Nghiên cứu số l−ợng bạch cầu và công công thức bạch cầu trên các đối t−ợng bê, bò mắc viêm phổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 81 - 87)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2. Nghiên cứu số l−ợng bạch cầu và công công thức bạch cầu trên các đối t−ợng bê, bò mắc viêm phổ

t−ợng bê, bò mắc viêm phổi

Trong các tr−ờng hợp cơ thể bị viêm, hiện t−ợng đ−ợc quan tâm nhiều nhất đó là sự tham gia của bạch cầu trong phản ứng viêm. Do vậy, thành phần và số l−ợng các loại bạch cầu là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ phản ứng phòng vệ của cơ thể.

Kết quả nghiên cứu số l−ợng bạch cầu, công công thức bạch cầu trên các bê mắc viêm phổi đ−ợc trình bày trong bảng 4.12 và thể hiện trên biểu đồ 4.3, biểu đồ 4.4.

Bảng 4.12 cho thấy:

Số l−ợng các loại bạch cầu ở bê viêm phổi cấp tính 12,07 ± 0,24 nghìn/mm3 dao động trong khoảng 9,33 - 14,80 nghìn/mm3, tăng 1,63 lần so với bê khoẻ; viêm phổi mạn 17,06 ± 0,22 nghìn/mm3 dao động trong khoảng 15,35 - 19,81 nghìn/mm3, tăng 2,30 lần so với bê khoẻ.

72

Bảng 4.12. Một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của bê HF và bê lai HF (HF x Jersey) mắc bệnh viêm phổi

Đối t−ợng theo dõi Bê khoẻ

(n = 45 )

Bê viêm phổi cấp tính (n = 35 )

Bê viêm phổi mạn tính (n = 30 )

Chỉ tiêu theo dõi

x

m

X± Dao động X±mx Dao động X±mx Dao động

p Số l−ợng bạch cầu (nghìn/mm3) 7,41 ± 0,23 6,16 - 8,52 12,07 ± 0,24 9,33 - 14,80 17,06 ± 0,22 15,35 - 19,81 < 0,05 BC trung tính (ấu, gậy đốt) 25,99 ± 0,31 23,51 - 28,12 52,1 ± 0,33 37,55 - 62,99 26,74 ± 0,33 20,75 - 35,19 < 0,05 BC ái kiềm 0,16 ± 0,05 0,12 - 0,22 0,13 ± 0,20 0,11 - 0,15 0,12 ± 0,52 0,10 - 0,14 < 0,05 BC ái toan 5,46 ± 0,32 5,25 - 6,13 3,21 ± 0,35 2,77 - 4,12 3,86 ± 0,35 3,91 - 5,05 < 0,05 BC lymphô 61,65 ± 0,65 55,20 - 64,73 41,19 ± 0,47 38,32 - 57,87 64,12 ± 0,47 56,32 - 75,88 < 0,05 Công thức bạch cầu (%) B.C đơn nhân lớn 6,74 ± 0,45 6,18 - 7,52 3,37 ± 0,54 4,04 - 5,86 5,16 ± 0,54 4,27 - 5,89 < 0,05

52.13.37 3.37

0.133.21 3.21

41.19

B.C đa nhân trung tính B.C ái kiềm

B.C ái toan Lâm ba cầu B.C đơn nhân

Biểu đồ 4.3. Biểu diễn tỉ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu máu bê viêm phổi cấp tính (%)

26.745.16 5.16

0.12

3.86

64.12

B.C đa nhân trung tính B.C ái kiềm

B.C ái toan Lâm ba cầu B.C đơn nhân

ơ

Biểu đồ 4.4. Biểu diễn tỉ lệ các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu máu bê viêm phổi mạn tính (%)

Tỉ lệ bạch cầu trung tính trong máu bê viêm phổi cấp (52,10 ± 0,33%) và trong viêm phổi mạn tính (26,74 ± 0,33%) đều tăng so với tr−ờng hợp bê khoẻ.

Tỉ lệ bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan trong công thức bạch cầu máu bê viêm phổi cấp và mạn tính giảm so với tr−ờng hợp bê khoẻ.

Tỉ lệ bạch cầu lymphô trong máu bê viêm phổi cấp tính chiếm tỉ lệ 41,19 ± 0,47% giảm so với tr−ờng hợp bê khoẻ; trong viêm phổi mạn tính chiếm tỉ lệ 64,12 ± 0,47% tăng so với tr−ờng hợp bê khoẻ.

Tỉ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trong máu bê viêm phổi cấp (3,37 ± 0,54%) và bê viêm phổi mạn tính (4,37 ± 0,54%) giảm so với mức sinh lí.

Nh− vậy, trong các loại bạch cầu, bạch cầu trung tính và bạch cầu lymphô tăng nhiều so với các loại bạch cầu khi bê mắc viêm phổi. Số l−ợng bạch cầu trung tính trong viêm phổi cấp tăng 3,26 lần, viêm phổi mạn tính tăng 2,37 lần so với tr−ờng hợp bê khoẻ. Số l−ợng bạch cầu lymphô trong viêm phổi cấp tăng 1,09 lần, viêm phổi mạn tính tăng 2,39 lần so với tr−ờng hợp bê khoẻ.

Các kết quả nghiên cứu số l−ợng bạch cầu và công công thức bạch cầu trên bò mắc viêm phổi đ−ợc trình bày trên bảng 4.13. Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy:

Số l−ợng các loại bạch cầu ở bò viêm phổi cấp 14,15 ± 0,24 nghìn/mm3 dao động trong khoảng 9,33 - 15,80 nghìn/mm3, tăng 1,73 lần so với mức sinh lí; viêm phổi mạn tính 18,08 ± 0,14 nghìn/mm3 dao động trong khoảng 16,35 - 20,81 nghìn/mm3, tăng 2,3 lần so với sinh lí.

