Các loại hợp đồng cho vay thông dụng giữa tổchức tín dụng với khách hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 36 - 39)

V. Các biện pháp bảo đảm an toàn trong kinh doanh Ngân hàng

2. Các loại hợp đồng cho vay thông dụng giữa tổchức tín dụng với khách hàng

a/ Hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng tài sản

- Khái niệm: cho vay có bảo đảm là một loại quan hệ pháp luật tín dụng trong đó tố chức tín dụng thoả thuận để cho khách hàng vay được sử dụng một số tiền của mình trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của người vay hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba.

Biện pháp bảo đảm đó là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

- Tài sản bảo đảm: Mục 2 chương VI Thông tư 06. Nghị định 85 điều 11 (sữa đổi bổ sung NĐ 178 ngày 29/12/1999)

+ Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc thuộc quyền sở hữu của người bảo lãnh.Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu.

+Tài sản bảo đảm là tài sản được phép giao dịch.

+ Tài sản không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm.

+ Tài sản mà pháp luật quy định phải bảo hiểm thì khách hàng vay hoặc người bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm.

Ø Cầm cố tài sản để vay vốn ở tổ chức tín dụng

* Khái niệm: Cầm cố tài sản vay vốn ở tổ chức tín dụng là việc bên vay cam kết dùng các động sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

* Tài sản cầm cố (Đối tượng cầm cố) gồm những động sản có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên vay; - Có giá trị lớn hơn giá trị khoản vay;

- Không có trạnh chấp, không bị pháp luật cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng. Ngoài ra, đối với những động sản mà pháp luật bắt buộc phải đăng kí quyền sở hữu

thì giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cũng đương nhiên thuộc về tài sản cầm cố.

* Về thủ tục cầm cố, hình thức cầm cố pháp luật qui định rằng việc cầm cố phải tuân thủ các qui tắc pháp lí sau đây:

- Việc cầm cố phải được lập thành văn bản có thủ tục công chứng Nhà nước. Văn bản này gọi là hợp đồng cầm cố.

Về nguyên tắc, hợp đồng cầm cố phải do các bên trực tiếp kí kết và sau đó phải đư- ợc chứng thực bởi công chứng viên hoặc cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền. Sự chứng thực của cơ quan Công chứng Nhà nước đối với hợp đồng cầm cố có tác dụng tạo ra chứng

cứ pháp lí ghi nhận tính xác thực của việc cầm cố, góp phần ngăn ngừa các vi phạm pháp luật và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tín dụng;

- Bên cầm cố có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cầm cố (kể cả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố, nếu có) cho tổ chức tín dụng hoặc cho người thứ ba (thường là các cơ sở cho thuê cho bãi hay) quản lý theo sự thoả thuận giữa các bên, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Trong suốt thời gian cầm cố, bên quản lý tài sản cầm cố không được phép chuyển nhượng, cho thuê hay quyết định số phận pháp lí của tài sản dưới những hình thức khác nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia (bên đối ước);

- Theo pháp luật Việt nam, việc cầm cố tài sản chỉ bắt buộc phải đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với những tài sản mà pháp luật qui định phải đăng kí quyền sở hữu.

- Việc xử lí tài sản cầm cố được thực hiện theo nguyên tắc, nếu bên vay đã thanh toán tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại tài sản cầm cố cho chủ sở hữu.

Trái lại, nếu khoản tiền vay không được thanh toán theo đúng hợp đồng thì tổ chức tín dụng có quyền được ưu tiên thanh toán từ tài sản cầm cố bằng thủ tục phát mại theo các hình thức luật định. Nếu tài sản cầm cố không phát mại được hoặc phát mại được nhưng không đủ để thanh toán nợ thì khi đó tổ chức tín dụng có thể sử dụng quyền khởi kiện bên vay trước một cơ quan tài phán để yêu cầu xét xử theo pháp luật.

- Phạm vi áp dụng cầm cố: cho một hoặc nhiều khoản vay, tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng.

Trong thực tế, biện pháp cầm cố tài sản thường được áp dụng nhằm bảo đảm cho các khoản vay ngắn hạn. Còn biện pháp thế chấp tài sản lại thường được áp dụng nhằm bảo đảm cho các khoản vay trung hạn và dài hạn.

Ø Thế chấp tài sản để vay vốn ở các tổ chức tín dụng

* Khái niệm: Thế chấp tài sản vay vốn ở tổ chức tín dụng là việc bên vay cam kết dùng các bất động sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

*Tài sản thế chấp là bất động sản. *Hình thức hợp đồng là bằng văn bản.

*Phạm vi thế chấp là cho một hoặc nhiều khoản vay, tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng.

Cầm cố và thế chấp tài sản vẫn có những điểm khác biệt sau đây:

- Thứ nhất, nếu đối tượng cầm cố là các động sản thì đối tượng thế chấp lại là các bất động sản (trừ một số ngoại lệ tài sản là động sản nhưng có thể đem thế chấp ở tổ chức tín dụng như máy bay, tàu thuỷ, ca nô, xà lan, máy móc thiết bị gắn liền với nhà xưởng...).

