Một số nguyên nhân gây viêm phổi trên gia súc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 30 - 36)

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng viêm phổi là bệnh rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra; có thể chỉ do 1 nguyên nhân, 2 nguyên nhân hoặc có sự kết hợp nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên tính chất phức tạp của viêm phổi. Hầu hết các nghiên cứu đều cho biết bệnh viêm phổi trên gia súc th−ờng do những nguyên nhân chính nh− do vi sinh vật, do kí sinh trùng, do yếu tố môi tr−ờng, do thức ăn và các yếu tố quản lí, chăm sóc.

Nguyên nhân do vi sinh vật

Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân tiên phát của bệnh viêm phổi là do vi rút, nguyên nhân thứ phát là do vi khuẩn, vi khuẩn làm cho bệnh phát triển mạnh hơn (Blood D. C. và CS, 1985) [55]; Niconxki V. V., 1986 [31]; Russell A. Runnells và CS, 1991 [69]; Blowey R. W., 1999 [56]).

Khi bò bị bệnh viêm mũi - viêm khí quản truyền nhiễm (IBR - infectious bovine rhinotracheitis) do herpes vi rút, nếu nặng viêm lan xuống khí quản và chúng phổ biến bị nhiễm khuẩn kế phát gây nên viêm phổi (Archie Hunter, 2000) [4].

ở đ−ờng hô hấp gia súc khoẻ mạnh ng−ời ta có thể phân đ−ợc các vi khuẩn nh−pasteurella, staphyloccocus, streptococcus, mycoplasma, diplococcus, E.Coli. Khi điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, sức đề kháng của gia súc giảm sút do stress (nhiệt độ, ẩm độ, mật độ đàn), do thiếu dinh d−ỡng, nhiễm vi rút hay mắc một bệnh nào đó những vi khuẩn này phát triển mạnh và tăng độc lực gây bệnh cho gia súc (Archie Hunter, 2000 [4]; Bachstrom L. và H. Bremek, 1978 [52]; Blowey R. W., 1999 [56]; Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2002 [21]).

Blowey R. W. (1999) [56] cho rằng các nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi ở bò sữa và bê th−ờng do vi rút RSV (Respiratory syneytial virus), PI3 (Para - influenza type 3) gây bệnh phó cúm, IBR (Infectious bovine rhinotracheitis) gây bệnh viêm mũi - viêm khí quản truyền nhiễm, BVD (Bovine viral diarrhoea) gây bệnh tiêu chảy do vi rút và corona vi rút. Hay các vi khuẩn nh−Pasteurella multocida Pasteurella haemolytica, Haemophillus sommus, Actinomyces pyogenes. Các mycoplasma nh− Mycoplasma dispar, Mycoplasma bovis,

Acholepplasma laidlawii. Vi khuẩn Pasteurell haemolytica gây ra bệnh phế viêm tơ huyết với tên sốt vận chuyển (Shipping fever) ở bò.

Tác giả Nguyễn Nh− Thanh và CS (1997) [40] cho rằng Klepsiella pneumoniae nó là nguyên nhân gây bội nhiễm nhiều loại vi khuẩn (staphyloccocus, streptococcus, Corynabacterium pyogenes) ở đ−ờng hô hấp, dẫn tới viêm phổi; với bò hay gặp ở các ổ áp xe, có mủ dày đặc, trắng xám, có

mùi thối. Actinomyces pyogenes nó là nguyên nhân gây nên các ổ áp xe ở tổ chức phổi. Khi phổi bị viêm hoá mủ, các vi khuẩn nh− Diplococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes th−ờng có mặt tại ổ viêm; Diplococcus pneumoniae hay gây bệnh cho gia súc non. Ngoài ra, Listeria monocytogenes

gây viêm phổi với bệnh tích phổi s−ng tụ máu và xuất huyết, Mycobacterium tuberculosis bovinus gây bệnh lao ở bò.

Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho bò là bệnh do

Mycoplasma mycoides gây nên bệnh viêm phổi - màng phổi ở bò (Contagionus Bovine pleuropneumonia - CBPP).

Nguyên nhân do yếu tố môi tr−ờng, khí hậu

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng môi tr−ờng không khí và khí hậu tác động rất lớn tới hoạt động hô hấp của sinh vật nh− yếu tố nhiệt độ, ẩm độ, gió. Sự ô nhiễm môi tr−ờng không khí đã ảnh h−ởng không nhỏ tới tính chất và mức độ bệnh phổi trên đàn gia súc (Khoo Teng Huat, 1995 [20]; Blowey R. W, 1999 [56]). Yếu tố stress, nhất là ở những cơ sở chăn nuôi công nghiệp và ảnh h−ởng của điều kiện đất đai, khí hậu của vùng có ảnh h−ởng rõ rệt tới tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi ở gia súc (Niconxki V. V., 1986) [31].

