Chính sách chú trọng nhập khẩu công nghệ

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam (Trang 44 - 46)

Quá trình phát triển năng lực công nghệ Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu công nghệ từ bên ngoài, trong đó bao gồm nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàị Trung Quốc có chủ trương tăng cường nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đặc biệt từ các nước công nghiệp phương Tây, để thay thế công nghệ lạc hậu trong khu vực sản xuất công nghiệp. Việc chú trọng nhập khẩu công nghệ của nước ngoài giúp Trung Quốc cải thiện đáng kể năng lực công nghệ trong nước, các doanh nghiệp sản xuất trong nước có cơ hội tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, từ đó đổi mới phương thức sản xuất, tăng cường hàm lượng kỹ thuật trong các sản phẩm, góp phần đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâụ

Bảng 2.8: Nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc (1981-1996) Năm Số lượng hợp đồng Giá trị hợp đồng (tỷ USD)

1981-1984 726 1,99 1985 6714 2,96 1986 784 4,46 1987 581 2,99 1988 437 3,55 1989 328 2,92 1990 232 1,27 1991 359 3,46 1992 504 6,59 1993 493 6,11 1994 444 4,10 1995 3629 13,03 1996 6074 15,26 1981-1996 22269 69,69 Nguồn: Lưu Lực 2002, Bảng 2.6 Bảng 2.8 thể hiện tình hình nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc trong giai đoạn 1981-1996. Trung Quốc đã tăng cường mức nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài, số lượng các hợp đồng được ký kết có xu hướng tăng qua các năm đồng thời với đó giá trị của các hợp đồng cũng có xu hướng ngày một lớn hơn. Trong giai đoạn 1981-1986, Trung Quốc đã ký 22269 hợp đồng nhập khẩu công nghệ với tổng trị giá 69,69 tỷ USD.

Nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc được tập trung vào các ngành quan trọng như năng lượng, vận tải, hóa chất, nguyên liệu thô, và một số ngành công nghệ cao như vi điện tử, sản xuất máy bay, công nghệ vũ trụ và năng lượng hạt nhân. Trong giai đoạn 1996 -2000, chính phủ Trung Quốc đã xác định các ngành cơ khí, điện tử, hóa dầu, ô tô và vật liệu xây dựng là những ngành trụ cột, đóng vai trò đầu tàu trong tăng trưởng kinh tế.

Cùng với sự gia tăng về quy mô, cơ cấu nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc có sự thay đổi theo hướng giảm nhập khẩu máy móc thiết bị và tăng cường hình thức tiếp nhận li-xăng(1). Từ năm 1978 trở về trước, nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm tới 90% nhập khẩu công nghệ của Trung Quốc. 1 Li-xăng trong lĩnh vực bản quyền được hiểu là việc tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả (bên giao li-xăng) cho phép người sử dụng tác phẩm (nhà xuất bản bên nhận li-xăng) sử dụng tác phẩm theo cách thức và phù hợp với các điều kiện

Tuy nhiên trong giai đoạn 1979 – 1990, con số này chỉ còn hơn 40%. Nhập khẩu máy móc thiết bị có thể là giải pháp thích hợp nhất để khắc phục tình trạng năng lực sản xuất yếu kém hiện thời, nhưng trong dài hạn hình thức tiếp nhận li-xăng công nghệ cao tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc lựa chọn công nghệ, cũng như việc kết hợp công nghệ nước ngoài với công nghệ có sẵn trong nước.

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam (Trang 44 - 46)