4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Lựa chọn và chế biến nguyên liệu
a, Lựa chọn nguyên liệu
Sản xuất thức ăn cho lợn con đòi hỏi phải sử dụng các nguyên liệu có hiệu quả sử dụng cao, hay nói cách khác là phải dễ tiêu hoá, hấp thu, không gây tiêu chảỵ Vì vậy, lựa chọn nguyên liệu để phối hợp khẩu phần cũng như
lựa chọn nguyên liệu vào sản xuất là một bước quan trọng, quyết định lớn đến chất lượng của thức ăn cho lợn con.
Ngô và tấm là hai loại nguyên liệu thường được ưu tiên lựa chọn trong nhóm thức ăn cung cấp năng lượng cho lợn con. Hai loại nguyên liệu này có tỷ lệ tinh bột cao, dễ tiêu hoá. Đặc biệt, tấm có hàm lượng đường tổng số khá cao, tạo độ ngọt trong thức ăn, giúp kích thích tính thèm ăn, làm tăng thu nhận thức ăn ở lợn con.
Do bột huyết có tỷ lệ leucine và isoleucine không cân đối, làm giảm tính ngon miệng trong thức ăn hỗn hợp cho lợn nên chúng tôi chỉ sử dụng với tỷ lệ rất thấp, chỉ 1% trong khẩu phần.
Tỷ lệ sử dụng các nguyên liệu cung cấp protein có nguồn gốc thực vật trong khẩu phần lợn con có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thức ăn cũng như tính mẫn cảm trong đường ruột. Do đó, đối với lợn con theo mẹ, chúng tôi sử dụng 12,7% khô đậu tương Ấn Độ trong khẩu phần đối chứng; 9,6% trong khẩu phần thí nghiệm 1 và 6,5% trong khẩu phần thí nghiệm 2. Còn đối với lợn con sau cai sữa, khẩu phần đối chứng và khẩu phần thí nghiệm đều sử
dụng 10% khô đậu tương Ấn Độ. Tỷ lệ đậu tương đùn trong khẩu phần lợn con theo mẹ là 12%; lợn con cai sữa là 15%. Tổng lượng protein có nguồn gốc thực vật trong khẩu phần lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa không quá 25%.
Trong công thức thí nghiệm, chúng tôi có sử dụng bột whey cho lợn con sau cai sữạ Bột whey là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sữa nên có đặc tính gần với sữa lợn mẹ, do đó kích thích được vị giác cho lợn con. Ngoài ra, bột whey có chứa nhiều vitamin nhóm B cũng như tỷ lệ axit amin khá cân đối [44].
Lợn con có đòi hỏi nhu cầu năng lượng khá cao, do đó trong công thức cho lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa, chúng tôi sử dụng dầu đậu tương và bergafat. Tuy mỡ cá có giá thành rẻ hơn so với dầu đậu tương và bergafat nhưng không được sử dụng trong sản xuất thức ăn cho lợn con vì mỡ cá thường bị lẫn nhiều tạp chất, dễ bị ôi thiu trong quá trình bảo quản.
Ngoài ra, sử dụng bergafat cho lợn con còn có nhiều tác dụng. Bergafat là loại nguyên liệu được chế biến từ dầu cọ, có pha trộn thêm lecithin. Tỷ lệ
lecithin trong bergafat dao động từ 20 - 23%. Đây là một hoạt chất có tác dụng nhũ hoá mỡ thành các hạt nhỏ hơn, gần với kích thước của hạt mỡ trong sữa lợn mẹ, giúp lợn con hấp thu chất béo có hiệu quả và hạn chế được hiện tượng tiêu chảy do chất béo không được tiêu hoá, hấp thu hết.
b, Chế biến nguyên liệu
Một số loại nguyên liệu dùng trong sản xuất thức ăn cho lợn con cần được chế biến riêng trước khi đưa vào phối trộn. Ngô, đậu tương hạt... là những loại nguyên liệu cần được xử lý nhiệt nhằm làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu hay nói cách khác là làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn trên lợn con. Theo Roodney [71], tỷ lệ tiêu hoá tinh bột được nấu chín hoặc qua chế
biến ở gia súc cao hơn so với tinh bột không qua chế biến.
Ngô và đậu tương hạt có thể được làm chín bằng nhiều cách khác nhau như rang, ép đùn hay dùng tia hồng ngoạị Tại nhà máy sản xuất TĂCN Minh Hiếu, ngô và đậu tương hạt được làm chín bằng phương pháp ép đùn.
- Ngô được làm chín ở nhiệt độ 100 - 1100C và áp suất ≥ 4kg/cm2. - Hạt đậu tương được làm chín ở nhiệt độ 110 - 1200C và áp suất ≥ 4,5kg/cm2.
Đậu tương hạt có hàm lượng chất béo cao, do đó, tốc độc ép đùn chậm hơn so với ngô. Công suất máy ép đùn tại Minh Hiếu đối với ngô là 2 tấn/giờ, đậu tương hạt là 1,2 - 1,3 tấn/giờ. Độ chín của ngô sau ép đùn đạt > 90% và đậu tương hạt là > 85%.