Các đáp ứng về trao đổi chất

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, chất lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai f1, f2 nuôi tai ba vì trong mùa hè (Trang 30 - 33)

2. Tổng quan tài liệu

2.5.2.Các đáp ứng về trao đổi chất

Christophersons và Kennedy (1983) [31] , Lu (1989) [78] thấy giảm trao đổi chất ở trong điều kiện stress nhiệt, việc giảm này liên quan đến việc

giảm tiết hormone thyroid và nhu động đ−ờng tiêu hoá, tăng chất chứa đ−ờng tiêu hoá. Mitra và cộng sự., (1972) [86] thấy nồng độ hormone sinh tr−ởng ở huyết t−ơng và tốc độ tiết hormone này giảm ở nhiệt độ cao (35 oC). Igono cộng sự., (1988) [56] thấy nồng độ hormone sinh tr−ởng trong sữa ở bò sữa năng suất thấp, vừa, cao đều giảm khi THI > 70. Có thể việc giảm hàm l−ợng hormone sinh tr−ởng là để giảm l−ợng nhiệt sinh ra do trao đổi chất (Kadzere

và cộng sự., 2002) [67]. McGuire và cộng sự., (1991) [82] thấy hàm l−ợng hormone sinh tr−ởng của bò stress nhiệt giảm so với bò bình th−ờng dù đ−ợc cho ăn nh− nhau. Johnson và cộng sự., (1988) [65] thấy hàm l−ợng T3: Thyroid hormone triiodo thyrosine và T4: Thyrosine ở bò stress nhiệt giảm để giảm sinh nhiệt do trao đổi chất. Alvarez và Jonnson (1973) [13] thấy hàm l−ợng epinephrine và norepiephrine cao trong huyết t−ơng bò stress nhiệt.

Trao đổi muối khoáng

Leach (1979) [73] sử dụng thuật ngữ cân bằng cation - anion để chỉ quan hệ sinh lý học giữa Na, K và Cl, chúng là những yếu tố quan trọng trong duy trì cân bằng toan - kiềm nh− đã đ−ợc khẳng định trong chăn nuôi gia cầm. Stress nhiệt làm giảm l−ợng thức ăn ăn vào ở bò vắt sữa và vì thế tăng l−ợng l−u huỳnh ăn vào có thể sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và cung cấp đủ l−u huỳnh cho sinh tổng hợp các a xit amin có l−u huỳnh của vi sinh vật dạ cỏ và trong sữa (Kadzere và cộng sự., 2002) [67]. El-Nouty và cộng sự., (1980) [38] cho biết Na trong n−ớc tiểu tăng lên trong quá trình bò bị stress nhiệt. Một vài nghiên cứu cho thấy năng suất sữa tăng lên đáng kể khi cho ăn một l−ợng Na và K cao hơn tiêu chuẩn (NRC, 1989) [90] thông qua bổ sung NaHCO3 và KCL vào khẩu phần (Silanikove và cộng sự., 1997) [108]. Nhu cầu về một số khoáng nào đó nh− Na, K ở bò stress nhiệt khác nhu cầu này ở bò bình th−ờng (Beede và cộng sự., 1985) [23]. Có lẽ là cần phải xây dựng những ph−ơng trình chẩn đoán nhu cầu Na, K, CL cho bò sữa ở các chế độ nhiệt khác nhau (Kadzere và cộng sự., 2002) [67].

Trao đổi n−ớc

Tổng l−ợng n−ớc của cơ thể bò vắt sữa đ−ợc −ớc tính là vào khoảng 75- 81 % khối l−ợng cơ thể (Kadzere và cộng sự., 2002) [67]. Những yếu tố môi tr−ờng quan trọng nhất điều khiển l−ợng n−ớc uống ở bò sữa bao gồm: nhiệt độ, ẩm độ, l−ợng chất khô ăn vào, bản chất của khẩu phần, năng suất sữa (Murphy và cộng sự., 1982) [88]. Bò năng suất sữa cao tiêu thụ nhiều chất khô ăn vào hơn bò năng suất thấp - đây là một t−ơng quan d−ơng (McFarlane và Howard, 1972) [79]. Stress nhiệt ảnh h−ởng ngay lập tức đến trao đổi năng l−ợng và trao đổi n−ớc (Silanikove, 1992) [109] và làm tăng l−ợng huyết t−ơng và dung tích dịch gian bào ở bò stress nhiệt. Bò trong điều kiện stress nhiệt tăng hàm l−ợng n−ớc dạ cỏ vì tốc độ luân chuyển của n−ớc ở dạ cỏ tăng lên (Silanikove, 1989) [111]. L−ợng n−ớc tiêu thụ tăng lên khi stress nhiệt, ở bò năng suất cao l−ợng n−ớc tiêu thụ có thể tăng lên 2 lần trong điều kiện stress ở tuần thứ hai sau khi đẻ (Kadzere và cộng sự., 2002) [67].

