Liên quan giữa một số yếu tố thời tiết, khí hậu và tình hình bệnh viêm phổi trên đàn bê, bò tại Trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 62 - 67)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Liên quan giữa một số yếu tố thời tiết, khí hậu và tình hình bệnh viêm phổi trên đàn bê, bò tại Trung

tình hình bệnh viêm phổi trên đàn bê, bò tại Trung tâm bò sữa giống Sao Vàng từ tháng 5/2003 đến 6/2006

Nhằm góp phần vào việc đánh giá sự thích nghi của đàn bò sữa HF và lai HF nhập nội nuôi tại Trung tâm bò sữa giống Sao Vàng, chúng tôi đánh giá qua sự liên quan giữa nhiệt độ, ẩm độ, nắng và gió tới tình hình bệnh viêm phổi qua các tháng trong năm.

Sự liên quan giữa các chỉ tiêu về khí hậu và tình hình bệnh viêm phổi trên bê, bò đ−ợc chúng tôi thể hiện ở bảng 4.5 và 4.6.

Sự liên quan giữa số giờ nắng, nhiệt độ, ẩm độ, ảnh h−ởng của gió Tây Nam (gió Lào) và tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi trên đàn bê trên bảng 4.5 cho thấy: các tháng 5, 6, 7, 8 là những tháng nắng và ngày có gió Tây Nam thổi nhiều, nhiệt độ cao kết hợp ẩm độ cao (trên 83%) có tỉ lệ bê bị mắc và chết do viêm phổi tăng lên.

Bảng 4.5. Sự liên quan giữa một số chỉ tiêu khí hậu và tình hình mắc bệnh viêm phổi trên bê HF, bê lai HF (HF x Jersey)

theo từng tháng trong năm (2003 – 2006)

Số chỉ tiêu Tháng N (h) t (0C) A0 (%) Gió TN (ngày) Tỉ lệ mắc bệnh (%) Tỉ lệ chết so với tổng đàn (%) 1 170,8 17,6 86,5 0 42,75 5,07 2 157,5 18,9 90,8 0 26,90 0,69 3 116,9 20,7 90,5 0 20,55 0,68 4 357,0 24,3 90,8 0 20,00 1,38 5 325,5 26,9 86,7 1,3 52,11 8,45 6 448,0 28,9 83,3 7,0 57,24 9,66 7 291,2 28,7 84,8 5,7 56,76 10,14 8 382,9 28,2 86,7 4,3 55,86 8,97 9 292,6 26,6 86,1 0 51,41 7,75 10 292,6 24,7 84,0 0 59,86 11,27 11 151,9 22,0 84,3 0,3 22,46 1,45 12 95,9 19,3 88,7 0 39,31 5,52 Ghi chú:

- N: số giờ nắng trung bình tháng/thời gian điều tra (h). - t: nhiệt độ trung bình tháng/thời gian điều tra (0C). - A0: ẩm độ trung bình tháng/thời gian điều tra (%).

- Gió TN: trung bình số ngày có gió Tây Nam thổi trong tháng/thời gian điều tra (ngày).

Các số liệu về khí hậu từ 2003 đến 6/2006 ở Thọ Xuân do đài khí t−ợng và thuỷ văn Thanh Hóa cung cấp.

Trong các tháng 6, 7, 8 là những tháng có nhiệt độ lên cao và gió Tây Nam thổi nhiều nhất, bê có tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi và chết với tỉ lệ cao. Tuy nhiên, trong tháng 10 mặc dù nhiệt độ chỉ trung bình ở mức 24,70C, không có gió Tây Nam thổi nh−ng bê lại có tỉ lệ mắc viêm phổi cao nhất so với các tháng trong năm là 59,86%; tỉ lệ chết là 11,27%. Nguyên nhân do vào tháng 10 trong năm 2003 bò mới nhập về sức đề kháng còn kém, bê đẻ ra yếu, cán bộ kĩ thuật thú y ch−a có kinh nghiệm trong điều trị nên tỉ lệ mắc viêm phổi và chết còn cao, ảnh h−ởng tới tỉ lệ chung của thống kê.

Theo Đinh Văn Cải và cộng sự (2004) [72], sự ảnh h−ởng của stress nhiệt nên bò sữa HF thuần và bò lai HF phụ thuộc nhiều vào chỉ số THI (temperature - humididy index) thông qua cả hai yếu tố nhiệt độ và ẩm độ; THI càng cao thì ảnh h−ởng tới bò sữa HF càng lớn.

