Chính sách thu hút FDI chung

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam (Trang 37 - 43)

a) Cải thiện môi trường đầu tư

Đây được coi là bước tiền đề tạo cơ sở để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Chính sách này đặt trọng tâm vào cải thiện môi trường pháp lí và cơ sở hạ tầng để tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoàị Giai đoạn 1979-1985 là giai đoạn phôi thai của quá trình tạo lập mô trường pháp lí đối với FDI của Trung Quốc. 7/1979 Luật hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc với nước ngoài (hay còn gọi là luật doanh nghiệp liên doanh) được thông quạ Mặc dù chỉ bao gồm 13 khoản mục và còn nhiều điều hạn chế song luật doanh nghiệp liên doanh có ý nghĩ vô cùng quan trọng đối với việc thu hút FDI của Trung Quốc, đánh dấu sự chuyển biến cơ bản từ chính sách đóng của sang cải cách mở cửa và đặt nền móng cho quá trình hình thành khuôn khổ pháp lí của Trung Quốc.

Năm 1983 để khắc phục những hạn chế của luật doanh nghiệp liên doanh, chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Quy đi ̣nh hướng dẫn thực hiện luật Doanh nghiệp liên doanh” và việc mở của 14 tỉnh ven biển và 3 đồng bằng chính (1985). Điều này đã góp phần tạo lòng tin cho doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc. Toàn bộ những cải cách trong môi trường pháp lí và môi trường hoạt động đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của FDỊ

Trong năm 1984 và 1985 vốn FDI đăng kí tăng tương ứng 53% và 124%, còn vốn thực hiện tăng 98% và 32%.

Năm 1985, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Luật doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho phép về mặt pháp lí hoạt động của các doanh nghiệp này trên phạm vi cả nước. Cũng trong năm đó, Trung Quốc đã ban hành “Quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài”. Mục tiêu của quy định đó là nhằm “cải thiện một trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển nền kinh tế quốc dân”.

Sự cải thiện môi trường đầu tư ở Trung Quốc đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể của FDỊ Năm 1987 FDI tăng gần 31% so với năm 1986 và năm 1988 tăng 43% . Trong cơ cấu ngành của FDI cũng có sư thay đổi đáng kể: 85% dự án đầu tư tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo năm 1988. Tuy nhiên đến giữa năm 1989 do ảnh hưởng của chính sách khắc khổ và sự kiện Thiên An Môn khiến cho dòng FDI vào Trung Quốc có xu hướng giảm mạnh. Trước tình hình này, bước sang những năm 1990 quá trình tự do hóa và cải thiện môi trường pháp lí được đẩy mạnh nhằm khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư. Tiếp đó Trung Quốc cũng đã tiến hành sửa đổi Luật doanh nghiệp liên doanh và đến năm 1991 Luật thuế thống nhất đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài được thông qua, chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử hình thức FDI khác nhaụ

Cuối năm 1993 Trung Quốc thông qua một loạt các luật và quy định mới trong đó phải kể đến Luât bản quyền, Quy định về bảo vệ phần mềm, Luật nhãn hiệu, Luật công ty, Luật chứng khoán, Luật ngân hàng, Quy định về kiểm soát ngoại hốị Sự cải thiện mạnh mẽ môi trường pháp lí cùng với việc nới lỏng kiểm soát tín dụng và mở của thị trường trong nước đã góp phần tăng cường nguồn FDỊ Theo như bảng thống kê FDI vào thị trường Trung Quốc thì FDI năm 1991 tăng 82% và sang năm 1992 đạt mức tăng kỉ lục là 385%. Sang năm 1993 FDI đăng kí đạt 111 tỉ USD vượt tổng FDI thu hút

trong vòng 14 năm trước đó. FDI thực hiện cũng tăng mạnh năm 1993 đạt mức tăng trưởng 150% tương đương với 27,5 tỉ USD.