Leroy G. Bicht (1988) cho biết bệnh viêm phổi xảy ra ở bò nuôi tập trung cũng nh− nuôi gia đình ở hầu hết các n−ớc trên thế giới. Bệnh th−ờng phát sinh khi thời tiết thay đổi từ ấm sang lạnh. Bê non d−ới 1 năm tuổi mắc bệnh với tỉ lệ cao và nặng hơn ở bò tr−ởng thành (Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2002) [21].

Blowey R. W. (1999) [56] cho rằng yếu tố stress nh− nhiệt độ tăng đột ngột hay sự thay đổi của môi tr−ờng cùng với sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây viêm phổi. Bệnh sốt vận chuyển (Shipping fever) do Pasteurella haemolytica gây ra sau quá trình vận chuyển thời gian dài.

Nguyên nhân do yếu tố thức ăn

Theo Blood và cộng sự (1985) [55], gia súc hít nhầm ngoại vật vào phổi, ăn phải một số chất độc, một số cây cỏ độc hay các chất độc đ−ợc sản

sinh trong thức ăn, kích thích của hơi độc th−ờng dẫn đến viêm kẽ phổi không đặc hiệu. Russell A. Runnells và cộng sự (1991) [69] nhận thấy khi cho bê lớn ăn cỏ dự trữ trong mùa đông, d−ới tác dụng của vi khuẩn lactobacillus thì tryptophan có trong thức ăn đ−ợc chuyển thành 3 - Methylindol, chất này đ−ợc hấp thụ từ dạ cỏ vào máu đến phổi. D−ới tác dụng của các enzym oxydaza ở phổi chúng tạo thành các chất trung gian độc và gây tổn th−ơng rộng rãi trên đ−ờng hô hấp.

Bò th−ờng mắc viêm phổi khi ăn cỏ dự trữ có chứa nấm mốc

Mycopolyspora faeni, Candida glabrata, Aspergillus sp (Blood và CS, 1999 [55]; Russell A. Runnells và CS, 1991 [69]).

Các nguyên nhân xuất phát từ nội tại cơ thể gia súc

Nhiều tác giả đã cho rằng ở các lứa tuổi khác nhau gia súc cũng có khả năng mắc bệnh viêm phổi khác nhau. Theo Niconxki V. V. (1986) [31], dịch viêm phổi mẫn cảm với lợn con, nhất là lợn con từ 3 - 4 ngày tuổi. Theo Leroy G. Bicht (1988) bê non d−ới 1 năm tuổi mắc bệnh với tỉ lệ cao và nặng hơn bò tr−ởng thành (trích theo Phạm Sĩ Năng và Phan Địch Lân, 2002) [21]. Theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Đ−ợc (2003) [11] nghé, trâu già rất dễ bị cảm lạnh và dẫn đến viêm phổi. Huỳnh Văn Kháng (2006) [17] cho rằng bò sữa hay mắc bệnh viêm phổi nhất là với bò sữa cao sản sau khi đẻ 3 - 5 ngày và bê sơ sinh từ 1 - 3 tháng tuổi do sức đề kháng giảm, cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột.

Cơ thể là một khối thống nhất, khi một cơ quan, bộ phận bị ảnh h−ởng sẽ kéo theo sự ảnh h−ởng tới một số cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Theo Hồ Văn Nam (1997) [26], bệnh phế quản - phế viêm là do kế phát từ cúm, viêm màng mũi thối loét, giun đũa, bệnh tim, ứ huyết ở phổi gây ra.

Theo Jorgensen (1988), sự rối loạn tiêu hoá làm giảm khả năng chống lại của cơ thể với bệnh phổi. Sự tổn th−ơng phổi tìm thấy tại các lò mổ với sự viêm nhiễm ruột tr−ớc đó có sự t−ơng quan giữa lợn cần chữa viêm phổi với sự cần chữa viêm ruột (trích theo Phạm Ngọc Thạch, 2005) [38].

Nguyên nhân do quản lí, chăm sóc

Các yếu tố này có thể do xây dựng chuồng trại ch−a phù hợp với đặc điểm sinh lí của gia súc, phân lô, chia đàn ch−a hợp lý, chăm sóc và nuôi d−ỡng không đúng ph−ơng pháp, bệnh phát sinh do vận chuyển gia súc, vệ sinh thú y, xử lí chất thải không tốt dẫn đến ô nhiễm tiểu khí hậu chuồng nuôi gây ra viêm phổi.

Theo tài liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ (1967) [51], vào năm 1843, Peter Dunm mua bò sữa từ Anh về Mỹ mà không biết rằng đã mắc bệnh viêm phổi - màng phổi và đã xảy ra một vụ dịch lớn ở Mỹ.

