Khái niệ m

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả của plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và sau cai sữa (yorkshire và landrace) (Trang 37)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆỤ

2.3.1.Khái niệ m

Tiêu chảy là một thuật ngữ diễn tả biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hoá. Con vật khi bị tiêu chảy sẽ có hiện tượng ỉa nhanh, ỉa nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do ruột tăng cường co bóp và tiết dịch [32].

Tiêu chảy có thể xảy ra trong suốt thời kỳ lợn con theo mẹ, nhưng tập trung ở thời điểm trước 5 ngày tuổi và khoảng giữa ngày tuổi thứ 7 - 14 [49]. Ngoài ra, tỷ lệ mắc tiêu chảy cao trong tuần đầu tiên sau cai sữạ Giai đoạn này, lợn con phải tập làm quen dần với những thay đổi về điều kiện sống nên dễ gặp stress, sức đề kháng giảm nên mẫn cảm với bệnh.

Lợn con bị tiêu chảy sẽ bị mất nước, mất chất điện giải, cơ thể suy kiệt và chết nếu không được can thiệp kịp thờị Tiêu chảy làm giảm khả năng thu nhận thức ăn, từ đó làm giảm sinh trưởng. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, 50,25%, gây tổn thất lớn trong chăn nuôi [17]. Vì vậy, ngăn chặn tiêu chảy là một việc làm hết sức quan trọng.

2.3.2. Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, tuỳ từng giai đoạn, lứa tuổi của

lợn mà có các nguyên nhân khác nhaụ Xác định được chính xác nguyên nhân

gây bệnh là rất cần thiết, giúp chúng ta đưa ra những biện pháp phòng ngừa và chữa trị kịp thờị

a, Điu kin ngoi cnh

Điều kiện ngoại cảnh có tác động rất lớn đến sức khoẻ vật nuôi, đặc biệt đối với lợn con, khả năng phòng vệ của cơ thể là chưa hoàn thiện. Thực tế, lợn con thường bị tiêu chảy vào những ngày mưa nhiều, độ ẩm cao, trời lạnh, gió mùạ

b, Dinh dưỡng

Ở lợn con sơ sinh, bộ máy tiêu hoá phát triển chưa hoàn chỉnh nên dinh dưỡng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đồng thời cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy ở lợn con.

- Hàm lượng, chất lượng và chủng loại protein: Theo Wang Juan và cộng sự [15], lượng protein trong thức ăn lợn con vượt quá 23% sẽ gây ra tiêu chảỵ Chủng loại protein khác nhau có ảnh hưởng đến phản ứng nhạy cảm và bệnh tiêu chảy với nhiều mức độ khác nhaụ Protein nguồn gốc thực vật thường chứa nhiều yếu tố kháng dinh dưỡng, làm hạn chế khả năng tiêu hoá của lợn con. Protein từ đậu tương có chứa glycinin và β-conglycinin, hai chất kháng nguyên chính gây ra dị ứng đường ruột, dẫn đến tiêu chảy ở lợn con [33]. Lợn con dễ bị tiêu chảy nếu protein cung cấp từ khô đậu tương vượt quá 25% protein khẩu phần.

- Sự mất cân bằng điện giải và độ pH: Cân bằng chất điện giải có liên quan mật thiết đến quá trình thẩm thấu trong đường ruột. Thức ăn mất cân bằng điện giải sẽ kéo theo mất cân bằng điện giải trong cơ thể và đường ruột của lợn con, làm thay đổi áp suất thẩm thấu và biến đổi hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến tiêu chảỵ Độ pH trong thức ăn cao làm giảm độ axit trong dạ

dày lợn con, tạo môi trường thích nghi cho mầm bệnh phát triển.

- Sự thiếu hụt khoáng chất và vitamin: Một số nguyên tố kháng và vitamin là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn con. Ví dụ, thiếu kẽm có thể gây viêm niêm mạc đường ruột, làm rối loạn hoạt động và cơ chế phân tiết của đường ruột, giảm hoạt tính men tiêu hoá, giảm tỷ lệ hấp thu thức ăn khiến cho thức ăn bị tồn lâu trong đường tiêu hoá gây nên tiêu chảỵ Hay như thiếu selen và vitamin E, có thể dẫn đến chứng hoại tửở gan, biểu hiện rõ nét là lợn con lần lượt bị táo bón và tiêu chảỵ

c, Vi khun

Vi khuẩn được coi là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhiều nhất trong bệnh tiêu chảy ở lợn con.Trong đó, hai loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Ẹ coli và Salmonella, số lượng của chúng tăng lên đáng kể khi lợn con bị

tiêu chảỵ Theo Nguyễn Bá Hiên [11], lợn con bị tiêu chảy có số lượng Ẹ coli tăng 2,49 - 3,51 lần, Salmonella tăng 1,41 - 2,41 lần so với lợn khoẻ mạnh (tỷ

lệ tương ứng trên lợn con 1 - 21 ngày tuổi và lợn con từ 22 - 60 ngày tuổi).

e, Bnh tt

Một số bệnh gây ra tiêu chảy trên lợn con như bệnh ký sinh trùng, dịch tả, phó thương hàn...

