Lựa chọn thị trường một cách hợp lí, đề xuất và thực thi chiến lược thị trường xuất khẩu đúng đắn là một trong những khâu quan trọng làm tăng xuất khẩu của Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ quạ Quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của Trung Quốc trên thực tế là quá trình khai thác thị trường theo hai hướng: Tìm kiếm thị trường mới và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường hiện có. Trung Quốc cho rằng hiện nay họ cần tăng mức xuất khẩu bằng mọi cách, nhưng tránh sự tập trung quá mức vào một thị trường riêng nào đó (như
Mỹ hay Nhật chẳng hạn) tức là Trung Quốc phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuất khẩu tăng nhanh và ổn định.
a) Cơ sở của lựa chọn thị trường
Cải cách, mở cửa và tăng trưởng kinh tế trong một nước 1,3 tỷ người này đã làm thu nhập của cư dân tăng nhanh, tạo nên một thị trường khổng lồ có tiềm năng lớn nhất thế giớị Theo ước tính, chỉ cần 8% dân số Trung Quốc (khoảng 100 triệu người) có thu nhập 1000 USD/năm đã tạo ra sức mua 100 tỷ USD/năm. Đây là lí do giải thích tại sao các nước lớn đều coi Trung Quốc là đối tác quan trọng, các công ty lớn nhất thế giới đều muốn đến và chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
Vị trí địa lý của Trung Quốc lại hết sức thuận lợi (biên giới dài tiếp giáp với 15 nước, có hải giới với 8 nước) tạo điều kiện cho Trung Quốc trong buôn bán quốc tế, kể cả buôn bán đường biển. Hỗ trợ cho các chính sách về thị trường và kinh doanh buôn bán đối ngoại, Trung Quốc còn có một lực lượng đông đảo Hoa kiều với những thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý. Những thế mạnh này sẽ là cơ sở cho lựa chọn thị trường cũng như các đối tác chính trong ngoại thương giai đoạn đầu công nghiệp hoá của Trung Quốc.
b) Các chính sách thị trường
Trung Quốc luôn luôn linh hoạt với những chiến lược kiểu "bổ khuyết", "cát cứ", "nhen nhóm" và biện pháp điều chỉnh có tính bổ trợ khác. Các chính sách thị trường cơ bản mà Trung Quốc đã và đang thực hiện là:
- Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại theo chiều sâu với các nước phát triển, giảm bớt sự lệ thuộc vào từng nước riêng lẻ để phân tán các nhân tố rủi rọ
- Đẩy mạnh phát triển một cách ổn định các quan hệ thương mại với Hông Kông, Macao và Đài Loan.
- Đẩy mạnh khai thác thị trường các nước đang phát triển. - Mở rộng mậu dịch biên giớị
- Tiếp tục cải cách cơ chế quản lý ngoại thương, tăng cường sức cạnh tranh của hàng Trung Quốc, đồng thời đẩy nhanh tiến trình hội nhập với khu vực và thế giớị
- Mở cửa và tăng cường vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế, các chính sách và chiến lược về sản phẩm và thị trường ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với Trung Quốc.
