Ảnh h−ởng của môi tr−ờng đến năng suất và chất l−ợng sữa của bò

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, chất lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai f1, f2 nuôi tai ba vì trong mùa hè (Trang 77 - 82)

4. Kết quả và thảo luận

4.4.2.ảnh h−ởng của môi tr−ờng đến năng suất và chất l−ợng sữa của bò

Phân tích mối quan hệ giữa năng suất và chất l−ợng sữa của bò F1, F2 nuôi tại các nông hộ ở Ba vì với các chỉ tiêu nhiệt độ, ẩm độ và THI bằng các

thuật toán thống kê: t−ơng quan và phân tích ph−ơng sai, chúng tôi có kết quả ở bảng 8.

Kết quả ở bảng 8 cho thấy: nhiệt độ chuồng nuôi trung bình (NĐCNTB), ẩm độ chuồng nuôi trung bình (AĐCNTB), THI chuồng nuôi (THICNTB), nhiệt độ môi tr−ờng trung bình (NĐMTTB), ẩm độ môi tr−ờng trung bình (AĐMTTB), THI môi tr−ờng 13h (THIMT13 h), THI môi tr−ờng 17h (THIMT17 h), THI môi tr−ờng trung bình (THIMTTB) có ảnh h−ởng đến năng suất sữa của bò F1 và F2, nh−ng mức độ ảnh h−ởng là khác nhau. Xu h−ớng chung là nhiệt độ, ẩm độ, THI của môi tr−ờng và chuồng nuôi ảnh h−ởng đến năng suất sữa của bò F1 ít hơn và với c−ờng độ nhẹ hơn ảnh h−ởng này ở bò F2.

Trong 10 hệ số t−ơng quan tính đ−ợc giữa các chỉ tiêu nhiệt độ, ẩm độ, THI của môi tr−ờng và chuồng nuôi với năng suất sữa của bò, có 5 hệ số t−ơng quan thuộc về F1, và 5 hệ số t−ơng quan thuộc về F2 (Bảng 8).

C−ờng độ của hệ số t−ơng quan và độ tin cậy của hệ số t−ơng quan cho thấy rõ là nhiệt độ, ẩm độ, THI của môi tr−ờng và chuồng nuôi ảnh h−ởng đến năng suất sữa của bò F2 với c−ờng độ mạnh hơn ở bò F1 (Bảng 8). Trong khi năng suất sữa trung bình của bò F1 chỉ có 5 t−ơng quan âm rất yếu và không đáng tin cậy về mặt thống kê với nhiệt độ chuồng nuôi trung bình (NĐCNTB), ẩm độ chuồng nuôi trung bình (AĐCNTB) và THI chuồng nuôi trung bình (THICNTB), ẩm độ môi tr−ờng trung bình (AĐMTTB) và THI môi tr−ờng trung bình (THIMTTB) (r = - 0,015 đến - 0,249, P = 0,143 đến 0,931) thì năng suất sữa trung bình của bò F2 có 5 t−ơng quan âm với c−ờng độ cao hơn chút ít từ (thấp đến trung bình) (r = - 0,153 đến - 0,402) và đáng tin cậy hơn (P = 0,37 đến 0,02) với ẩm độ chuồng nuôi trung bình (AĐCNTB), nhiệt độ môi tr−ờng trung bình (NĐMTTB), THI môi tr−ờng 13 h trung bình (THIMT13 h),

THI môi tr−ờng 17 h trung bình (THIMT17 h) và THI môi tr−ờng trung bình (THIMTTB) (Bảng 8).

Bảng 8: Hệ số t−ơng quan giữa năng suất sữa ngày (kg) của bò F1, F2 với các chỉ tiêu nhiệt độ, ẩm độ và THI.

Năng suất sữa trung bình

Chỉ tiêu Bò r P NĐCNTB F1 - 0,056 0,747 NĐCNTB F2 - AĐCNTB F1 - 0,015 0,931 AĐCNTB F2 - 0,197 0,25 THICNTB F1 - 0,077 0,657 THICNTB F2 - - NĐMTTB F1 - - NĐMTTB F2 - 0,402 0,02 AĐMTTB F1 0,077 0,656 AĐMTTB F2 - - THIMT13 h F1 THIMT13 h F2 - 0,348 0,04 THIMT17 h F1 THIMT17 h F2 - 0,307 0,07 THIMTTB F1 - 0,249 0,143 THIMTTB F2 - 0,153 0,37

Một điều lý thú ở đây là tất cả các t−ơng quan đều là t−ơng quan âm. Các t−ơng quan này cho thấy stress nhiệt ở bò sữa đã làm giảm năng suất sữa của bò sữa.