- Thứ hai, nếu trong cầm cố tài sản bên vay thường phải chuyển giao tài sản cầm cố cho tổ chức tín dụng quản lý thì trong thế chấp tài sản, bên vay thường tiếp tục được quản lý tài sản thế chấp nhưng phải chuyển giao cho tổ chức tín dụng nắm giữ giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu tài sản (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác).

Ở Việt nam, việc thế chấp quyền sử dụng đất (với tư cách là một bất động sản) được thực hiện theo những qui định riêng (từ điều 727 đến điều 737 của Bộ luật dân sự Việt nam và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành).

Ø Bảo lãnh bằng tài sản để vay vốn ở tổ chức tín dụng

* Khái niệm: Bảo lãnh bằng tài sản vay vốn ở tổ chức tín dụng là việc một pháp nhân, thể nhân cam kết với tổ chức tín dụng sẽ dùng các tài sản của mình để trả nợ thay

cho bên vay khi người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩavụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

Khác với sự cầm cố hay thế chấp (là những hình thức bảo đảm đối vật), bảo lãnh thực chất là một hình thức bảo đảm đối nhân.

Sự khác nhau giữa bảo đảm đối vật và bảo đảm đối nhân chính là ở chỗ, trong bảo đảm đối vật, người thiếu nợ phải đem chính các tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ. Còn trong bảo đảm đối nhân, nghĩa vụ của người thiếu nợ được đảm bảo không phải bằng tài sản của họ mà bằng tài sản của người thứ ba, trên cơ sở sự đồng ý của người này. Vì thế, nếu tình trạng tài chính của người thứ ba bị thay đổi thì khả năng trả tiền cho bên chủ nợ là không chắc chắn.

Theo Điều 370 Bộ luật dân sự Việt Nam, trong trường hợp nhiều người cùng đứng ra bảo lãnh cho một khoản nợ thì tất cả những người bảo lãnh đương nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới đối với chủ nợ (trừ trường hợp giữa họ có thỏa thuận rằng mỗi người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay trong phạm vi mình bảo lãnh).

*Phạm vi bảo lãnh: một bên có thể bảo lãnh cho một bên hoặc nhiều bên vay vốn tại một hay nhiều tổ chức tín dụng, nhiều bên có thể bảo lãnh cho một bên vay vốn.

*Hình thức hợp đồng là bằng văn bản.

Ø Hiệu lực của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

Về nguyên tắc, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện sau đây:

- Chủ thể kí kết hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoàn toàn có đủ năng lực và thẩm quyền;

- Nội dung và hình thức của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh không trái luật; - Có sự đồng thuận về ý chí giữa các bên kí kết;

- Nghĩa vụ cần bảo đảm không bị vô hiệu.

Như vậy, nếu một hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh không thoả mãn một trong các điều kiện trên đây thì đương nhiên Toà án có thể tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu. Sự vô hiệu của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh về nguyên tắc chỉ có thể làm cho hợp đồng tín dụng bị vô hiệu theo khi các bên tham gia hợp đồng tín dụng đã thoả thuận rằng việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là điều kiện bắt buộc để kí kết hợp đồng tín dụng.

*Hợp đồng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản - Những quy định về điều kiện vay vốn

Thứ nhất, luật pháp các nước đều quy định rằng tổ chức tín dụng chỉ được cho vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Thứ hai, uy tín của người vay cũng là một điều kiện để vay vốn và là điều kiện quan trọng nhất đối với một chủ thể là bên vay trong quan hệ tín dụng không có bảo đảm. Thực tế cho thấy nếu một người vay dù có tài sản lớn đến đâu hay khả năng tài chính mạnh đến mức nào nhưng họ không phải là người quyết tâm trả nợ và không coi trọng uy tín, danh dự của bản thân mình thì khoản nợ đó cũng sẽ khó được hoàn trả.

Điều kiện thứ ba để có thể vay vốn của tổ chức tín dụng theo chế độ cho vay không có bảo đảm là người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh.

Trong thực tiễn, để kiểm tra mức độ thoả mãn tất cả các điều kiện pháp lí trên đây đối với một khách hàng, tổ chức tín dụng phải tiến hành thẩm định thông qua hoạt động phân tích và điều tra tín dụng đối với khách hàng của mình.

Về nguyên tắc, mọi hợp đồng vay đều phải được kí kết, thực hiện và thanh lí theo các thủ tục do pháp luật quy định. Đối với hợp đồng cho vay không có bảo đảm, các bên không cần thỏa thuận về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, do đó cũng không cần phải làm thủ tục chuyển giao tài sản bảo đảm hay xử lí tài sản bảo đảm khi đến hạn thảnh toán tiền vay.

Trong trường hợp bên vay không thanh toán được các khoản nợ đến hạn và quá hạn, tổ chức tín dụng có thể khởi kiện ngay tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.

Nếu vì lí do nào đó, doanh nghiệp vay nợ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản thì tổ chức tín dụng, với tư cách là một chủ nợ không có bảo đảm có quyền gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết việc thanh toán nợ trên số tài sản còn lại của doanh nghiệp vay nợ.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w