Sử dụng cho các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính Phủ.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 79 - 81)

* Quyền sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Theo khoản 2, Điều 32 NĐ 63/1998/NĐ - CP được sử dụng vàng vào các mục đích sau:

- Mua, bán và thực hiện các giao dịch khác với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

- Sử dụng cho các mục đích khác khi được phép của Thủ tướng Chính Phủ.

Như vậy, Tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế chỉ có quyền giao dịch với nhau hoặc giao dịch với Ngân hàng Nhà nước

* Quyền sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú.

- Tại khoản 3, Điều 32 NĐ 63/1998/NĐ-CP

Tổ chức, cá nhân là người cư trú và người không cư trú có vàng tiêu chuẩn quốc tế hợp pháp có quyền cất giữ, vận chuyễn, gửi, bán cho các tổ chức tín dụng và các cá nhân được phép kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế.

- Tại khoản 4, Điều 32 NĐ 63/1998/NĐ-CP

Nghiêm cấm việc mua, bán vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước ngoài phạm vi các giao dịch được pháp luật cho phép hoặc dùng vàng tiêu chuẩn quốc tế để trao đổi, thanh toán tiền hàng và chi trả dịch vụ qua biên giới dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo quy định của pháp luật này mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tự do mua, bán đi vay hoặc cho vay, được tặng hoặc di tặng nhận thừa kế hoặc để lại thừa kế đối với kim loại quý (không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế) theo ý chí của mình vì nhu cầu dân sự.

Nếu thực hiện hành vi mua, bán đi vay hoặc cho vay, làm dịch vụ gia công, chế tác kim loại quý vì mục đích kinh donh kiếm lời thì phải đăng ký kinh doanh và phải chấp nhận sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc gia công chế tác vàng.

3. Vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lính vực Ngân hàng: hàng:

a. Định nghĩa:

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy định quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Ngân hàng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.

b. Chủ thể: Tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật trừ trường hợp điều ước quốc tế quy định khác.

c. Thời hiệu xử phạt: hai năm kể từ ngày có hành vi vi phạm. d. Hình thức xử phạt: cảnh cáo, phạt tiền.

Hình phạt bổ sung:

- Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn giấy phép hoạt động về tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và Ngân hàng.

- Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng vi phạm hành chính.

- Hạn chế một phần hoặc cấm thực hiện một trong các nghiệp vụ có liên quan đến vi phạm tiền tệ, tín dụng, thanh toán ngoại hối và Ngân hàng.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp bồi thương thiệt hại, khôi phục tình trạng ban đầu.

4. Xử lý hình sự: Chương 16 BLHS 1999 từ Điều 153 đến Điều181, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. phạm trật tự quản lý kinh tế.

- Điều 153 - Tội buôn lậu: phạt 10 triệu trở lên.

Buôn bán trái phép qua biên giới tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử lý hành chính.

- Điều 154 - Vận chuyển trái phép ngoại tệ qua biên giới. Trường hợp từ 100 triệu đến 300 triệu.

- Điều 163 - Cho vay nặngk lãi: cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột...

- Điều 178 - Tộ sử dụng trái phép quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.

- Điều 179 - Tội vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Cho vay không có đảm bảo trái quy định của pháp luật, cho vay quá giới hạn quy định.

- Điều 180 - Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu và công trái giả.

- Điều 181 - Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, giấy tờ có giá giả khác.

Câu hỏi:

1. Tại sao có sự quản lý của Ngân hàng nhà nước đối với ngoại hối và hoạt động ngoại hối ?

2. Các tổ chức tín dụng có được phép lưu giữu ngoại hối để thực hiện các giao dịch không? Tại sao?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam 1999.

[2]. Giáo trình luật tài chính ngân hàng, Võ Đình Toàn. Đại học Huế,Trung tâm đào tạo từ xa,1999.

[3]. Các vấn đề về tiền tệ và ngân hàng theo quy định cảu pháp luật hiện hành, Hưng Thanh. NXB Lao động 2002.

[4]. Giáo trình luật ngân hàng, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001.

[5]. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành. NXb Tài chính, 1999.

[6]. Ngân hàng thương mại. Lê Văn Tư, Lê Tùng Lâm, Lê Nam Hải. NXb Thống kê, 2000.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w