2.3.3. Một số biện pháp giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy ở lợn con

Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh, người ta đưa ra các phác đồ phòng, trị

bệnh tiêu chảy ở lợn con khác nhaụ Nhưng chúng ta cần quan tâm đến một số

- Tập trung giải quyết vấn đề môi trường, tiêu độc để hạn chế mầm bệnh; đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi 30 - 340C đối với lợn con theo mẹ và 29 - 300C với lợn con sau cai sữạ

- Nâng cao sức đề kháng cho lợn con: cho lợn con bú sữa đầu, tiêm sắt phòng thiếu máu, cung cấp protein chất lượng cao, bổ sung chất điện giải, vitamin trong khẩu phần hàng ngàỵ.. Có thể bổ sung thêm men tiêu hoá, probiotic hoặc prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

- Nếu do nguyên nhân vi khuẩn, điều trị bằng kháng sinh có phổ rộng như Ampicillin, Neomycin, Gentamycin... Có thể sử dụng kết hợp hai hoặc ba loại kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị. Quá trình điều trị phải đảm bảo đủ liệu trình từ 3 - 5 ngàỵ

2.4. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ PLASMA

2.4.1. Nguồn gốc

Plasma là một chế phẩm được chế biến từ máu động vật không có bệnh thu gom tại các lò mổ. Tên đầy đủ của plasma là huyết tương động vật dạng

phun khô (Spray Dried Animal Plasma = SDAP). Plasma còn có tên gọi khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo tiếng Việt là bột huyết tương.

Huyết tương là một trong hai thành phần của máu động vật. Thành phần còn lại là huyết cầu, bao gồm các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầụ

Bảng 2.5. Tỷ lệ huyết tương và huyết cầu trong máu một số loài gia súc

Tỷ lệ trong máu (%)

Loài gia súc

Huyết tương Huyết cầu

Trâu, bò 67,45 32,55

Lợn 56,49 43,51

Cừu 72,00 28,00

Ngựa 60,23 39,77

Tỷ lệ huyết tương và huyết cầu trong máu của các loài gia súc là rất khác nhaụ

Hiện nay, plasma thường được sản xuất từ hai nguồn chính là máu bò và máu lợn. Tuỳ theo quá trình sản xuất, ta có plasma từ máu lợn, plasma từ

máu bò hoặc plasma từ hỗn hợp máu lợn và bò.

2.4.2. Phương pháp chế biến

Máu chiếm từ 7 - 9% khối lượng cơ thể của gia súc nhưng trên thực tế, lượng máu tươi thu được sau giết mổ chỉ chiếm khoảng 3 - 4% so với khối lượng cơ thể. Việc thu gom máu tại các cơ sở giết mổ tập trung được thông qua các thiết bị chuyên dụng.

Máu rất khó bảo quản, chỉ một thời gian ngắn sau khi lấy ra khỏi cơ

thể, nếu không được chế biến kịp thời thì rất dễ bị vi sinh vật phân huỷ, đặc biệt những lô máu bị nhiễm tạp chất. Do vậy, thu gom máu đúng quy trình và bảo quản và chế biến máu đúng kỹ thuật là rất quan trọng.

Bột plasma được sản xuất theo phương pháp phun sấy cao áp. Trước tiên, máu sẽ được tách riêng thành hai phần nhờ phương pháp ly tâm, phần huyết tương để sản xuất plasma và phần huyết cầu để sản xuất hemoglobin. Sau ly tâm, huyết tương lỏng sẽ được bảo quản ở 450F (7,20C) trước khi đưa vào sấỵ Huyết tương được phun qua hệ thống ống dẫn vào buồng nhiệt. Nhiệt độ

đầu vào khi sấy là khoảng 375 - 4000F (190 - 2050C) và nhiệt độ đầu ra là 180 - 2000F (82 - 930C). Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao, huyết tương từ

dạng lỏng nhanh chóng được làm khô và chuyển sang dạng rắn, sau đó thoát ra ngoài qua hệ thống van ở dạng bột mịn. Bột này tiếp tục được làm mát và cho ra bột plasma thành phẩm có dạng đồng nhất về màu sắc và kích thước.

