Sau khi thực hiện cải cách mở cửa từ năm 1986 cho tới nay, tổng kim ngạch xuât nhập khẩu của Việt Nam tăng qua các năm. Tuy nhiên, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa có sự bứt phá rõ rệt. Các mặt hàng chủ đạo vẫn là sản phẩm thô sơ, hàm lượng công nghệ còn thấp; chưa khai thác được lợi thế so sánh, tương xứng với tiềm lực sẵn có.
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010
Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD)
Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP (%) 1986 0,78 10,7 1990 2,40 37,4 1995 5,44 26,3 2000 14,48 46,5 2005 32,44 61,09 2006 39,6 65,47 2007 43,38 68,01 2008 62,69 69,95 2009 56,6 60,97 2010 72,19 68,8 Nguồn: Tổng cục thống kê Từ năm 1997 Việt Nam bắt đầu chú trọng đến xuất khẩu các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với tổng kim ngạch chỉ đạt 440 triệu USD, đến năm 2005 con số này đã tăng lên 1,42 tỷ USD và dần trở thành một trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này tăng lên 2,64 tỷ USD, năm 2009 tăng lên 2,76 tỷ USD, năm 2010 là gần 3,6. Các thị trường chính cho sản phẩm này là Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan, Singapore…. Tuy nhiên, những mặt hàng chế biên sâu của Việt Nam chưa đa dạng phong phú, mới chỉ
tập trung tới sản phẩm có hàm lượng công nghệ chưa cao, và tập trung chủ yếu vào gia công các mặt hàng phụ trợ, hoặc linh kiện điện tử.
Vì tốc độ nhập khẩu công nghệ còn chậm nên hiện nay mặt hàng công nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của Việt Nam còn ở mức thấp do công nghiệp hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóạ Số ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến hiện đại còn ít. Các ngành sử dụng công nghệ cao mới đang hình thành.
Hiện nay Việt Nam sử dụng công nghệ trung bình là phổ biến, tỷ lệ nhóm ngành công nghệ cao của Việt Nam hiện nay mới đạt được 20%. Tốc độ đổi mới công nghệ của cả nước đạt khoảng 10% (nếu tính riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung công nghệ cao nhất cả nước cũng chỉ đạt khoảng 12%), so với tốc độ đổi mới công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới thì đó là mức còn rất thấp. Trong công nghiệp, tỷ lệ doanh nghiệp tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động hóa chỉ chiếm khoảng 1,9%, bán tự động là 19,6%, cơ khí hóa là 26,6%, bán cơ khí hóa là 35,7%, thủ công 16,2%.
Việc chưa trú trọng tiếp nhận công nghệ và sự phát triển chậm của lĩnh vực công nghiệp chế tạo của Việt Nam đã biểu hiện qua năng lực cạnh tranh công nghệ yếu kém. Theo báo cáo phát triển công nghiệp 2002 – 2003 của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc đánh giá về sự phát triển công nghiệp và năng lực cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm chế tạo của 87 nền kinh tế đang phát triển, trong đó có 14 nền kinh tế Châu Á thì Việt Nam vẫn chưa nằm trong danh sách nàỵ Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2004, năng lực cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế nước ta chỉ đứng thứ 77/104 nền kinh tế, chỉ số về chuyển giao công nghệ được xếp thứ 66 là nhờ tỷ lệ vốn FDI vào nước ta ở mức cao so với các nước trong khu vực. Chỉ số xếp hạng về công nghệ chỉ đứng thứ 92 do tỷ lệ nhập máy móc, thiết bị trên tổng kim ngạch nhập khẩu mới ở mức thấp. Chỉ số về mức độ sử
dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài ở Việt Nam chỉ đứng thứ 99 trong số 104 nền kinh tế được xếp hạng.
Các số liệu trên cho thấy Việt Nam cần sớm khắc phục tình trạng yếu kém về chuyển giao công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu, khắc phục sự mất cân đối giữa sử dụng bằng sáng chế công nghệ nước ngoài của các doanh nghiệp trong nước với tiếp nhận công nghệ qua các doanh nghiệp FDI và khắc phục sự liên kết yếu kém giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất.