Một số đề xuất kiến nghị

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam (Trang 58 - 62)

Xuất phát từ thực trạng xuất khẩu của Việt Nam, nhóm tác giả xin đưa ra một số giải pháp cho thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của nước ta trong giai đoạn tớị Thực tế đã chỉ ra rằng, các chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc có rất nhiều điểm thành công mà Việt Nam nên học tập. Theo đó, Việt Nam nên:

Lựa chọn mặt hàng xuất nhập khẩu phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ trong điều kiện khoa học công nghệ nội địa chưa phát triển, Việt Nam cần tăng cường nhập khẩu máy móc công nghệ từ các nước phát triển để chuyển

giao dây chuyền công nghệ áp dụng vào việc sản xuất. Kết hợp với lợi thế nhân công, lao động dồi dào, giá rẻ để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng công nghiệp nhẹ. Từ đó tích lũy đủ vốn nhập khẩu máy móc hiện đại, nâng cao được năng suất lao động.

Xây dựng các đặc khu kinh tế để phát triển các ngành chủ lực: trước hết phải xác định lợi thế của từng khu vực là gì, từ đó hoạch định chiến lược xây dựng các vùng trọng điểm. Cấp phép xây dựng các khu chế suất, khu công nghệ cao; thiết lập các quy chế đầu tư ưu đãị Đây là bước đi quan trọng của quá trình thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu ở nước tạ

Đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư FDI: để thu hút vốn đầu tư FDI, Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lý phải ổn định, thông thoáng nhưng rõ ràng. Cần có luật bảo vệ quyền lợi các Doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài như Luật sở hữu trí tuệ, Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp…, hướng dẫn đầu tư dự án nước ngoài,…

Đa dạng hóa thị trường: không ngừng tìm kiếm thị trường xuất khẩụ Nhà nước nên tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu qua việc thành lập các cục thương mại xúc tiến đầu tư, là cầu nối cho doanh nghiệp trong nước với thị trường quốc tế. Các cục xúc tiến này sẽ tìm hiểu thông tin thị trường, cung cấp thông tin kịp thời cho doanh nghiệp trong nước về đối tác kinh doanh, môi trường pháp lý của thị trường hướng tới xuất khẩu… Bên cạnh đó vẫn giữ quan hệ hợp tác với các thị trường truyền thống.

Hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: hạ lãi suất và gia hạn tín dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàị Đó cũng là một trong những cách thu hút vốn đầu tư FDI hiệu quả được không chỉ Trung Quốc mà các nước phát triển áp dụng như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Bên cạnh những thành công cần học hỏi thì chính sách thú đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc còn có có những vấn đề đặt ra mà Việt Nam cần phải lưu ý.

Việt Nam cần phải linh hoạt điều chỉnh tỷ giá cũng như tránh phá giá hay duy trì một mức tỉ giá thấp trong một thời gian dài như Trung Quốc. Việc duy trì tỷ giá thấp trong thời gian dài bị các nền kinh tế phát triển coi như một trong những cách phá giá sản phẩm, chính vì vậy sẽ gặp phải sự trả đũa kinh tế như Mỹ với Trung Quốc. Mặt khác, Việt Nam là một nước nhập siêu và nợ nước ngoài nhiều vậy nên việc phá giá đồng nội tệ dẫn đến làm tăng giá nhập khẩu và tăng giá trị các khoản nợ nước ngoài, điều này gây bất lợi lớn cho nền kinh tế. Ngoài ra khi phá giá đồng nội tệ làm cho lạm phát tăng cao, điều này ảnh hưởng đến lòng tin của người dân và vị thế của Việt Nam. Vậy nên Việt Nam không nên thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ trong bối cảnh hiện naỵ

Chính phủ Việt Nam không nên thực hiện quá nhiều các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu như chính sách hoàn thuế hay ưu đãi tín dụng. Bởi vì, những chính sách này sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể bị kiện bán phá giá hoặc gặp phải sự trả đũa từ các thị trường lớn như Mỹ hoặc các nước EỤ

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc đã cho thấy những thành tựu cũng như hạn chế của chính sách nàỵ

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc bao gồm các công cụ và biện pháp nhằm thủ tiêu hoặc giảm bớt thiên hướng chống lại xuất khẩu như chính sách thuế quan, chính sách tỷ giá, chính sách thu hút FDI, chính sách khoa học công nghệ…Có thể nói nhờ thực hiện rất thành công những chính sách trên mà Trung Quốc đã vươn lên trở thành nuớc dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hàng hóa nói chung và các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu nói riêng. Bên cạnh những thành công rực rỡ, những chính sách này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng song mỗi nước lại có một điều kiện đặc thù riêng về kinh tế, chính trị,…do vậy Việt Nam nên tìm hiểu những chính sách xuất khẩu hợp lý của Trung Quốc để có thể tự rút ra những bài học kinh nghiệm, vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nuớc mình. Với lợi thế của nước đi sau, những bài học kinh nghiệm quý giá của Trung Quốc có ý nghĩa gợi mở cho chính sách đổi mới của Việt Nam, giúp Việt Nam có thể trở thành nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong tương lai, đặc biệt là các mặt hàng có hàm lượng khoa học công nghệ caọ

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam (Trang 58 - 62)