Phương pháp này giúp điều chỉnh được nhiệt độ và áp suất phù hợp, hạn chế sự biến tính của protein, giảm dinh dưỡng so với phương pháp chế

2.4.3. Đặc điểm dinh dưỡng

Bột máu và các sản phẩm chế biến từ máu (plasma, hemoglobin...) được coi là những phụ phẩm cung cấp protein có giá trị trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôị

Theo Lê Văn Liễn và cộng sự [21], 85 - 90% vật chất khô của bột máu là protein. Protein của máu là albumin, globulin và fibrinogen tan trong huyết tương; hemoglobin trong hồng cầụ Protein máu có giá trị sinh học cao, trừ

isoleucine, hàm lượng các axit amin không thay thế trong protein máu đều cao hơn so với protein có nguồn gốc động vật hay thực vật, đặc biệt là lysine, threonine và tryptophan.

Tỷ lệ isoleucine và leucine trong protein bột máu không cân đối nên bột máu có độ ngon miệng thấp. Bổ sung bột máu với tỷ lệ cao trong khẩu phần làm giảm tính thèm ăn và hạn chế khả năng ăn vào của gia súc. Trong số 4 loại protein của bột máu, hemoglobin chiếm tỷ lệ lớn, 63,88%, và là loại protein mất cân đối nghiêm trọng nhất về tỷ lệ isoleucine và leucinẹ Có thể

thấy, nguyên nhân chính làm giảm độ ngon miệng của bột máu là từ

hemoglobin.

Plasma có nguồn gốc từ thành phần huyết tương nên đã loại bỏ được hạn chế nói trên của bột máụ Đó được coi là một nguyên liệu cung cấp protein có giá trị cao trong thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Protein của plasma bao gồm albumin, globin và globulin, trong đó γ- globulin và albumin là hai loại kháng thể chiếm ưu thế trong cơ thể. Nồng độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kháng thể trong huyết tương động vật chiếm từ 15 - 25% [51]. Do đó, sử dụng plasma trong thức ăn lợn con sẽ khắc phục được hiện tượng giảm kháng thể

trong máu đột ngột khi cai sữạ

Ngoài ra, kháng thể của plasma có những thụ thể đặc hiệu bắt dính được với thụ thể của vi khuẩn, khiến cho vi khuẩn không bám được vào màng niêm mạng ruột non và sẽ bị thải ra ngoài qua phân, giúp ngăn ngừa sự phát

triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột,từ đó hạn chế được tiêu chảỵ Kết quả thực nghiệm trên dòng vi khuẩn Ẹ coli F17 và Ẹ coli K99 cho thấy, với những khẩu phần bổ sung plasma thì không thấy hai dòng vi khuẩn này bám dính vào niêm mạc ruột non của lợn, cả ở tá tràng, không tràng và hồi tràng (dẫn theo [9]).

Bảng 2.6. Chiều dài vi lông nhung trong khẩu phần sử dụng plasma và khẩu phần đối chứng

Tỷ lệ giữa chiều cao vi lông nhung và hốc crypt Khẩu phần Tá tràng Không tràng gần Không tràng xa Plasma Đối chứng 1,02 0,58 1,22 0,72 1,50 0,29

Nguồn: Van Nevel et al. (dẫn theo [9])

Plasma còn có tác dụng kích thích các enzyme tiêu hoá như lactase, maltasẹ.., kích thích hormon tăng trưởng và kích thích chiều dài vi lông nhung ruột non. Nhờ những ưu điểm trên mà sử dụng plasma trong khẩu phần lợn con giúp tăng cường quá trình tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng trong đường ruột, cải thiện khả năng sinh trưởng.

Trong chăn nuôi lợn, do giá thành plasma khá cao nên thường chỉ được dùng để cân đối khẩu phần cho lợn con tập ăn và lợn con sau cai sữa, hai đối tượng lợn có đòi hỏi cao về nguồn và chất lượng của thức ăn.

Plasma có nhiều loại khác nhau được phân biệt theo nguồn gốc, giá trị

dinh dưỡng hay nhà sản xuất. Bảng 2.7 tổng hợp thành phần hoá học của một số loại plasma theo tên thương mạị

Trên thực tế, mỗi lô plasma có giá trị dinh dưỡng thực là khác nhau, do đó, cần phân tích lại thành phần dinh dưỡng trước khi cân đối, tính toán phối hợp khẩu phần.

Tóm lại, plasma được sử dụng trong khẩu phần lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa vì những lý do chính sau:

- Plasma có thể được coi như một kháng thể, giúp nâng cao được sức khỏe đường ruột và cơ thể lợn con.

