Cùng với việc nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, Trung Quốc rất chú trọng thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) ở trong nước. Để thúc đẩy khả năng đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong nước, Trung Quốc đã thành lập một loạt các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật quốc gia – National Engineering Research Centers (NERC) trên phạm vi cả nước. Các trung tâm này đóng vai trò then chốt trong chiến lược cải cách hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Ngoài ra, cơ quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của Trung Quốc – Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc – Chinese Academy of Sciences (CAS), cũng tham gia vào việc phổ biến công nghệ trên phạm vi cả nước.
Trung Quốc cũng đã tập trung gia tăng chi phí cho các hoạt động R&D. Hàng năm, phần lớn kinh phí cho hoạt động R&D ở Trung Quốc được dành cho các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu của chính phủ. Chẳng hạn vào năm 1995, 32% chi tiêu cho hoạt động R&D được dành cho các doanh nghiệp, 44% cho các cơ quan nghiên cứu của nhà nước, 14% cho các trường đại học và 10% còn lại cho các tổ chức khác.
Kể từ khi bắt đầu chính sách cải cách, Trung Quốc đã triển khai nhiều chương trình khoa học công nghệ chủ yếu trên phạm vi cả nước. Chương trình đầu tiên là Chương trình công nghệ chính được khởi đầu vào năm 1982 nhằm giải quyết những vấn đề kỹ thuật chủ yếu để phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp. Tiếp đến là Chương trình Đốm lửa được thực hiện từ năm 1985 nhằm phát triển nền kinh tế nông thôn thông qua việc
nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp công nghiệp ở khu vực nông thôn.
Vào năm 1986, Chương trình “863” được triển khai với mục tiêu chính là tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng trong một số ngành công nghệ cao của Trung Quốc, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ giữa Trung Quốc với các nước công nghiệp phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao, đồng thời tạo bước đột phá trong những lĩnh vực mà Trung Quốc có lợi thế so sánh.
Chương trình Bó đuốc được Bộ Khoa học và Công nghệ - Ministry of Science and Technology (MOST) triển khai vào năm 1988 với 5 mục tiêu cơ bản là tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển các ngành công nghệ cao, thiết lập các khu phát triển dành riêng cho các ngành công nghệ cao, quốc tế hóa hoạt động của các ngành công nghệ cao đó thông qua hợp tác với các đối tác nước ngoài, đào tạo và thu hút nhân tài phục vụ cho sự phát triển các ngành công nghệ cao và triển khai các dự án với sự tham gia của các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực như vật liệu mới, công nghệ vi sinh, điện tử và thông tin, quang điện tử, công nghệ tiết kiệm năng lượng và công nghệ thân thiện với môi trường.
Chương trình quốc gia về nghiên cứu cơ bản (gọi tắt là chương trình 973) được thực hiện vào năm 1997 với mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy hoạt động nghiên cứu cơ bản nhằm đáp ứng các nhu cầu chiến lược của Trung Quốc. Trọng tâm của chương trình là tăng cường khả năng của Trung Quốc trong việc đưa ra những phát minh, sáng chế mới trong lĩnh vực công nghệ.
Những nỗ lực nâng cao năng lực công nghệ đã mang lại những kết quả tích cực. Việc nhập khẩu và chuyển giao công nghệ đã giúp cải thiện cơ cấu công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp Trung Quốc, đồng thời dẫn tới sự hình thành các ngành công nghiệp mớị Đặc biệt, ngành công nghiệp điện tử của Trung Quốc đã trở thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và có khả năng cạnh tranh cao nhất trên thế giớị Trung Quốc đã trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng điện tử dân dụng lớn nhất thế giới chủ yếu nhờ vào nhập khẩu công nghệ của nước ngoàị Điều này
cho thấy Trung Quốc đã có những thành công trong việc hấp thụ công nghệ của nước ngoài để tạo lập sức cạnh tranh cao cho sản phẩm của mình. Các ngành công nghiệp máy tính, bán dẫn và viễn thông cũng đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ nhờ những nỗ lực phát triển công nghệ của Trung Quốc.
Bảng 2.9: Xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc (1992 -2004) Năm
Tổng XK hàng chế tạo (tỷ USD)
(1)
Xuất khẩu hàng công nghệ cao
Giá trị (tỷ USD) Tốc độ tăng (%) % trong (1) 1992 67,9 9,3 - 13,7 1993 75,1 10,7 15,1 14,2 1994 101,3 15,6 45,8 15,4 1995 127,3 21,5 37,8 16,9 1996 129,1 24,3 13,0 18,8 1997 158,8 30,0 23,5 18,9 1998 163,2 34,4 14,7 21,1 1999 175,0 40,2 16,9 23,0 2000 223,7 55,8 38,8 24,9 2001 239,8 64,1 14,9 26,7 2002 297,8 67,8 5,8 22,8 2003 397,0 110,3 62,7 27,9 2004 552,8 165,5 50,0 29,9
Nguồn: Martin, Bảng SA 11: China Statistical Yearbook 2001 – 2004; MOFOM Trade Statistics Những năm 90 đã chứng kiến sự bùng nổ xuất khẩu hàng chế tạo của Trung Quốc, trong đó các sản phẩm công nghệ mới – công nghệ cao ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn. Qua bảng 2.9 có thể thấy tỷ trọng của hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo của Trung Quốc gia tăng đều đặn trong những năm 90 và những năm đầu của thế kỷ 21. Đặc biệt, từ năm 2003 xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao có sự gia tăng nhảy vọt, và xu hướng này có xu hướng tiếp tục được duy trì.