Trong giai đoạn 2010-2020 Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào các ngành kĩ thuật cao, kinh nghiệm quản lí, nhân lực chất lượng caọ Trung Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung “Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư nước ngoài”, đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.

b) Chính sách hỗ trợ tài chính với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài Đây cũng được coi là một trong những chính sách tiến bộ góp phần nâng cao sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc trong mắt các nhà đầu tư. Theo như chính sách này thì các xí nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc nếu có nhu cầu vay vốn căn cứ theo quy định của pháp luật được vay vốn từ các ngân hàng tại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suất và phí vay về cơ bản được áp dụng như đối với các doanh nghiệp Trung Quốc. Ngoài ra như giảm phí sử dụng đất, trợ cấp cho lao động, ưu đãi thuế, ưu tiên trong việc cung cấp điện, nước và các dịch vụ công cộng khác, hình thành thị trường ngoại hối với các doanh nghiệp nước ngoàị Với những biện pháp ưu đãi này, FDI đổ vào Trung Quốc trong những năm 1980 tăng mạnh cùng với việc một loạt các cơ sở gia công- lắp ráp các sản phẩm xuất khẩu sử dụng nhiều lao động được thành lập ở SEZ.

c) Chính sách vùng lãnh thổ

Chính phủ Trung Quốc cũng tập trung vào thành lập các đặc khu kinh tế, các đặc khu khoa học công nghệ và mở cửa các thành phố ven biển để thu hút FDỊ Bốn đặc khu kinh tế SEZ (Special Economics Zone) ở hai tỉnh thuộc khu vực duyên hải đông nam Trung Quốc là Quảng Đông và Phúc Kiến. Sau khi Luật Doanh nghiệp liên doanh được ban hành và SEZ được thành lập, các nhà đầu tư đã bắt đầu tìm hiểu về thị trường Trung Quốc để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Tổng số dự án đầu tư được phê chuẩn chỉ dừng lại ở mức 992 dự án với tổng giá trị hợp đồng và giá trị cam kết tương ứng là 6 tỉ và 1,166 tỉ

USD. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng cho mở cửa 14 tỉnh ven biển và 3 đồng bằng chính năm 1985. Chính sách này đã mang lại một lượng FDI đáng kể cho Trung Quốc giai đoạn nàỵ

2.2.5.3. Chính sách thu hút FDI định hướng xuất khẩu

Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài vào xuất khẩu các sản phẩm chế tạo có hàm lượng khoa học công nghệ và kĩ thuật cao như máy móc thiết bị, đồ điện, máy tính….Trung Quốc khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao thông qua “Quy định hướng dẫn các dự án đầu tư nước ngoài” ban hành năm 1995 và được sửa đổi 3 lần vào năm 1997, 2002, 2005.

Theo Quy định này các dự án FDI được chia thành 4 nhóm: • Nhóm được khuyến khích đầu tư

• Nhóm được phép đầu tư • Nhóm bị hạn chế đầu tư • Nhóm bị cấm đầu tư

Các dự án được khuyến khích đầu tư có khối lượng vốn lớn, thời gian hoàn vốn lâu dài như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải, xử lí chất thải đầu tư sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt như được xem xét mở rộng phạm vi kinh doanh, hưởng ưu đãi về thuế thu nhập, thuế VAT (dưới hình thức hoàn thuế), được nhập khẩu nguyên liệu miễn thuế, vay vốn với quy mô lớn. Bên cạnh các ngành nông nghiệp, năng lượng giao thông, các ngành định hướng xuất khẩu và các ngành sản xuất công nghệ cao chiếm một vị trí đặc biệt trong danh mục các ngành các dự án được khuyến khích đầu tư.

Bảng 2.7: Đinh hướng xuất khẩu của các FIE và doanh nghiệp trong nước năm 1997

Ngành Đi ̣nh hướng xuất khẩu ( xuất khẩu / sản lượng)Tất cả các DN FIE DN trong nước

Tổng cộng 12,9 39,7 8,6 May mặc 72,0 92,3 65,5 Đồ da và giày dép 53,1 99,9 34,8 Điện và điện tử 28,1 51,5 13,6 Đồ gỗ 23,6 70,9 15,5 Giấy, sản phẩm thể thao 17,6 50,0 11,7 Hóa chất 9,1 25,2 7,8

Nguyên liệu CN thô 8,0 31,7 7,4 Thiết bị vận tải 7,0 17,3 4,9

Dệt 6,7 22,3 4,9

Vật liệu XD 5,1 32,8 3,4

Máy móc 5,1 24,6 3,4

Nguồn: Lemoine 2000, bảng 11 Bảng 2.7 đã cho chúng ta thấy trong năm 1997 các FIE có mức độ định hướng xuất khẩu cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong nước ở tất cả các ngành đặc biệt FIE ở cac ngành giày dép (99,9%), may mặc (92,3%), đồ gỗ (70,9%), điện tử (51,5%) và giầy và các sản phẩm văn hóa (50%).

