Ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 48 - 53)

và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.4.Ph−ơng pháp nghiên cứu

1. Điều tra, theo dõi, thống kê số l−ợng bê và bò bị bệnh viêm phổi chúng tôi dựa trên cơ sở các số liệu l−u trữ trong sổ sách, máy tính của Trung tâm và trong quá trình theo dõi kết hợp với mổ khám bê, bò tại Trung tâm.

Những bê, bò đ−ợc thống kê mắc bệnh viêm phổi khi có triệu chứng ho, khó thở, sốt, chảy n−ớc mũi, nghe phổi có âm bệnh lí và khi mổ khám thấy phổi bị viêm.

2. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng: thân nhiệt, mạch đập, tần số hô hấp, ho, khó thở,...

Thân nhiệt: đo bằng cách dùng nhiệt kế có khắc độ biểu thị nhiệt độ C và đút bầu nhiệt kế vào trong trực tràng và l−u ở đó khoảng 3 - 5 phút. ở bò quá 39,50C mà không có lý do sinh lí khác là sốt, thân nhiệt dao động trong vòng 10C là nằm trong phạm vi sinh lí. Sốt nhẹ là thân nhiệt cao hơn bình

th−ờng 10C, sốt trung bình cao hơn 20C, sốt cao là hơn 30C. Tần số mạch: bắt mạch ở động mạch khấu đuôi (ảnh 3.1).

Tần số hô hấp: tính số lần hô hấp bình quân trong 1phút. Đếm số lần hô hấp trong 3 - 5 phút, sau đó lấy bình quân. Cách quan sát bằng cách quan sát qua hõm hông, thành ngực, cánh mũi hoạt động khi gia súc thở.

Khó thở: nh− hít vào khó, thở ra khó qua chẩn đoán các động tác hô hấp nh− gia súc hít vào cổ v−ơn dài, vành mũi mở rộng, 4 chân dạng ra, l−ng còng, ngực và bụng thóp lại khi thở ra, cung s−ờn lồi lên khi thở ra, lòi rom, há miệng, thè l−ỡi khi thở...

N−ớc mũi: căn cứ vào số l−ợng n−ớc mũi, độ nhầy, màu, mùi của n−ớc mũi. Ho: qua tiếng ho nh− ho từng cơn, ho −ớt, ho đau (khi ho do viêm phổi gia súc khó chịu, cổ v−ơn dài, chân cào đất, rên).

Kiểm tra niêm mạc: qua quan sát niêm mạc mắt.

Nghe âm phổi bệnh lí: xác định vị trí giải phẫu vùng phổi, dùng ống nghe để kiểm tra. Vùng phổi là một hình tam giác, cạnh tr−ớc là vùng cơ khuỷu làm ranh giới, cạnh trên cách sống l−ng một bàn tay, cạnh sau là một đ−ờng cong bắt đầu từ gốc s−ờn 12 qua các giao điểm của đ−ờng ngang bắt đầu từ góc hông x−ơng cánh chậu đến s−ờn 11, giao điểm của đ−ờng ngang bắt đầu từ khớp bả vai đến s−ờn 8 và nối các điểm kéo dài đến s−ờn 4.

Các chỉ tiêu thân nhiệt, tần số hô hấp, tần số mạch một ngày kiểm tra 2 lần vào lúc 7 - 9 giờ và 16 - 18 giờ hàng ngày.

3. Làm các xét nghiệm sinh lí máu của bê, bò mắc viêm phổi bằng cách lấy máu ở tĩnh mạch cổ vào ống nghiệm sau đó để trong bình đá và vận chuyển về để tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu về hệ hồng cầu, bạch cầu trên máy phân tích sinh lí máu tự động trong vòng 12 tiếng sau khi lấy mẫu (ảnh 3.2).

4. Làm các xét nghiệm sinh hoá máu của bê, bò mắc viêm phổi bằng cách lấy máu ở tĩnh mạch cổ, để máu đông tự nhiên sau 2 tiếng chắt lấy huyết và bảo quản bằng heparin trong ống nghiệm sau đó vận chuyển về để tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu protein tổng số, hoạt độ men sGOT, sGPT trên máy

phân tích sinh hóa máu tự động trong vòng 12 tiếng sau khi lấy mẫu.

5. Điện di protein huyết thanh bằng ph−ơng pháp điện di trên phiến axetat xelluloza để xác định các tiểu phần protein huyết thanh.

Các kết quả xét nghiệm sinh lí, sinh hóa máu và điện di protein trong huyết thanh đ−ợc so sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức Việt (2006) [48] trên các đối t−ợng bê và bò khỏe tại Trung tâm.