- Hàm lượng protein của plasma cao, thành phần axit amin cân đối, rất

giàu lysine,threonine và tryptophan.

- Có tính ngon miệng cao, dễ tiêu hoá, giúp nâng cao khả năng thu nhận thức ăn.

- Có tác dụng bảo vệ thành ruột, giúp phát triển hệ thống lông nhung ruột non, ngăn chặn tác động của các vi khuẩn có hại trong đường ruột, từ đó giảm tiêu chảy ở lợn con.

Tỷ lệ sử dụng plasma theo khuyến cáo của nhà sản xuất tối thiểu là 5% đối với lợn < 6kg và 2% đối với lợn > 6kg. Nhiều nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, với lợn cai sữa sớm, trước 10 ngày tuổi hoặc lợn con nhẹ cân, dưới 3,5kg, tỷ lệ plasma bổ sung trong khẩu phần là 5 - 7%; lợn từ 18 - 21 ngày tuổi dùng 3 - 5% plasmạ Tỷ lệ trộn dưới 3% giúp giảm giá thành của thức ăn. Khi sử dụng plasma với tỷ lệ > 5%, cần chú ý bổ sung thêm methionine nhằm cân đối tỷ lệ axit amin trong khẩu phần [22].

Bảng 2.7. Thành phần dinh dưỡng của một số loại plasma

Chỉ tiêu Đơn vị tính AP-920TM MP-722 NP-2002 Protein thô Chất béo thô Xơ thô Tro thô Canxi Phốt pho ME (lợn) Lysine Methionine Methionine + Cystine Threonine Tryptophan % % % % % % Kcal/kg % % % % % 78,00 0,50 0,50 10,00 0,15 1,30 3.906,00 6,80 0,70 3,50 4,80 1,40 78,00 2,00 0,10 9,00 0,16 1,10 3.700,00 7,30 1,00 3,60 4,80 1,30 > 70,00 < 2,00 - < 14,00 0,20 0,13 3.750,00 6,30 0,90 1,90 4,60 -

2.5. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.5.1. Nghiên cứu trong nước

Plasma có giá thành cao nên trong điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam, plasma chưa được sử dụng nhiều để phối hợp khẩu phần.

Vài năm gần đây, một số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn như

Cargill, Dabacọ.. bắt đầu sử dụng plasma trong thức ăn cho lợn con tập ăn và sau cai sữạ Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê nào được công bố về hiệu quả của plasmạ

2.5.2. Nghiên cứu ngoài nước

Trên thực tế, ở nước ngoài, plasma được sử dụng rất nhiều trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chưa có thí nghiệm nào chỉ ra sự khác nhau về hiệu quả của plasma có nguồn gốc từ máu lợn hay bò nhưng plasma từ máu lợn thường được sử dụng nhiều hơn do tính an toàn dịch bệnh. Ở châu Âu, plasma có nguồn gốc từ máu bò bị cấm sử dụng.

Từ năm 1987 đến nay, Coffey R.D. và Cromwell G.L. [43] đã tiến hành

79 thử nghiệm để nghiên cứu hiệu quả của plasma trong khẩu phần lợn con cai sữạ Tuỳ theo giá, plasma được sử dụng trong khẩu phần ở mức 2 - 8%. Theo đó, tốc độ tăng trọng trung bình tăng 25%, thu nhận thức ăn tăng 21% và hiệu quả sử dụng thức ăn tăng 4%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Pierce J.L. và cộng sự [64], đại học Kentucky đã tiến hành 5 thử

nghiệm để đánh giá hiệu quả plasma trên lợn con cai sữa ở 14 - 21 ngày tuổị Các thử nghiệm cho thấy, sử dụng cả hai loại plasma đều cho năng suất lợn con cao hơn trong tuần đầu tiên sau cai sữa so với lô đối chứng. Đồng thời

hàm lượng kháng thể IgG có trong protein của plasma giúp nâng cao tốc độ

tăng trọng và khả năng thu nhận thức ăn.

Nghiên cứu của Nofrarias M. và cộng sự [61] đã chỉ ra rằng, khẩu phần sử dụng 6% plasma không làm tăng năng suất sinh trưởng nhưng cải

thiện được hiệu quả sử dụng thức ăn; làm thay đổi hình thái ruột, xuất hiện mảng Peyer ở hồi tràng. Có thể sử dụng plasma như một chất hoạt hoá kháng sinh kích thích sinh trưởng.

Cũng nghiên cứu hình thái học của tá tràng ở lợn con 7 và 28 ngày tuổi,

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả của plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và sau cai sữa (yorkshire và landrace) (Trang 37)