hàng chế biến sâu của Trung Quốc
Mặc dù đạt được rất nhiều thành tựu trong xuất khẩu nhưng các chính sách này vẫn còn nhiều điểm hạn chế, gây bất lợi cho Trung Quốc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, việc duy trì một mức tỉ giá thấp trong một thời gian dài để thúc đẩy xuất khẩu đã khiến cho quan hệ Trung Quốc – Mỹ trở nên gay gắt. Chính vì điều này Trung Quốc đã gặp phải rất nhiều sự trả đũa kinh tế của Mỹ
và các nước phương tây để gây áp lực yêu cầu Trung Quốc thả nổi đồng RMB.
Thứ hai, chính phủ Trung Quốc thực hiện các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu như chính sách hoàn thuế, ưu đãi tín dụng bị xem là một hình thức trợ giá dẫn đến hàng hóa của Trung Quốc khi xuất ra thị trường nước ngoài thường xuyên bị kiên bán phá giá. Trong giai đoạn 1995 – 2001 số vụ kiện Trung Quốc bán phá giá chiếm tới 14% tổng số vụ kiện bán phá giá của toàn thế giớị Kể từ khi gia nhập WTO vào cuối năm 2001, số vụ kiện Trung Quốc bán phá giá đạt tới con số khoảng 200. Do một số nước công nghiệp chủ chốt là thành viên của WTO vẫn chưa công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường nên nước này có thể còn phải đối mặt với nhiều vụ kiện phá giá nói riêng, và các biện pháp bảo hộ khác từ phía các nước công nghiệp phát triển nói riêng trong trường hợp nhập khẩu xuất khẩu của Trung Quốc tới thị trường của các nước này tăng mạnh. Việc Mỹ và EU áp đặt trở lại chế độ hạn ngạch đối với Trung Quốc trước “cơn sóng thần” hàng dệt may của nước này đổ vào thị trường các nước nói trên (sau khi chế độ hạn ngạch hàng dệt may được chính thức bãi bỏ từ tháng 1/2005 đối với các nước thành viên WTO) là một ví dụ điển hình minh chứng cho khả năng trên.
Thứ ba, việc Trung Quốc quá chú trọng vào các doanh nghiệp FDI dẫn đến sự mất cân bằng giữa các thành phần kinh tế trong nước. Nền kinh tế Trung Quốc đang bị phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp FDI trong khi các doanh nghiệp tư nhân trong nước lại không phát huy được vai trò chủ đạo của mình như các nước phát triển Mỹ hay Anh. Điều này khiến cho nền kinh tế Trung Quốc tiềm ẩn rất nhiều rủi rọ Năm 2012 FDI của Trung Quốc giảm mạnh là một tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang có xu hướng rút vốn khỏi Trung Quốc và tìm kiếm cơ hội lợi nhuận tại các thị trường mới như Đông Nam Á hay Ấn Độ.
3.2 Gợi ý vận dụng kinh nghiệm thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của Trung Quốc đối với Việt Nam