhiễm mặn, nhiễm phèn ở địa bàn nghiên cứu là do đê biển xuống cấp (hệ thống đê biển đ−ợc xây dựng từ những năm 1974). Do vậy cần phải th−ờng xuyên tu bổ, nâng cấp hệ thống đê ngăn n−ớc mặn, xây dựng hệ thống kênh m−ơng dẫn n−ớc ngọt để thau chua rửa mặn.

+ Trồng các dải rừng phòng hộ để chắn cát và gió, hạn chế tác động của triều c−ờng.

+ Căn cứ vào đặc điểm đất đai, xây dựng hệ thống cây trồng thích hợp và có tính cải tạo đất (nh− các loại cây họ đậu...).

+ Tăng c−ờng dùng phân hữu cơ, bón vôi và lân để cải tạo đất, đồng thời tận dụng hiện t−ợng đối kháng ion để hạn chế độ độc của một số ion đối

với cây trồng. Ví dụ K+ đối kháng với Na+ nên nếu trong n−ớc t−ới có hoà thêm K+ sẽ hạn chế tính độc do d− thừa Na+ trong đất, dùng Ca2+ thay thế Na+...

- Biện pháp chống khô hạn, ngập úng đất: Nguyên nhân gây khô hạn, ngập úng chủ yếu ở các địa bàn điều tra huyện Thạch Hà là do điều kiện đất đai (địa hình), khí hậu khắc nghiệt (mùa khô l−ợng m−a thấp gây hạn hán, mùa m−a l−ợng m−a lớn tập trung gây úng ngập). Để giải quyết vấn đề này cần tăng c−ờng phát triển hệ thống thuỷ lợi (xây dựng hệ thống kênh m−ơng t−ới, tiêu, trạm bơm), đồng thời đẩy mạnh công tác trồng rừng, phục hồi rừng, sử dụng các giống cây trồng chịu hạn, chịu úng, đặc biệt là các giống cây bản địa phù hợp với hệ thống nông lâm nghiệp.

- Biện pháp cải tạo đất bạc màu: Đối với đất bị bạc màu cần tăng c−ờng bón phân hữu cơ, phân xanh, các loại phân khoáng với liều l−ợng thích hợp, trồng các loại cây họ đậu để cải tạo đất...

b. Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi tr−ờng đất: Đối với vấn đề ô nhiễm trên địa bàn điều tra, nguyên nhân chủ yếu là do chất thải CN - TTCN, l−u giữ thuốc BVTV. Vì vậy, ngoài các giải pháp mang tính kỹ thuật cụ thể, cần l−u ý một số vấn đề sau:

- Đầu t− mới, nâng cấp th−ờng xuyên các thiết bị xử lý chất thải trong các cơ sở sản xuất nhằm xử lý chất thải, n−ớc thải, khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép về vệ sinh môi tr−ờng tr−ớc khi xả ra bên ngoài. Giám sát, kiểm tra chặt chẽ chất l−ợng nguồn n−ớc thải, việc đổ bỏ chất thải rắn...

- Di chuyển các hộ dân đang sinh sống ra khỏi vùng đất bị ô nhiễm do tồn d− của các kho thuốc BVTV, bố trí đất ở mới cho các hộ này ở các khu vực có môi sinh tốt. Đồng thời bằng các biện pháp kỹ thuật từng b−ớc khắc phục, giảm thiểu l−ợng thuốc BVTV tồn l−u trong đất...

- Giám sát việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV bằng các thể chế và biện pháp khuyến khích:

+ Hiện nay l−ợng phân hoá học sử dụng trong canh tác nông nghiệp ở

các địa bàn nghiên cứu không cao, song do đặc điểm khí hậu và tính chất đất của các địa bàn này nên đã làm giảm hiệu quả sử dụng phân hoá học. Do đó trong việc sử dụng phân bón cần có sự kết hợp hài hoà giữa sử dụng phân hoá học và phân hữu cơ.

+ Sử dụng thuốc BVTV một cách chọn lọc, hợp lý, đúng quy trình kỹ thuật, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.

Ngoài các biện pháp cụ thể nêu trên, để sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất của các địa bàn điều tra, không thể thiếu việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy hoạch. Do đó cần triển khai thực hiện việc lập QHSDĐ đối với các địa bàn này trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng đất đai và định h−ớng sử dụng đất.

Đồng thời trên cơ sở QHSDĐ của huyện đã đ−ợc xây dựng, giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nghiêm cấm việc tự ý chuyển đổi mục đích không theo quy hoạch, phá vỡ quy hoạch... Bên cạnh đó, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý Nhà n−ớc về đất đai nh− công tác điều tra, đánh giá, phân hạng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giao đất (đặc biệt là đối với đất lâm nghiệp), cấp GCNQSDĐ...

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu hiện trạng môi trường đất phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất đai ở huyện thạch hà tỉnh hà tĩnh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)