Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 106 - 109)

5.1. Kết luận

Từ những kết quả thu đ−ợc trong quá trình nghiên cứu trên các đối t−ợng bê và bò tại Trung tâm bò sữa giống Sao Vàng chúng tôi đ−a ra một số kết luận sau:

1. Tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi trên bê trung bình qua các năm là 42,13%, số bê chết chiếm tỉ lệ 5,93% trong toàn đàn. Tỉ lệ chết của ca bệnh với bê là 14,0%.

Hàng năm, tỉ lệ bê mắc bệnh và chết do viêm phổi ở tất cả các tháng trong năm nh−ng chiếm tỉ lệ cao vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10 hàng năm. Tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ chết của bê mắc viêm phổi cao vào các tháng có thời tiết nóng hay nhiệt độ không khí xuống thấp, trời lạnh và dinh d−ỡng kém.

2. Tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi trên bò trung bình qua các năm là 10,23%, số bê chết chiếm tỉ lệ 1,23% trong toàn đàn. Tỉ lệ chết của ca bệnh với bò là 12, 06%. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 10 và các tháng 1, 2, 12 số l−ợng bò mắc bệnh, chết do viêm phổi chiếm tỉ lệ cao.

3. Sốt, ho, chảy n−ớc mũi, hiện t−ợng niêm mạc tím tái, âm phổi bệnh lí là các triệu chứng th−ờng gặp ở bê và bò mắc viêm phổi. Các biểu hiện lâm sàng tr−ờng hợp viêm phổi cấp tính có tỉ lệ cao hơn trong tr−ờng hợp viêm mạn tính (P < 0,05).

4. Các chỉ tiêu về thân nhiệt, mạch đập, tần số hô hấp ở bê và bò viêm phổi tăng và có sự sai khác so với tr−ờng hợp bò khoẻ (P < 0,05).

5. Số l−ợng hồng cầu của bê và bò mắc viêm phổi giảm so với mức sinh lí. Số l−ợng hồng cầu của bê viêm phổi cấp tính 5,13 ± 0,35 triệu/mm3 máu, tr−ờng hợp viêm phổi mạn 4,44 ± 0,45 triệu/mm3 máu; số l−ợng hồng cầu của bò viêm phổi cấp tính 5,18 ± 0,11 triệu/mm3 máu, viêm phổi mạn tính là 4,76 ± 0,23 triệu/mm3 máu.

6. Hàm l−ợng huyết sắc tố (Hb), tỉ khối hồng cầu trong các tr−ờng hợp bê và bò viêm phổi đều giảm so với mức sinh lí (P < 0,05).

7. Số l−ợng các loại bạch cầu ở bê và bò mắc viêm phổi tăng so với mức sinh lí. Số l−ợng các loại bạch cầu ở bê viêm phổi cấp tính 12,07 ± 0,24 nghìn/mm3, viêm phổi mạn tính 17,06 ± 0,22 nghìn/mm3. Số l−ợng các loại bạch cầu ở bò viêm phổi cấp 14,15 ± 0,24 nghìn/mm3, viêm phổi mạn tính là 18,08 ± 0,14 nghìn/mm3.

Khi bê và bò mắc viêm phổi tỉ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu thay đổi, tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng cao trong tr−ờng hợp viêm cấp tính, bạch cầu lymphô tăng cao trong tr−ờng hợp viêm mạn tính.

8. Hàm l−ợng protein tổng số trong huyết thanh bê và bò mắc viêm phổi thấp hơn mức sinh lí. ở bê viêm phổi cấp tính là 70,43 ± 0,44g/l, trong viêm phổi mạn tính là 65,10 ± 0,34g/l; ở bò mắc viêm phổi cấp tính là 71,76 ± 0,29 g/l, trong viêm phổi mạn tính là 66,56 ± 0,39 g/l.

9. Hoạt độ men sGOT, sGPT ở bê và bò mắc viêm phổi tăng so với mức sinh lí, trong tr−ờng hợp viêm phổi mạn tính tăng cao hơn so với tr−ờng hợp viêm cấp tính.

10. Tỉ số A/G ở máu bê và bò khi mắc viêm phổi giảm so với mức sinh lí. 11. Các bệnh tích đại thể của phổi viêm nh− giãn phế nang, xung huyết, hạch phổi s−ng là những triệu chứng th−ờng gặp trong viêm phổi cấp và mạn tính đ−ợc mổ khám. Các tổn th−ơng hay gặp ở vùng rìa của các thuỳ phụ, thuỳ giữa (thuỳ tim) và thuỳ tr−ớc (thuỳ đỉnh) của phổi.

12. Các biến đổi vi thể phổi viêm th−ờng gặp là xung huyết, xuất huyết, dịch rỉ viêm tăng tiết, thâm nhiễm các tế bào viên nh− bạch cầu trung tính, bạch cầu lymphô.

13. Một số chế phẩm kháng sinh nh− Genta - Tylosin, Pneumotic hoặc phối hợp các kháng sinh ampicillin, streptomycin, sulphamethazin khi kết hợp với Bromhexine và Lesthionin - C cho hiệu quả điều trị cao trên bê và bò mắc viêm phổi.

đặc hiệu chống bội nhiễm đồng thời làm công tác hộ lý, chăm sóc, tăng c−ờng dinh d−ỡng, giải độc, khắc phục các rối loạn hô hấp sẽ tăng hiệu quả điều trị.

5.1. Đề nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu thêm về tình hình bệnh viêm phổi theo các năm, theo các tháng trên đàn bò và bê mắc viêm phổi.

2. Nghiên cứu thêm về sự ảnh h−ởng của nhiệt độ không khí, ẩm độ tới tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ chết do viêm phổi trên đàn bò nhập nội trong quá trình nuôi thích nghi.

2. Phân lập vi sinh vật trong đ−ờng hô hấp của bê, bê chết do mắc bệnh viêm phổi, thử kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp và có hiệu quả với chủng vi khuẩn phân lập đ−ợc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 106 - 109)