Nguyễn Trọng Tiến và cộng sự (2001) [45] cho rằng khi nuôi bê từ 3 đến 15 tháng tuổi cần phân nhóm từ 25 - 30 con, những con viêm phổi, viêm ruột cần phân sang nhóm riêng.

Trâu bò khi bị stress nh− nuôi d−ỡng hay làm việc nặng nhọc nhất là với gia súc cày kéo gầy yếu dễ bị mắc bệnh tụ huyết trùng dẫn tới viêm phổi (Archie Hunter, 2001) [4].

Nhiều tác giả nhấn mạnh tiểu khí hậu chuồng nuôi, nền lạnh, độ ẩm cao, gió lùa là nguyên nhân gây bệnh ở cơ quan hô hấp (Kelley K. W., 1980) [65]. Blowey R. W. (1999) [56] cho rằng chỗ nằm và sàn chuồng của bê, bò bị ẩm −ớt, nhiều phân, n−ớc tiểu dẫn đến tăng nồng độ NH3, H2S, CH4 kích thích niêm mạc hô hấp, hoạt động của lông rung đ−ờng hô hấp bị ảnh h−ởng dẫn tới viêm phổi. Theo A. Kytraivxev (1969) nếu nhiệt độ không khí thấp, chuồng nuôi không đ−ợc s−ởi ấm, gây nên stress nhiệt, thân nhiệt bò giảm còn 330C - 340C; nhiệt độ chuồng nuôi trong giai đoạn từ khi sinh đến 15 - 20 ngày tuổi nên khống chế ở nhiệt độ 200C - 240C, độ ẩm không khí chuồng nuôi khoảng 70% - 75% là thích hợp ( trích theo Nguyễn trọng Tiến và CS, 2001) [45].

Niconxki V. V. (1986) [31] cho biết các yếu tố nh− chuồng ẩm thấp, lạnh lẽo, ngột ngạt, gió lùa, không có rác độn chuồng, ăn uống kém, chật chội

và các yếu tố khác làm tăng độ mẫn cảm của cơ thể đối với bệnh làm cho bệnh lây lan tăng độc lực của mycoplasma với lợn.

Do chuồng không đ−ợc che chắn kín dễ gây gió lùa, bê, nghé lạnh dẫn đến viêm phổi (Huỳnh Văn Kháng, 2006 [17]; Phan Địch Lân và Phạm sĩ Lăng, 2002 [21]).

Bệnh do Pasteurella haemolytica týp A, T hay gặp trong các tr−ờng hợp do bò bị stress nh− vận chuyển xa, nóng, gia súc làm việc quá sức, nhốt đông gây nên bệnh ở bò từ 6 tháng đến 2 năm tuổi và phổ biến ở thể viêm phổi (Archie Hunter, 2001) [4].

Huỳnh Văn Kháng (2006) [17] cho rằng khi đỡ đẻ cho bê cần chú ý không để n−ớc ối, đờm dãi lọt vào khí quản, phổi gây viêm phế quản, viêm phổi.

Ngoài ra, một số bệnh không đ−ợc tiêm phòng nh− viêm phổi - màng phổi, bệnh tụ huyết trùng hay các bệnh do vi rút gây bệnh đ−ờng hô hấp có thể gây nên các bệnh viêm phổi.

Nguyên nhân do kí sinh trùng

Theo Cuningham (1982), các kí sinh trùng nh− ấu trùng giun đũa, giun phổi th−ờng vào cơ thể qua đ−ờng tiêu hoá ăn, uống, xâm nhập vào máu rồi di hành lên phổi súc vật. Nó là nguyên nhân cơ giới tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn thứ phát (trích theo Phạm Sĩ Lăng và Phan Dịch Lân, 2002) [21].

Giun Dictyocanlus viviparus sống ở đ−ờng hô hấp nh− khí quản, phế quản bê, bò. ở phổi trứng của chúng qua đờm dãi khi ho, sau đó vào đ−ờng tiêu hoá khi bê, bò nuốt xuống và ra phân thải ra môi tr−ờng, nở thành ấu trùng sau đó ấu trùng theo thức ăn (rơm, cỏ...) vào đ−ờng tiêu hoá, ấu trùng di hành từ ruột lên phổi gây viêm (Blowey R. W., 1999 [56]; Archie Hunter, 2001 [4]; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 [18]).

Theo Walter J. Gibbons và cộng sự (1971), ấu trùng giun đũa Toxocara vitulorum gây ra chủ yếu ở bê nghé d−ới 6 tháng tuổi, trong quá trình di hành lên phổi cũng gây tổn th−ơng và viêm phổi (trích dẫn theo Đỗ Văn Đ−ợc, 2003) [11]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)