Cùng với sự gia tăng của dòng vốn FDI thì cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc cũng có sự dịch chuyển đáng kể từ các mặt hàng thô, sơ chế sang các mặt hàng chế tạọ Từ chỗ chiếm hơn 50% xuất khẩu vào những năm 80 tỉ trọng của các nguyên liệu thô liên tục giảm trong khi tỉ trọng của các mặt hàng chế tạo không ngừng tăng thêm từ dưới mức 50% năm 1985 lên gần 70% năm 1990 vào xấp xỉ 90 % từ năm 2000 trở đị

Bên cạnh sự dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu thì cơ cấu các mặt hàng chế tạo của Trung Quốc cũng có sự biến động mạnh. Từ thập niên 90 trở đi các mặt hàng may mặc đã phải nhường chỗ cho các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao như máy móc thiết bị điện tử, thiết bị văn phòng, thiết bị vận tảị Các FIE bắt đầu tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao từ giữa những năm 1995. Nếu như năm 1995 các FIE trong ngành điện tử

và viễn thông mới chiếm khoảng 60% sản lượng công nghiệp và 59% giá trị gia tăng của toàn ngành thì đến năm 2000 con số này đã lên tới 72% và 65%.

Theo số liệu của MOFCOM thì xuất khẩu các mặt hàng máy móc và linh kiện điện tử của Trung Quốc mới đạt 66,73 tỉ USD năm 2000 và đạt 77,66 tỉ USD năm 2001 tương ứng với 62,79% và 65,53% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Từ 2002 trở đi tỉ trọng xuất khẩu của các mặt hàng này liên tục tăng đồng thời tỉ trọng xuất khẩu của các FIE đối với máy móc và hàng điện tử cũng tăng mạnh. Điều này cho thấy các FIE có vai trò quan trọng trong thúc đẩy xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư với các ngành công nghiệp chế tạọ Đối với các nhóm sản phẩm công nghệ mới, công nghệ cao thời gian đầu vẫn ở mức trung bình. Năm 1996 tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của các FIE mới chỉ đạt 7,8 tỉ USD chiếm 61% tổng xuất khẩu mặt hàng nàỵ Tỉ trọng này liên tiếp tăng qua các năm đặc biệt năm 2003 tổng giá trị xuất khẩu các mặt hàng này của các FIE đạt 94,3% tỉ USD tăng 69,42% so với năm 2002 và chiếm đến 86 % giá trị xuất khẩu của cả nước. Trong những năm gần đây, máy tính và các thiết bị viễn thông được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Trung Quốc với tổng giá trị xuất khẩu đạt 356 triệu USD chiếm tới 72.3%, sau đó là đến các mặt hàng điện và thiết bị dân dụng lần lươ ̣t chiếm 77.5 triệu USD và 13.9 USD. Tuy nhiên mặt hàng đồ điện cũng là mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu với số lượng lớn với tổng giá trị lên tới 196.2 triệu USD tương đương với Trung Quốc đã nhập siêu từ bên ngoài 118.7 triệu USD năm 2010. Qua đây ta có thể thấy rằng cơ cấu xuất khẩu của các mặt hàng công nghệ cao đang có sự chênh lệch đáng kể đặc biệt là hàng máy tính và thiết bị viễn thông chiếm tỉ trọng chủ yếụ Điều này được giải thích là do có sự dịch chuyển trong tương ứng trong cơ cấu FDI theo ngành, theo mặt hàng. Trung Quốc được biết đến là một trong những quốc gia thu hút FDI lớn nhất thế giới trong đó phần lớn FDI là do các tập đoàn lớn về lĩnh vực máy tính và viễn thông như Toshiba (Nhật), Apple, Dell, Microsoft (Mỹ), Samsung (Hàn Quốc), Nokia (Phần Lan).

Hình 2.6: Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của các doanh nghiệp nước ngoài so với doanh nghiệp trong nước

Trong hình 2.6 ta thấy được giá trị xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao của các doanh nghiệp Liên doanh cao hơn rất nhiều so với giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% sở hữu nước ngoàị Quá trình phát triển công nghệ có thể cải thiện trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước tuy nhiên phần lợi nhuận đem lại là do các nhà đầu tư nước ngoàị Tỉ trọng của các doanh nghiệp trong nước trong xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao rất nhỏ, năm 2010 chỉ đạt 14% thấp hơn 4 % so với năm 1995.

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w