Biện pháp dinh d− ỡng

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, chất lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai f1, f2 nuôi tai ba vì trong mùa hè (Trang 38 - 40)

2. Tổng quan tài liệu

2.6.1.Biện pháp dinh d− ỡng

Các biện pháp dinh d−ỡng để làm giảm stress nhiệt cho bò sữa bao gồm: biện pháp về năng l−ợng khẩu phần, các giải pháp đối với n−ớc uống và các chất khoáng cần thiết.

Hàm l−ợng năng l−ợng của khẩu phần

Khi thời tiết nóng, bò tự động giảm thu nhận thức ăn, đặc biệt bò đẻ lứa đầu, bị ảnh h−ởng ngay lập tức bởi stress nhiệt. Thu nhận thức ăn xơ thô giảm làm thay đổi thành phần dạ cỏ, dẫn đến bệnh nhiễm độc axit và giảm l−ợng mỡ sữa. Thức ăn xơ thô chất l−ợng thấp làm sinh nhiệt nhiều hơn so với thức ăn tinh trong quá trình tiêu hóa, vì thế làm giảm sự thu nhận thức ăn của bò trong điều kiện stress nhiệt. Một biện pháp hạn chế tình trạng này là cung cấp

cho bò thức ăn xơ thô chất l−ợng cao vào mùa hè với khẩu phần cân bằng. Tuy vậy không bao giờ giảm mức xơ thô thấp hơn18-19% ADF và 25-28% NDF.

Nếu l−ợng thức ăn thu nhận của bò giảm do stress nhiệt, ta cần cung cấp cho bò khẩu phần ăn có nhiều chất dinh d−ỡng hơn, chia làm nhiều lần trong ngày. Nhu cầu năng l−ợng của bò không thay đổi trong khi năng l−ợng cần để làm mát thực sự lại tăng lên. Vì vậy, việc việc duy trì l−ợng dinh d−ỡng thu nhận thích hợp là hết sức cần thiết để tránh sụt giảm sản l−ợng sữa.

Theo Jeffrey và Richard (1996) [58] những ph−ơng pháp tối −u nâng cao mật độ dinh d−ỡng khẩu phần bao gồm cho bò ăn cỏ chất l−ợng cao, cho ăn nhiều thức ăn tinh hơn và sử dụng mỡ bổ sung. Tổng l−ợng mỡ khẩu phần không đ−ợc v−ợt quá 7%. Còn theo Gerrit Rietveld (2003) [48] cho ăn các loại cỏ có chất l−ợng cao, giàu dinh d−ỡng thì sự sinh nhiệt trong quá trình tiêu hoá là nhỏ nhất. Bên cạnh đó bổ sung mỡ, các loại hạt có nồng độ năng l−ợng cao (hạt ngũ cốc) cũng là cách làm tăng nồng độ năng l−ợng. Trong báo cáo của Gerrit Rietveld (2003) [48] họ cho rằng: mỡ bổ sung vào khẩu phần có thể lấy từ các loại hạt nhiều dầu nh− hạt bông, hạt đậu hoặc dầu thực vât. Theo ông hầu hết khẩu phần cơ sở chỉ có khoảng 3% mỡ, 2-3% phải lấy từ các loại hạt để khẩu phần có 5-6% mỡ. Song l−ợng mỡ trong khẩu phần cũng không đ−ợc v−ợt quá 7-8%.

Cung cấp n−ớc uống trong điều kiện stress nhiệt

N−ớc là thành phần cơ bản để sản xuất sữa, chiếm trên 85% trong thành phần sữa, nhu cầu n−ớc của cơ thể tăng lên khi nhiệt độ môi tr−ờng tăng. Theo Jodie và Karl (2002) [59] bò uống nhiều hơn 50% l−ợng n−ớc bình th−ờng khi chỉ số nhiệt ẩm trên 80. Vì vậy việc cung cấp n−ớc cho bò sữa là một yêu cầu bắt buộc, đặc biệt trong điều kiện stress nhiệt. Có một cách quan trọng là tăng số l−ợng n−ớc sẵn có cho chúng. Khi nhiệt độ lên đến mức nguy hiểm, phải tăng nguồn n−ớc ở khu vực cho ăn (Richard, 1998) [97].

Theo ph−ơng pháp của Dupchak (2002) [37] cung cấp không giới hạn n−ớc sạch và mới, l−ợng n−ớc thu nhận tăng lên có ý nghĩa trong thời gian thí nghiệm. Cần xác định vị trí đặt máng uống, vòi uống để bò uống n−ớc thuận lợi nhất. Che bóng mát cho máng uống, giữ n−ớc luôn sạch và mát, không nhiễm bẩn là rất cần thiết (Jodie và Karl, 2004) [59] và nên đặt hai vị trí máng uống cho mỗi nhóm bò (15 con), mỗi máng uống dài 0,5m - 0,7m.

Sử dụng chất khoáng

Các chất khoáng chiếm tỷ lệ nhỏ trong khẩu phần thức ăn của bò sữa nh−ng lại rất cần thiết đối với chúng. Khoáng có thể sụt giảm dễ dàng trong mùa đông vì vậy nhu cầu về khoáng chất của bò sữa tăng lên để bù đắp l−ợng mất đi (theo mồ hôi, sữa, n−ớc tiểu…) do stress nhiệt gây ra. Để cung cấp đầy đủ chất khoáng Richard (1998) [97] đ−a ra khẩu phần bao gồm kali 1,5%, magie 0,3%, và natri 0,5 - 0,6% so với tổng l−ợng vật chất khô của khẩu phần. Báo cáo của Dupchak (2002) [37] chỉ ra rằng nhu cầu kali, natri, và magie tăng lên trong giai đoạn stress nhiệt. Khẩu phần ăn của bò sữa cần 1,5% kali, 0,5% natri, và 0,35% magie so với l−ợng vật chất khô của khẩu phần.

Một phần của tài liệu [Luận văn]nghiên cứu ảnh hưởng của stress nhiệt đến một số chỉ tiêu sinh lý, chất lượng thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa của bò lai f1, f2 nuôi tai ba vì trong mùa hè (Trang 38 - 40)