Trong các tháng mùa đông (1, 2, 12), thời tiết ở Thọ Xuân lạnh, có gió mùa Đông Bắc thổi nhiều, có s−ơng muối cũng làm tăng tỉ lệ mắc bệnh cũng nh− chết do viêm phổi trên đàn bê tại đây. Tỉ lệ mắc bệnh và chết do viêm phổi cao nhất vào tháng 1; tỉ lệ mắc là 42,75%, tỉ lệ chết là 5,07%.

Từ kết quả nghiên cứu trên bò trình bày ở bảng 4.6 cho thấy có sự liên quan giữa số giờ nắng, nhiệt độ, ẩm độ, ảnh h−ởng của gió Tây Nam (gió Lào) đến tỉ lệ mắc bệnh và chết do viêm phổi; trong các tháng 6, 7, 8 là những tháng nắng nhiều, có gió Tây Nam thổi, nhiệt độ cao kết hợp ẩm độ cao có tỉ lệ bò bị mắc viêm phổi và chết cao. Tháng 8 nhiệt độ trung bình 28,20C, trung bình 4,33 ngày gió Tây Nam thổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong các tháng là 60%; tỉ lệ chết là 5,96%.

Khi xem xét mối quan hệ giữa nhiệt độ thấp, ẩm độ cao và tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi trên bò cho thấy, trong các tháng mùa đông (1, 2, 12) thời tiết lạnh là những tháng bò có tỉ lệ mắc bệnh và chết cao. Tỉ lệ mắc bệnh và chết cao nhất trong các tháng mùa đông là tháng 1: nhiệt độ trung bình 17,60C, ẩm độ trung bình 86,51% có tỉ lệ mắc bệnh là 7,69%, tỉ lệ chết do viêm phổi là 0,37% so với tổng đàn nghiên cứu.

Bảng 4.6. Sự liên quan giữa một số chỉ tiêu khí hậu và tình hình mắc bệnh viêm phổi trên bò HF, bò lai HF (HF x Jersey) theo từng tháng

trong năm (2003 – 2006) Số chỉ tiêu Tháng N (h) t (0C) A0 (%) Gió TN (ngày) Tỉ lệ mắc bệnh (%) Tỉ lệ chết so với tổng đàn (%) 1 170,8 17,6 86,5 0 7,69 0,73 2 157,5 18,9 90,8 0 6,67 0,37 3 116,9 20,7 90,5 0 2,55 0 4 357,0 24,3 90,8 0 2,92 0 5 325,5 26,9 86,7 1,3 4,69 0,36 6 448,0 28,9 83,3 7,0 6,74 1,06 7 291,2 28,7 84,8 5,7 7,04 1,06 8 382,9 28,2 86,7 4,3 61,75 8,07 9 292,6 26,6 86,1 0 6,12 0,72 10 292,6 24,7 84,0 0 5,40 1,80 11 151,9 22,0 84,3 0,3 3,27 0 12 95,9 19,3 88,7 0 6,27 0,37

Theo số liệu của Trung tâm khí t−ợng thuỷ văn Thanh Hoá cung cấp: vào các tháng 11, 12, 1, 2 số ngày có gió Đông Bắc nhiều nhất. Trung bình trong các năm 2003, 2004, 2005 vào tháng 12 có tới 18 ngày có gió Đông Bắc thổi, trong tháng 1 trung bình 14,3 ngày có gió Đông Bắc. Điều đó cho thấy nhiệt độ thấp, ẩm độ cao, gió mùa Đông Bắc có làm tăng tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi trên bò nuôi tại Trung tâm.

Số bò mắc bệnh viêm phổi chiếm tỉ lệ thấp vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 11, trong các tháng này không xảy ra hiện t−ợng bò chết do viêm phổi.

Từ những kết quả rút ra từ bảng 4.5 và bảng 4.6 chúng tôi có nhận xét: tỉ lệ mắc viêm phổi và chết do viêm phổi ở bê, bò cao khi thời tiết lạnh kết hợp với gió mùa Đông Bắc hay nhiệt độ không khí lên cao, kết hợp với gió mùa Tây Nam thổi, cao nhất đối với bê HF và bê lai HF khi thời tiết nóng và ẩm độ cao.