Trong số các t−ơng quan tính đ−ợc t−ơng quan giữa năng suất sữa trung bình của bò F2 và nhiệt độ môi tr−ờng trung bình (NĐMTTB) ở mức trung bình và đáng tin cậy về mặt thống kê (r = - 0,402, P < 0,05) cho thấy nhiệt độ môi tr−ờng có ảnh h−ởng đến 40 % các dao động về năng suất sữa của bò F2 nuôi tại các nông hộ ở Ba vì, Hà tây.

Phân tích mối quan hệ giữa vật chất khô thức ăn thô ăn vào (VCKTATHOAV) và năng suất sữa chúng tôi thấy: năng suất sữa có quan

hệ kiểu một hàm bậc hai (parabon) với vật chất khô thức ăn thô ăn vào. Quan hệ này khá chặt chẽ (r = 0,6542; P < 0,001). Ph−ơng trình biểu diễn mối quan hệ này nh− sau:

Sữa = -7,10534 + 0,700160 VCKTATHOAV - 0.0062718 VCKTATHOAV2

40 50 60 70 10.0 10.5 11.0 11.5 12.0 12.5 VCKTATHOAV N ăng s u ấ t s ữ a bò F 1

Sữa = -7,10534 + 0,700160 VCKTATHOAV - 0.0062718 VCKTATHOAV**2 r = 0,6542; P < 0,001

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi về ảnh h−ởng của stress nhiệt đến năng suất sữa ở bò F1, F2 cũng phù hợp với một số nghiên cứu ngoài n−ớc.

Theo Mc Dowell và cộng sự., (1976) [81] yếu tố môi tr−ờng tạo ra 50% biến động về năng suất sữa trong mùa hè và bò sẽ cho sữa ít hơn trong điều kiện stress nhiệt (16,5 lít so với 20 lít) (p < 0,01) (Schneider và cộng sự.,

1988) [102]. Theo Frank Wierma (1990) [44] trong điều kiện nhiệt độ cao bò thích nghi bằng cách điều chỉnh nhiệt độ qua các chức năng khác nhau nh− sản suất sữa, phát triển và sinh sản. Đây là lý do chính làm cho bò giảm năng suất sữa. Sự giảm năng suất sữa xảy ra khi nhiệt độ môi tr−ờng quá 800F (26,70C) hoặc chỉ số stress nhiệt v−ợt quá 72 (Collier và cộng sự., 1982) [32]. Theo Beede và cộng sự., (1985) [23] năng suất sữa của bò trong mùa hè giảm 10 - 20%, trong mùa hè bò giảm cả số ngày cho sữa và sản l−ợng sữa. Sản l−ợng mùa hè sữa thấp hơn 10% so với mùa xuân (p < 0,01) (Umberto và cộng sự.,

2002) [117]. Theo Schneider và cộng sự (1988) [102] trong điều kiện stress nhiệt bò cho sữa ít hơn (p < 0,01). Còn theo Beede và Collier (1986) [22] stress nhiệt có ảnh h−ởng tiêu cực đến năng suất gia súc thâm canh ở Hoa kỳ và các vùng nhiệt đới cận nhiệt đới khác. Đối với bò đang vắt sữa, nhiệt độ trên 250C làm giảm l−ợng thức ăn thu nhận do đó giảm sản l−ợng sữa và tốc độ trao đổi chất (Berman, 1968) [25]. Tất cả các đáp ứng này là để giảm nhiệt độ cơ thể (Beede và Collier, 1986) [22].

Thông th−ờng Bò Bos Taurus đáp ứng kém hơn bò Bos Indicus, bò Zebu trong môi tr−ờng nóng ẩm (Kadzere và cộng sự., 2002) [67]. Các đáp ứng với stress nhiệt phụ thuộc vào giống (Finch, 1986) [42]. Thông th−ờng bò Bos Indicus ít mẫn cảm hơn Bos Taurus, Jersey ít mẫn cản hon Holstein (Sharma và cộng sự., 1983) [106]. Có lẽ đây là lý do tại sao năng suất sữa của bò F2 (25 % máu Bos indicus) bị ảnh h−ởng bởi stress nhiệt nhiều hơn và nặng hơn năng suất sữa của bò F1 (50 % máu Bos indicus).

Nh− vậy theo chúng tôi stress nhiệt đã có ảnh h−ởng đến năng suất sữa của bò F1, F2 nuôi tại các nông hộ ở Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba vì. Tuy nhiên ảnh h−ởng này ở bò F1 là không lớn chứng tỏ khả năng thích ứng cao của chúng. Bò F2 ng−ợc lại chịu ảnh h−ởng rất rõ rệt của stress nhiệt. Tỷ lệ máu Bos indicus trong bò F1, F2 có lẽ là yếu tố chính tạo nên sự khác biệt về đáp ứng năng suất của chúng với stress nhiệt.

Tuy nhiên chất l−ợng sữa của bò F1, F2 nuôi tại các nông hộ ở Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Bavì lại không chịu ảnh h−ởng của stress nhiệt.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, chất lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai f1, f2 nuôi tai ba vì trong mùa hè (Trang 77 - 82)