Trung Quốc thực hiện chính sách đa dạng hóa thị trường xuất khẩụ Bên cạnh việc duy trì phát triển thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, thị trường các nước Trung Âu, Trung Quốc cũng đang tiến hành tập trung khai thác các thị trường láng giềng; khôi phục và phát triển xuất khẩu sang các nước thuộc Liên Xô cũ, thị trường các nước đang phát triển, Châu Mỹ la tinh, Liên bang Nga và các nước Đông Âu, một số nước khu vực Châu Á, Châu Phi…
Liên minh châu Âu đã liên tục 6 năm là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, ngược lại Trung Quốc cũng vươn lên trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Liên minh châu Âụ Hầu như tới 90% sản phẩm bán sang các nước thành viên của Liên minh Châu Âu EU là sản phẩm chế tạo như quần áo, giảy dẹp, dệt, túi xách hành lí và đồ chơị Quần áo chiểm khoảng 12,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang EU trong năm 1996, với trị giá đạt được là 2,44 tỷ USD. Năm 1996, xuất khẩu máy móc và sản phâm điện tử của Trung Quốc sang Liên minh châu Âu đặt trị giá 7,3 tỷ USD, năm 2007 lên 245,19 tỷ USD, tương đương 20,1 tổng kim ngạch xuất khẩụ Đến hiện nay, đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại từ lâu đờị Các mối quan hệ được cải thiện góp phần thúc đẩy buôn bán hai chiềụ Theo số liệu thống kê của MOFTEC, năm 1995 buôn bán giữa hai nước đặt tổng trị giá hơn 57,47 tỷ USD. Buôn bán tăng một cách ổn định từ năm 1996, đôi lúc có sự tăng giảm. Trong vòng nhiều năm liên tục, Nhật Bản luôn là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc. Đến năm 2004, con số này lên 73,51 tỷ USD, năm
2005 là 83,99 tỷ USD, con số này tăng dần cho đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đã lên tới hơn 100 tỷ USD. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc sang Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu may, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp…
Mỹ là bạn hàng lớn thứ 3 của Trung Quốc và Mỹ coi Trung Quốc là thị trường mới nổi lên quan trọng bậc nhất có tiềm năng lớn nhất. Quan hệ song phương đã được mở rộng một cách nhanh chóng cả ngắn hạn và dài hạn, buôn bán song phương có tiềm năng lớn để phát triển hơn nữạ Trung Quốc cần công nghệ, vốn và thị trường của Mỹ, Mỹ cần thị trường Trung Quốc và những sản phẩm giá hợp lí của Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng dần qua các năm đối với các mặt hàng như quần áo, dệt, thóc gạo, dầu, hóa chất, thép, máy móc, đồ điện… Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ đạt 203,47 tỷ USD, chiểm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đạt trên 215 tỷ USD, tăng 11,4% so với năm 2007, và đên nay không tăng lên.
Trong những năm gần đây, khu vực ASEAN thu hút sự chú ý của thế giời bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ và quá trình hội nhập tích cực vào nền kinh tế toàn cầụ Đây là khu vực nằm liền kề Trung Quốc và là quê hương mới của khoảng 24 triện người Hoạ Với những đặc điểm đó, Trung Quốc rõ ràng có lợi thế thị trường ở khu vực này và có những điều kiện để thiết lập ảnh hưởng của mình ở ASEAN. Kim ngạch song phương giữa 2 bên không ngừng tăng, lợi thế xuất khẩu có phần nghiêng về Trung Quốc. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN là 4,12 tỷ USD, sau 10 năm con số này đã tăng gần 5 lần lên mức 19,05 tỷ USD, cơ cầu mặt hàng xuất khẩu cũng đa dạng hơn. Các sản phẩm xuất khẩu chính của Trung Quốc sang ASEAN là các sản phẩm điện tử và máy móc, khoáng sản hóa chất, hàng dệt may, dầu tinh chế, ngũ cốc…
Từ năm 2011, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Trung Quốc đã có sự thay đổi đáng kể thể hiện qua bảng 2.5, theo đó Hoa Kỳ vươn lên là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 385,3 tỷ USD, theo sau là Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan.
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang một số thị trường chính
Thứ tự Quốc gia Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 1 Hoa Kỳ 385,3 2 Nhật Bản 297,8 3 Hồng Kông 230,6 4 Hàn Quốc 207,2 5 Đài Loan 145,4
Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ, (2011), Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC)
Việc xây dựng và thực hiện các chính sách và chiến lược về sản phẩm và thị trường của Trung Quốc sẽ liên tục đón nhận những thời cơ và thách thức mới trong bối cảnh kinh tế thương mại toàn cầu luôn luôn vận động. Tuy nhiên cho dù những thời cơ, thách thức này là gì thì việc thực hiện có hiệu quả các chính sách, chiến lược này chắc chắn sẽ giúp Trung Quốc sớm đạt được các mục tiêu trong phát triển ngoại thương, từ đó thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.