nghiên cứu
3.1. đối t−ợng nghiên cứu
Đề tài đ−ợc thực hiện trên bò lai h−ớng sữa (Lai sind x Holstein Friesian) F1(50% HF), F2 (75% HF) giai đoạn đang khai thác sữa tại Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì trong mùa hè. Bò đ−ợc nuôi nhốt tại các nông hộ, có độ đồng đều về: lứa vắt sữa (lứa 3- 5), tháng vắt sữa (từ tháng thứ 2 - 4) và năng suất sữa.
3.2. thời gian và địa điểm nghiên cứu nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ 01 tháng 05 năm 2005 đến 31 tháng 7 năm 2005.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Các trang trại nuôi bò sữa thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Tây.
+ Phòng phân tích - Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì. + Bộ môn Nghiên cứu bò - Viện Chăn nuôi.
+ Phòng phân tích - Viện Chăn nuôi.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài này chúng tôi tiến hành một số nội dung nghiên cứu d−ới đây:
3.3.1. Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi tr−ờng, chuồng nuôi trong mùa hè tại Ba Vì.
3.3.2. ảnh h−ởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến nhiệt độ cơ thể ( nhiệt độ trực tràng), nhịp thở và nhịp tim ở bò sữa.
3.3.3. ảnh h−ởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến l−ợng thức ăn ăn vào, l−ợng n−ớc tiêu thụ hàng ngày ở bò sữa.
3.3.4. ảnh h−ởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến năng suất sữa, chất l−ợng sữa.
3.4. Ph−ơng pháp nghiên cứu
Để đạt đ−ợc từng nội dung nghiên cứu trên chúng tôi thực hiện theo dõi trên 20 bò đang vắt sữa và đ−ợc chia làm 2 nhóm gồm 10 bò F1 và 10 bò F2 có độ đồng đều về: lứa vắt sữa, giống, năng suất sữa, v.v … và đ−ợc nuôi nhốt cố định tại chuồng, ăn với khẩu phần lên cho từng con t−ơng ứng với năng suất sữa, giai đoạn sinh tr−ởng, phát triển và mang thai của các bò thí nghiệm.
Nội dung 1: Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi tr−ờng, chuồng nuôi trong mùa hè tại Ba Vì
* Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ môi tr−ờng: sử dụng các số liệu của Trạm khí t−ợng thuỷ văn đóng tại Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì.
* Diễn biến nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đo bằng máy tự động Sato (do Nhật Bản sản xuất) nhiệt kế và ẩm kế hàng ngày vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), tr−a (13 giờ), chiều (17 giờ).
* Tính chỉ số nhiệt ẩm THI (Temperature Humidity Index) của từng ngày, từng thời điểm trong ngày theo công thức của Frank Wiersma (1990) [44]:
THI = Nhiệt độ bên khô (0C) + (0,36 x Nhiệt độ bên −ớt (0C)) + 41,2
Nội dung 2: ảnh h−ởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và nhịp tim ở bò sữa
* Nhiệt độ cơ thể bò đ−ợc xác định bằng ph−ơng pháp đo trực tiếp ở trực tràng bằng nhiệt kế y học với thời gian 3 - 5 phút vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), tr−a (13 giờ), chiều (17 giờ) trong ngày.
* Nhịp thở quan sát bằng mắt th−ờng thông qua hoạt động lên xuống của hõm hông bò thí nghiệm với đồng hồ bấm giây (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), tr−a (13 giờ), chiều (17 giờ) trong ngày.
* Nhịp tim của bò sữa đ−ợc xác định bằng cách dùng tay bắt mạch ở khấu đuôi bò thí nghiệm với đồng hồ bấm giây (đơn vị tính: lần/phút) vào 3 thời điểm: sáng (7 giờ), tr−a (13 giờ), chiều (17 giờ) trong ngày.
Nội dung 3: ảnh h−ởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến l−ợng thức ăn thu nhận, l−ợng n−ớc tiêu thụ hàng ngày ở bò sữa.
* L−ợng thức ăn thu nhận của bò sữa, đ−ợc theo dõi từng cá thể bằng ph−ơng pháp cân l−ợng thức ăn cho ăn và thức ăn thừa hàng ngày.
L−ợng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày) = (l−ợng thức ăn cho ăn) – (thức ăn thừa).
L−ợng chất khô ăn vào (kg/con/ngày) = [(l−ợng thức ăn cho ăn) x (hàm l−ợng vật chất khô của thức ăn cho ăn)] - [(l−ợng thức ăn thừa) x hàm l−ợng vật chất khô của thức ăn thừa)].
* L−ợng n−ớc tiêu thụ đ−ợc theo dõi từng cá thể bằng ph−ơng pháp cân, đo (lit/con/ngày).
L−ợng n−ớc tiêu thụ (lít/con/ngày) = (l−ợng n−ớc cho vào xô) - (l−ợng n−ớc còn lại trong xô).
Nội dung 4: ảnh h−ởng của thay đổi nhiệt độ, ẩm độ trong mùa hè đến năng suất sữa, chất l−ợng sữa.
* Năng suất sữa đ−ợc xác định bằng ph−ơng pháp cân trực tiếp l−ợng sữa hàng ngày tại thời điểm vắt sữa.
* Chất l−ợng sữa đ−ợc phân tích bằng máy phân tích sữa tự động EKOMILK (do Bulgaria và Mỹ hợp tác sản suất) 3 ngày liên tiếp, sau 15 ngày
phân tích lại. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Mỡ, vật chất khô không mỡ và Protein sữa.
3.5. Xử lý số liệu
Các số liệu thu đ−ợc trong quá trình theo dõi của chúng tôi đ−ợc xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và Minitab, theo ph−ơng pháp thống kê sinh vật học và bằng các thuật toán: phân tích ph−ơng sai (ANOVA), t−ơng quan, hồi quy tuyến tính bậc nhất với mô hình thống kê Y= a+ bx.