Phương pháp chế biến

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả của plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và sau cai sữa (yorkshire và landrace) (Trang 41 - 42)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆỤ

2.4.2. Phương pháp chế biến

Máu chiếm từ 7 - 9% khối lượng cơ thể của gia súc nhưng trên thực tế, lượng máu tươi thu được sau giết mổ chỉ chiếm khoảng 3 - 4% so với khối lượng cơ thể. Việc thu gom máu tại các cơ sở giết mổ tập trung được thông qua các thiết bị chuyên dụng.

Máu rất khó bảo quản, chỉ một thời gian ngắn sau khi lấy ra khỏi cơ

thể, nếu không được chế biến kịp thời thì rất dễ bị vi sinh vật phân huỷ, đặc biệt những lô máu bị nhiễm tạp chất. Do vậy, thu gom máu đúng quy trình và bảo quản và chế biến máu đúng kỹ thuật là rất quan trọng.

Bột plasma được sản xuất theo phương pháp phun sấy cao áp. Trước tiên, máu sẽ được tách riêng thành hai phần nhờ phương pháp ly tâm, phần huyết tương để sản xuất plasma và phần huyết cầu để sản xuất hemoglobin. Sau ly tâm, huyết tương lỏng sẽ được bảo quản ở 450F (7,20C) trước khi đưa vào sấỵ Huyết tương được phun qua hệ thống ống dẫn vào buồng nhiệt. Nhiệt độ

đầu vào khi sấy là khoảng 375 - 4000F (190 - 2050C) và nhiệt độ đầu ra là 180 - 2000F (82 - 930C). Dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao, huyết tương từ

dạng lỏng nhanh chóng được làm khô và chuyển sang dạng rắn, sau đó thoát ra ngoài qua hệ thống van ở dạng bột mịn. Bột này tiếp tục được làm mát và cho ra bột plasma thành phẩm có dạng đồng nhất về màu sắc và kích thước.

Phương pháp này giúp điều chỉnh được nhiệt độ và áp suất phù hợp, hạn chế sự biến tính của protein, giảm dinh dưỡng so với phương pháp chế

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá hiệu quả của plasma trong công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ và sau cai sữa (yorkshire và landrace) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)