Đờng tiêu hoá.

Nhiệt độ môi tr−ờng cao có thể ảnh h−ởng đến các vi sinh vật dạ cỏ tổng hợp vitamin nhóm B, axit amin, axit béo là những chất mà vật chủ phụ thuộc vào (Kadzere và cộng sự., 2002) [67]. Các số liệu có đ−ợc cho thấy stress nhiệt và mất n−ớc làm giảm sự nhai lại, giảm l−ợng máu đi đến các tế bào biểu mô dạ cỏ (Aganga và cộng sự., 1990) [8]. Stress nhiệt làm giảm nhu động dạ tổ ong, giảm nhai lại (Attenberry và Johson, 1968) [17] nh−ng lại làm tăng dung tích dịch dạ cỏ. Silanikove (1992) [109] giải thích rằng stress nhiệt đã làm tăng hàm l−ợng n−ớc trong dịch dạ cỏ, và dung tích dịch dạ cỏ, lúc này dạ cỏ hoạt động nh− một nơi chứa n−ớc để chống lại ảnh h−ởng của stress nhiệt đến nhu động của dạ cỏ. Mishra và cộng sự., (1970) [85] đã thấy hàm l−ợng axit láctic cao hơn, pH thấp hơn ở bò stress nhiệt, có thể hàm l−ợng axit láctic cao hơn, pH thấp hơn chính là nguyên nhân ngăn trở nhu động dạ cỏ khi stress nhiệt. Beede và Collier (1986) [22] kết luận rằng chức năng của dạ cỏ

khi stress nhiệt đã thay đổi do ảnh h−ởng của tuyến yên đến trao đổi chất cơ bản thông qua việc giảm l−ợng hormone: somatotropin và thyroid. Kelly cộng sự., (1967) [68] quan sát thấy rằng stress nhiệt làm giảm nồng độ a xit béo bay hơi dạ cỏ, điều này đã ức chế nhu động của dạ cỏ và dạ múi khế.

Tỷ lệ tiêu hoá

ở gia súc stress nhiệt, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh d−ỡng tăng lên chút ít do l−ợng thức ăn ăn vào giảm (NRC, 1989) [90]. Graham và cộng sự., (1959) [49] trên cừu, Blaxter và Waiman (1961) [26] trên bò thấy có t−ơng quan d−ơng giữa nhiệt độ môi tr−ờng và tỷ lệ tiêu hoá. Robertshaw (1981) [99] cho rằng tốc độ chuyển dịch của d−ỡng chất dạ cỏ chậm, thời gian thức ăn l−u lại dạ cỏ dài đã làm tăng tỷ lệ tiêu hoá lên chút ít. Tốc độ chuyển dịch của d−ỡng chất tại dạ cỏ chậm khi stress nhiệt là do l−ợng thức ăn ăn vào giảm. Warren (1974) [120] không thấy tỷ lệ tiêu hoá tăng lên khi stress nhiệt. Mặc dù t−ơng quan thuận giữa nhiệt độ môi tr−ờng và tỷ lệ tiêu hoá đã đ−ợc xác nhận, quan hệ này hình nh− không thấy đúng ở bò sữa (McDowell và cộng sự., 1976) [81]. Stress nhiệt làm tăng tỷ lệ tiêu hoá một chút do giảm l−ợng thức ăn ăn vào và tăng thời gian thức ăn l−u lại ở đ−ờng tiêu hoá.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, chất lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai f1, f2 nuôi tai ba vì trong mùa hè (Trang 30 - 33)