Tỉ lệ bạch cầu trung tính trong máu bò viêm phổi cấp tính (52,87 ± 0,33%) và trong viêm phổi mạn tính (25,95 ± 0,33%) đều tăng so với mức sinh lí (27,52 ± 0,51%).

Tỉ lệ bạch cầu ái toan trong viêm phổi cấp và mạn tính đều giảm so với mức sinh lí (P < 0,05).

Bạch cầu lymphô trong máu bò viêm phổi cấp tính chiếm tỉ lệ 40,13 ± 0,47% giảm so với bò khoẻ, trong viêm phổi mạn tính chiếm tỉ lệ 64,80 ± 0,47% nh−ng có sai khác không đáng kể so với bê khoẻ (P > 0,05).

75

Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của bò HF và bò lai HF (HF x Jersey) mắc bệnh viêm phổi

Đối t−ợng theo dõi Bò khoẻ (n = 45 ) Bò viêm phổi cấp tính (n = 35 ) Bò viêm phổi mạn tính (n = 30 )

Chỉ tiêu theo dõi

x

m

X± Dao động X±mx Dao động X ±mx Dao động

p Số l−ợng bạch cầu (nghìn/mm3) 8,07 ± 0,35 7,16 - 9,50 14,06 ± 0,24 9,33 - 15,80 18,06 ± 0,14 16,35 - 20,81 < 0,05 BC trung tính (ấu, gậy, đốt) 27,52 ± 0,51 25,51 - 28,67 52,87 ± 0,33 37,55 - 68,99 25,95 ± 0,33 20,75 - 35,19 < 0,05 BC ái kiềm 0,14 ± 0,03 0,12 - 0,15 0,14 ± 0,20 0,12 - 0,13 0,13 ± 0,52 0,10 - 0,22 < 0,05 BC ái toan 6,61 ± 0,26 5,55 - 7,18 3,03 ± 0,35 2,84 - 4,12 3,95 ± 0,35 2,93 - 4,17 < 0,05 BC lymphô 59,30 ± 0,19 56,10 - 65,43 40,11 ± 0,47 35,32 - 61,87 64,8 ± 0,47 60,32 - 78,18 < 0,05 Công thức bạch cầu (%) BC đơn nhân lớn 6,43 ± 0,61 6,18 - 7,02 3,85 ± 0,54 3,57 - 5,86 5,17 ± 0,54 4,83 - 6,88 < 0,05

Tỉ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trong máu bê viêm phổi cấp tính chiếm 3,85 ± 0,54% và trong viêm phổi mạn tính chiếm 5,17 ± 0,54% đều giảm so với tr−ờng hợp bò khoẻ.

Qua 2 bảng 4.12 và bảng 4.13 có thể thấy, số l−ợng bạch cầu trung tính, bạch cầu lymphô trong các tr−ờng hợp bê, bò viêm phổi cấp và mạn tính đều tăng so với mức sinh lí; số l−ợng bạch cầu trung tính tăng cao nhất trong tr−ờng hợp viêm phổi cấp tính; số l−ợng bạch cầu lymphô tăng cao nhất trong tr−ờng hợp viêm phổi mạn tính. Bạch cầu ái toan trong các tr−ờng viêm phổi cấp giảm so với mức sinh lí. Công thức bạch cầu thay đổi theo các thể viêm (P < 0,05).

Quá trình đáp của cơ thể tr−ớc các tác nhân bệnh lí nó đ−ợc biểu hiện thông qua phản ứng viêm. Trong quá trình đó, giữ vai trò quan trọng đó là sự tham gia của các tế bào vào đáp ứng miễn dịch. Khi ch−a có một tín hiệu đặc hiệu nào đối với kháng nguyên, các tế bào miễn dịch đặc hiệu nh− đại thực bào, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm, tế bào mast, tế bào nội mô chống lại các vi sinh vật bằng thực bào hay tiết ra các chất (peroxydase, esterase, lyzozym, lactoferin) có khả năng tiêu diệt các yếu tố lạ (Vũ Triệu An và CS, 2001) [2]. Còn trong quá trình đáp ứng miễn dịch tập nhiễm đó là kết quả hợp tác giữa 3 loại bạch cầu: đại thực bào (BC đơn nhân lớn), bạch cầu trung tính (tiểu thực bào) và bạch cầu lymphô (lymphô B, lymphô T) qua các quá trình đáp ứng MD dịch thể và đáp ứng MD tế bào (Vũ Triệu An và CS, 2001 [2]; Nguyễn Nh− Thanh, 1996 [39]; Cù Xuân Dần, 1996 [8])

Theo Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) [25], Vũ Triệu An và cộng sự (2001) [2] số l−ợng bạch cầu trung tính tăng th−ờng là do phản ứng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi, đặc biệt là trong tr−ờng hợp viêm cấp tính. Bạch cầu lymphô tăng mạnh trong tr−ờng hợp bệnh mạn tính và trong hầu hết các bệnh do vi rút gây ra. Listeria monocytogenes gây viêm phổi với hiện t−ợng tăng sinh bạch cầu đơn nhân rõ rệt khi nhiễm trùng (Nguyễn Nh− Thanh và CS, 1997 [40]).

Một trong những tr−ờng hợp điển hình của stress là bạch cầu toan tính, bạch cầu lymphô, bạch cầu đơn nhân giảm trong giai đoạn báo động của stress (từ 24 - 48 giờ). Một trong những chỉ tiêu quan trọng chẩn đoán stress là bạch cầu toan tính giảm, có thể giảm tới 50% (Cù Xuân Dần và CS, 1996) [8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 81 - 87)