Phòng và trị bệnh viêm phổi Phòng bệnh viêm phổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 44 - 47)

Phòng bệnh viêm phổi

Để hạn chế các thiệt hại do bệnh viêm phổi gây ra việc phòng bệnh là hết sức quan trọng. Hầu hết các tác giả khi nghiên cứu về bệnh viêm phổi đều cho rằng cần cải thiện các yếu tố đ−a đến bệnh đ−ờng hô hấp và có thể phòng bệnh bằng vắc xin hay cho uống thuốc kháng sinh.

Theo tác giả Blowey R. W. (1999) [56], Huỳnh Văn Kháng (2006) [17] việc phòng bệnh phải chú ý đến các yếu tố nh−: bê, bò phải đ−ợc ấm, tránh gió lùa, chỗ nằm phải khô ráo, hệ thống thoát n−ớc tốt và tăng c−ờng sự thông thoáng của chuồng nuôi. Ngoài ra, cần tiêm phòng một số bệnh chính cho trâu bò nh− bệnh tụ huyết trùng do Pasteurella haemolytica, các bệnh do vi rút IBR, PI3.

Hiện nay, để tiêm phòng cho bò phòng các bệnh viêm mũi - viêm khí quản truyền nhiễm ở bò gây ra bởi vi rút (IBR), tiêu chảy do vi rút ở bò do BVD (Bovine virus diarshea), bệnh gây ra bởi vi rút Parainfluenza 3 (PL3) và bệnh nhiễm vi rút hợp bào đ−ờng hô hấp ở bò (BRSV) và bệnh xoắn khuẩn (5 chủng). Nên tiêm cho bò khoẻ mạnh, bao gồm cả bò mang thai vắc xin Cattle Master 4 + L5. Chủng 2 lần, tái chủng lần 2 cách lần một từ 2 - 4 tuần, sau đó 4 năm tái chủng 1 lần. Bê sau 1 tháng tuổi có thể chủng mũi đầu tiên. Ngoài ra, để tiêm phòng bệnh sốt vận chuyển trên bò có thể tiêm phòng vacxin One ShotR

có chứa Pasteurella haemolytica typ A1 vào bò khoẻ mạnh ít nhất là 14 ngày tr−ớc khi cai sữa, vận chuyển, tr−ớc mỗi kỳ stress hoặc nhiễm trùng (Pfizer animal health, 2003) [68].

Theo Archie Hunter (2000) [4], phòng bệnh cho bò bệnh giun phổi bằng cách cho uống vắc xin sống, loại vắc xin duy nhất hiện có đối với giun.

Theo Renaud Maillard (2002) [36], có thể phòng bệnh đ−ờng hô hấp cho trâu bò bằng cách phối trộn kháng sinh với thức ăn, hoà kháng sinh cho uống hay sử dụng các kháng sinh, biệt d−ợc có tác dụng chậm qua đ−ờng tiêm (72 giờ tiêm một lần). Các kháng sinh hay sử dụng là tilmicosin, tetracyclin có kết hợp với cả vitamin C.

Điều trị bệnh viêm phổi

Để điều trị bệnh viêm phổi, nhiều tác giả cho rằng cần dùng các biện pháp chống nhiễm trùng, trợ lực, trợ tim, các biện pháp chống thiếu d−ỡng khí, điều trị trúng độc do hậu quả của viêm.

Việc điều trị bằng kháng sinh trong viêm phổi nên chọn thuốc có phạm vi và công hiệu rộng với mầm bệnh, khả năng khuyếch tán tốt vào mô phổi khi bị viêm nh− các tetracyclin (oxytetracyclin, doxycillin), macrolid (tylosin, tilmycosin) và fluoroquinon (enrofloxacin, flumequin). Khi phổi bị viêm, mủ và dịch rỉ viêm làm giảm đ−ờng đẫn của các aminosid, các β - lactam và các sulfamid. Do vậy, cần phối hợp kháng sinh với các tác nhân làm giảm viêm hoặc cải tiến môi tr−ờng phổi nh− các phân tử làm tăng sự dẫn truyền thuốc vào phổi, giảm sự lan rộng các vùng thiếu ôxy mô bào hoặc chống xẹp phổi, làm lắng fibrin hay biến thành xơ đều có tác dụng tốt đối với phân bổ kháng sinh, do đó kích thích làm tăng tuần hoàn có lợi cho phân bổ kháng sinh. Việc dùng kháng sinh ngăn bệnh viêm phổi lây lan đ−ợc bắt đầu khi thấy có tỉ lệ mắc bệnh hô hấp trên 10% hoặc quá 2 ngày liên tiếp hoặc là ngay lập tức 25% trâu bò bị bệnh (Renaud Maillard, 2002) [36].

Những thuốc làm tiêu nhầy hình nh− giúp cho tăng nồng độ nhiều loại kháng sinh trong việc tiết dịch của phế quản. Một trong những thuốc điều hoà chất nhầy hay sử dụng trong viêm phổi là bromhexine, nó có tác dụng cắt các cầu nối disulfit của chất nhày (mucopolysaccharide) nhờ đó chất nhầy đ−ợc đẩy ra khỏi đ−ờng hô hấp qua phản xạ ho (Nguyễn Nh− Pho, 2004) [34].

Blowey R. W. (1999) [56] cho rằng, tilmicosin có tác dụng rất tốt nó có hiệu quả cao với mycoplasma, vi khuẩn.

Theo Đỗ Văn Đ−ợc (2003) [11], có thể dùng các loại kháng sinh chlotetracyclin, neomycin phối hợp penicillin và streptomycin hoặc dùng các kháng sinh trên phối hợp với sulfonamid để điều trị bệnh đ−ờng hô hấp ở trâu Lạng Sơn.

Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân (2002) [21] th−ờng dùng tetramisol hoặc levamisol cho bò sữa mắc viêm phổi do giun uống sau đó tiêm ampixillin và kanamycin cho bò.

Thời gian điều trị tùy loại bệnh song chỉ chấm dứt kháng sinh sau khi hết sốt từ 1 - 2 ngày (Nguyễn Nh− Pho, 2003) [34]

Theo Hồ Văn Nam và CS (1997) [26], gia súc bị bệnh phổi ngoài việc dùng kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm thì cần phải giải quyết vấn đề hộ lý chăm sóc tốt gia súc thì cần phải dùng các thuốc trợ sức trợ lực nâng cao sức đề kháng, giảm dịch thẩm xuất và tăng c−ờng giải độc. Ngoài ra, cần dùng thuốc giảm ho, long đờm hoặc phong bế vào hạch sao, hạch cổ d−ới.

Xác định đ−ợc các triệu chứng của viêm phổi và các nguyên nhân cơ bản của nó sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lầm sàng bệnh viêm phổi trên đàn bò holstein friesian tại trung tâm bò sữa giống sao vàng thọ xuân (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)