Những thành công trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chế biến sâu của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam (Trang 53 - 54)

của Trung Quốc

3.1.1 Những thành công trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặthàng chế biến sâu của Trung Quốc hàng chế biến sâu của Trung Quốc

Trước tiên, có thể nói thành công ngày hôm nay của Trung Quốc phần lớn là do Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện và duy trì chiến lược phát triển xuất khẩu đúng đắn. Điều này được thể hiện đầu tiên ở các chính sách về mặt hàng. Trung Quốc đã có sự cân nhắc, lựa chon phát triển các mặt hàng xuất khẩu trong từng giai đoạn cụ thể. Đặc biệt trong chính cơ cấu của mặt hàng chế tạo cũng có sự phân bổ hợp lí phù hợp. Trong giai đoạn đầu khi nền kinh tế còn chưa phát triển, nguồn lao động vẫn là một lợi thế tuyệt đối của Trung Quốc thì nước này đã tập trung vào các mặt hàng công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, khi đã tích lũy đủ và vốn và công nghệ thì chuyển sang phát triển các mặt hàng chế biến sâu đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao như máy móc, thiết bị vận tải, máy tính và thiết bị viễn thông…

Thứ hai, Trung Quốc đã rất thành công trong chiến lược thu hút FDI nói chung và thu hút FDI định hướng xuất khẩu nói riêng. Minh chứng là từ một quốc gia nghèo, nền kinh tế đóng sau khi cải các mở của 30 năm Trung Quốc đã vươn lên trở thành nước thu hút FDI hàng đầu thế giớị Đặc biệt chính sách can thiệp có lựa chọn của chính phủ Trung Quốc đã phát huy vai trò một cách tối ưu thông qua việc định hướng FDI vào các lĩnh vực ưu tiên, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc. Việc hướng các FDI vào các ngành chế biến sâu đã làm gia tăng tỉ trọng của các mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc đồng

thời đưa Trung Quốc trở thành “công xưởng lớn của thế giới” với nhiều các thương hiệu nổi tiếng như Samsung, Apple, Dell…Ngoài ra Trung Quốc cũng đã thành công trong việc thành lập các đặc khu kinh tế và phát huy vai trò của nó với chiến lược thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghệ caọ

Thứ ba, đó là chính sách đa dạng hóa thị trường. Trung Quốc không dành sự ưu tiêng riêng biệt cho bất kì một thị trường nào trên thế giớị Bên cạnh việc duy trì và phát triển các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, EU thì Trung Quốc cũng có nhiều chính sách khai thác các thị trường tiềm năng như Đông Nam Á, Ấn Độ… Chính những cải cách định hướng thị trường này đã giúp cho hệ thông ngoại thương của Trung Quốc có tính trung lập cao – điều này là một yếu tố có lợi cho xuất khẩu trong thời kì toàn cầu hóa kinh tế hiê ̣n naỵ

Thứ tư, Trung Quốc cũng rất chú trọng đến phát triển khoa học công nghệ. Chính sách khoa học công nghệ cũng được coi là chìa khóa trong chiến lược thúc đẩy xuất khẩu hàng công nghệ cao của Trung Quốc. Trong giai đoạn đầu Trung Quốc tập trung vào nhập khẩu và chuyển giao công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất trong nước. Giai đoạn sau khi tích lũy đủ về công nghệ, Trung Quốc chuyển sang hạn chế nhập khẩu các sản phẩm công nghệ, khuyến khích tiêu dùng trong nước. Đây có thể được coi là chính sách phù hợp với tình hình đất nước cũng như năng lực công nghệ nội tại của quốc gia nàỵ

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế biến sâu của trung quôc và gợi ý vận dụng với việt nam (Trang 53 - 54)