6. Kiểm tra bệnh tích đại thể qua việc mổ khám và quan sát những biến đổi bệnh lí của phổi viêm nh− thể tích, hình dạng, bờ (rìa) phổi, màu sắc, trọng l−ợng, độ đàn hồi, trạng thái bề mặt, trạng thái mặt cắt, trạng thái nổi trong n−ớc và kiểm tra các hạch lâm ba phế quản phối trái và phải trên các bê, bò mắc viêm phổi chết hay loại thải của Trung tâm tại những lò mổ ở các khu vực lân cận.

7. Kiểm tra những biến đổi vi thể. Có thể tóm tắt gồm những b−ớc sau:

1) Cố định phổi bê, bò bệnh

Cố định bệnh phẩm bằng dung dịch formol 10% (thể tích formol gấp 10 - 20 lần thể tích tổ chức phổi).

2) Tẩy n−ớc làm trong

Rửa n−ớc từ 12 - 24 giờ (rửa d−ới vòi n−ớc chảy nhẹ) để trôi hết formol. Khử n−ớc: bằng hệ thống cồn ethylic với thời gian nh− sau: cốc 1 chứa cồn 700 trong 2 - 4 giờ; cốc 2, 3, 4 là cồn 1000 trong 4 - 6 giờ.

Làm trong: lấy miếng tổ chức ra khỏi cồn, thấm nhẹ trên giấy lọc rồi cho vào hệ thống 3 lọ xylen mỗi lọ trong 2 - 4 giờ.

3) Tẩm parafin qua hệ thống 4 cốc

Cốc 1: parafin + xylen theo tỉ lệ 1:1 từ 2 - 12 giờ ở 370C. Sau đó lần l−ợt cho qua 3 cốc parafin ở nhiệt độ 560C mỗi cốc 4 - 6 giờ.

4) Đổ block

Đổ block bằng parafin đã nóng chảy, sau đó đợi cho parafin đông đặc hoàn toàn, bóc bỏ khuôn giấy và sửa lại block cho vuông vắn.

5) Cắt dán mảnh

ảnh 3.1. Theo dõi tần số mạch của bê mắc viêm phổi bằng ph−ơng pháp kiểm tra qua động mạch khấu đuôi

ảnh 3. 2. Phân tích các chỉ tiêu sinh lí máu trên máy phân tích tự động Sysmex KX21

6) Nhuộm tiêu bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dùng thuốc nhuộm hematoxylin để nhuộm bào t−ơng, thuốc nhuộm eosin dùng để nhuộm nguyên sinh chất của tế bào. Sau đó tẩy n−ớc bằng cách dùng cồn ethylic tẩy n−ớc làm trong tiêu bản bằng cồn 900 trong cốc 1 từ 2 - 3 phút, bằng cồn 1000 trong cốc 2, cốc 3 từ 3 - 5 phút. Cuối cùng làm trong tiêu bản bằng việc cho tiêu bản qua 2 cốc xylen mỗi cốc 3 - 5 phút. Sau đó gắn lamen, dán nhãn và đọc kết quả trên kính hiển vi có độ phóng đại 10 x 20 và 15 x 40.

8. Thử nghiệm qua 3 phác đồ điều trị

Trong các phác đồ chính chúng tôi sử dụng các chế phẩm Genta -Tylosin, Lesthionin - C, Bromhexine của Công ty liên doanh Bio - Pharmachemic. Sulphamethazin, chế phẩm Pneumotic, ampicillin, streptomycin là những kháng sinh mua trên thị tr−ờng tự do của các Công ty Thuốc thú y Trung −ơng 1, Công ty Cổ phần D−ợc và Vật t− Thú y (HANVET).

Đánh giá hiệu quả của các phác đồ dựa trên việc theo dõi về lâm sàng: sốt, khó thở, ho, chảy n−ớc mũi, âm phổi bệnh lí.

Từ kết quả thu đ−ợc so sánh với kết quả phác đồ th−ờng dùng trong trại. Các công thức tính toán về tình hình bê, bò mắc bệnh viêm phổi chúng tôi tính theo các công thức sau:

Tổng số bê (bò) mắc bệnh viêm phổi Tỉ lệ mắc bệnh (%) =

Tổng số bê (bò) trong thời gian nghiên cứu x 100 Tổng số bê (bò) viêm phổi chết

Tỉ lệ chết so với tổng đàn (%) =

Tổng số bê (bò) trong thời gian nghiên cứu x 100 Tổng số bê (bò) viêm phổi chết

Tỉ lệ chết của ca bệnh (%) =

Tổng số bê (bò) mắc viêm phổi x 100

Xử lý số liệu thu đ−ợc bằng toán thống kê sinh học trên máy vi tính theo ch−ơng trình Excel.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 48 - 53)