Đỗ Văn Đ−ợc (2003) [11] cho rằng mối quan hệ giữa số liệu trâu chết trong các tháng và nhiệt độ không khí quan hệ nghịch (r < 0), nhiệt độ ấm thì trâu chết ít, trời lạnh ảnh h−ởng lớn đến tình trạng trâu viêm phổi. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với quan điểm này. Tuy nhiên, quan điểm về những tháng có giờ nắng nhiều và thời tiết ấm áp thì trâu ít mắc viêm phổi lại trái ng−ợc với nghiên cứu của chúng tôi; tỉ lệ bê mắc viêm phổi tăng khi thời tiết nắng nhiều, nhiệt độ không khí cao.

Theo nghiên cứu của Đinh Văn Cải (2004) [72], giá trị THI trung bình ở Thành phố Hồ Chí Minh trung bình năm là 79,3; nhiệt độ cao nhất có khi lên tới 38,40C (tháng 4), ẩm độ cao nhất vào tháng 10 (82%) không thuận lợi cho nuôi bò HF thuần và bò lai có tỉ lệ máu HF cao. Nh− vậy, khi so sánh với nhiệt độ và ẩm độ ở Thọ Xuân cho thấy có sự ảnh h−ởng rất lớn của nhiệt độ, ẩm độ tới sinh lí bò HF và lai HF nuôi tại đây.

Qua quá trình theo dõi trên đàn bò của Trung tâm cho thấy, hiện t−ợng chết nhiều vào mùa đông khi thời tiết lạnh giá, bò th−ờng có hiện t−ợng n−ớc mũi trong chảy ra suốt ngày. Khi gặp thời tiết thay đổi đột ngột, những bò này th−ờng mắc viêm phổi.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và CS (2004) [9], tỉ lệ nhiễm vi rút PI3 (Para - influenza type 3) ở bò khu vực phía Bắc Việt Nam là 63%, IBR 70%, BVD 25%, BT (Blue tongue) 29%. PI3 là nguyên nhân gây ra bệnh cúm ở bò, nó liên quan đến các yếu tố stress.

Khi nhiệt độ cao quá, gia súc mất thăng bằng nhiệt, trong khu thần kinh bị kích thích và có thể bị rối loạn. Đồng thời, trong cơ thể tích luỹ lại những chất ch−a hoàn toàn oxy hoá, tạo thành chất độc đi vào máu, kết quả làm cho sức đề

kháng của gia súc với bệnh tật giảm. Khi gia súc bị nhiễm lạnh do nhiệt độ không khí xuống thấp quá, sự tuần hoàn mất bình th−ờng, sự bảo hộ của th−ợng bì phổi bị phá vỡ làm cho vi trùng xâm nhập, albumin và chất béo trong các khí quan biến chất, sự sản sinh kháng thể và tác dụng thực bào của bạch huyết cầu giảm nhiều. Những bệnh hay phát sinh vào mùa đông nh−: viêm phổi, viêm phế quản phổi đều do tác dụng của lạnh đột ngột (Khoa Chăn nuôi - Thú y, 1974) [19].

Nhiều tác giả cho rằng: bệnh viêm phổi tụ huyết trùng ở trâu bò n−ớc ta th−ờng phát bệnh khi thời tiết thay đổi nhiều, thức ăn thiếu (Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2002 [21]; Nguyễn Đức L−u và Nguyễn Hữu Vũ, 2004 [23]).

Theo Nguyễn Trọng Tiến và CS (2001) [45], giống bò HF −a khí hậu mát mẻ, khô ráo, nhiệt độ từ 18 - 200C, thức ăn đủ chất dinh d−ỡng, do đó không nuôi bò ở các vùng đồng bằng nóng ẩm, nhiệt độ cao trên 250C vì khả năng thích nghi kém, dễ mắc bệnh lao, bệnh kí sinh trùng đ−ờng máu.

Nh− vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên bê và bò tại Trung tâm bò sữa giống Sao Vàng cũng phù hợp với các nghiên cứu của những tác giả trên đ−a ra. Những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ mắc bệnh, tỉ lệ viêm phổi trên bê và bò th−ờng do khí hậu thay đổi, các yếu tố stress và các yếu tố về dinh d−ỡng kém. Nhiệt độ không khí cao, gió Tây Nam thổi kết hợp với ẩm độ lớn hoặc thời tiết lạnh, gió mùa Đông Bắc thổi nhiều là những yếu tố ảnh h−ởng lớn nhất làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)