2. Tổng quan tài liệu
2.7. Tình hình nghiên cứu stress nhiệt ở bò sữa trong n− ớc
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20, sau khi chúng ta nhập đàn bò sữa đầu tiên từ Trung Quốc (bò lang trắng đen Bắc Kinh) về nuôi thử nghiệm tại Ba Vì - Hà Tây, Mộc Châu - Sơn La, một số nhà chăn nuôi đã tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi của đàn bò này trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của n−ớc ta (Trần Đình Miên, 1965, 1966) [4, 5]. Sau đó L−ơng Văn Lãng (1983) [3] cũng đã đánh giá một số đặc điểm về khả năng sinh tr−ởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò HF trong quá trình nuôi thích nghi ở Việt Nam. Tiếp theo Nguyễn Kim Ninh và cộng sự., (1997) [6] cũng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ thích nghi của giống bò sữa lai Hà - ấn nuôi tại một số địa ph−ơng ở miền Bắc và tại Ba Vì. Đinh Văn Cải và cộng sự., (2003) [2] đã nghiên cứu những ảnh h−ởng của stress nhiệt lên sinh lý sinh sản của bò lai h−ớng sữa và bò HF thuần nuôi tại khu vực phía Nam. Theo họ THI trung bình tại khu vực thí nghiệm trong mùa khô là 78,2; mùa m−a là 79,2; ẩm độ t−ơng ứng là 68,83 và 77,83%. THI thấp nhất là 74,6 cũng nằm trong mức stress với bò thuần. Các chỉ tiêu sinh lý cũng có sự thay đổi theo giờ và theo giống, khi THI tăng lên thì các chỉ số sinh lý cũng tăng lên.
Các nhà chăn nuôi trong n−ớc cũng đã nghiên cứu đề xuất các kiểu chuồng nuôi nh− kiểu chuồng hai dãy, chuồng một dãy hoặc kiểu chuồng nhiệt đới. Mỗi kiểu chuồng nuôi đều có những yêu cầu cụ thể về nền chuồng, t−ờng chuồng, sân chơi và hàng rào, máng ăn, máng uống, đ−ờng đi, mái che,
rãnh thoát, bể chứa n−ớc thải, xử lý ô nhiễm bằng hầm Biogas … Tiêu chuẩn diện tích nền chuồng (chỗ đứng) cho từng loại bò cũng đã đ−ợc nghiên cứu ban hành.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà những nghiên cứu này ch−a đồng bộ, ch−a đáp ứng đ−ợc những đòi hỏi của sản xuất. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành chăn nuôi bò sữa đang đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc quan tâm chú ý đầu t−, nông dân chú trọng phát triển coi đây là một nghề mới – nghề chăn nuôi bò sữa, nhiều giống bò sữa cao sản đã đ−ợc nhập nội. áp lực của thực tế sản xuất chăn nuôi bò sữa đòi hỏi cần phải có những giải pháp hiệu quả về điều kiện chăm sóc, nuôi d−ỡng bò sữa, nhất là đàn bò sữa cao sản nhập ngoại trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của n−ớc ta, nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của stress nhiệt, nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của ngành này.