Tổng quan về ngoại hối và vai trò của chính phủ trong hoạt động ngoại hố

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 73 - 75)

1. Ngoại hối là gì?

Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về ngoại hối.

Các nhà kinh tế gia đều cho rằng: Ngoại hối là một khái niệm chung để chỉ tất cả các phương tiện có thể dùng trong thanh toán quốc tế bao gồm những loại sau:

- Các loại ngoại tệ.

- Các phương tiện chi trả có giá trị bằng tiền nước ngoài. - Các chứng khoán ghi bằng ngoại tệ.

- Các kim loại quý, đá quý di chuyển ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài chuyển vào Việt Nam.

Việt Nam, Nghị định 63/1998/NĐ - CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối thì ngoại hối bao gồm:

- Tiền nước ngoài: tiền giấy, tiền kim loại.

- Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công cụ thanh toán khác.

- Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu,cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.

- Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu Âu, các đồng tiền khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

- Vàng tiêu chuẩn quốc tế. (Vàng tiêu chuẩn quốc tế là vàng khối, vàng thỏi, vàng miếng, vàng lá có dấu kiểm định chất lượng và trọng lượng có mác hiệu của nhà sản xuất vàng quốc tế hoặc của nhà sản xuất vàng trong nước được quốc tế công nhận. Vàng tiêu chuẩn quốc tế có trọng lượng từ 1 kg trở lên, có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng được hiệp hội vàng, Sở giao dịch vàng quốc tế công nhận).

- Đồng tiền đang lưu hành của nước CHXHCN Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt nam hoặc được sử dụng làm công cụ trong thanh toán quốc tế.

2. Hối đoái và sự hình thành tỷ giá hối đoái

Hối đoái là sự chuyển đổi đồng tiền của nước này thành đồng tiền của nước khác.

- Tỷ giá hối đoái (exchange rate) giữa hai đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền tính băng một số đơn vị đồng tiền kia.

Ví dụ: Tỷ giá giữa USD và VNĐ viết là USD/ VNĐ chính là số lượng VNĐ cần thiết để mua 1USD.

- Cách biểu thị tỷ giá: Có hai phương thức yết giá:

- Yết giá trực tiếp: biểu thị giá trị một đơn vị ngoại tệ thông qua một số lượng bảng tệ nhất định.

(Phương thức này áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới)

- Yết giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị giá bảng tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định.

Theo thông lệ chỉ có bảng Anh và đô la Úc được yết giá theo phương pháp gián tiếp.

Tỷ giá hối đoái phụ thuộc các yếu tố sau:

- Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế của nước đó.

Cán cân thanh toán quốc tế (Balance of payment) là bảng báo cáo tổng hợp các giao dịch kinh tế quốc tế của các cư dân của một quốc gia này với các cư dân của một quốc gia khác trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Nó là bảng ghi nhận các luồng di chuyển tiền tệ và hàng hoá dịch vụ, và dầu tư vào ra của một quốc gia.

- Tình trạng lạm phát tiền trong nước.

- Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nội địa.

3. Thị trường ngoại hối và vai trò của Chính phủ

Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn với sự phát triển của ngoại thương.

Thị trường ngoại hối là thị trường thực hiện các giao dịch mua bán trao đổi các loại ngoại tệ.

Các trung tâm giao dịch ngoại hối tầm cỡ thế giới như: London, Newyork, Tokyo hoặc tầm cỡ khu vực như: Hồng Kông ở châu Á, tầm cỡ quốc gia như Sydney, Bankok, Manila.

* Đặc điểm của thị trường ngoại hối: là thị trường mua bán các loại hàng hoá đặc biệt - đồng tiền của các nước nên thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt.

Thứ nhất, thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế.

Thứ hai, là thị trường hoạt động liên tục 24/24 giờ, đặc điểm này xuất phát từ sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực địa lý khác nhau khiến cho thị trường quốc tế nói chung luôn mở cửa.

Thứ ba, đối tượng mua bán chủ yếu trên thị trường ngoại hối là các khoản tiền gửi ghi bằng ngoại tệ tại các Ngân hàng, ngoại tệ hiện hữu và các loại tài sản khác (kim loại quý, phương tiện thanh toán,...) có thể chuyển đổi thành ngoại tệ mạnh.

Thứ tư, thị trường ngoại hối ở mỗi quốc gia chịu ảnh hưởng to lớn của sự biến động của tình hình kinh tế - chính trị quốc tế.

* Các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối:

- Các nhà thương mại và đầu tư bao gồm các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các nhà đầu tư ra nước ngoài, những người có nhu cầu đổi ngoại tệ ra bảng tệ và ngược lại.

- Ngân hàng thương mại và Ngân hàng đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh hoặc mua bán thay cho khách hàng khi thực hiện vai trò môi giới.

- Các cá nhân, hộ gia đình: những người có nhu cầu mua ngoại tệ khi đi công tác hoặc du lịch nước ngoài hoặc khi nhận được ngoại tệ từ lợi tức đầu tư hoặc chuyển tiền từ nước ngoài (3000 USD hoặc 5 triệu VND phải khai báo hải quan).

- Ngân hàng TW.

* Cấu trúc thị trường ngoại hối: Căn cứ vào hình thức thị trường ngoại hối tổ chức thành hai loại:

- Thị trường có tổ chức: thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng ở Việt Nam.

- Thị trường không có tổ chức: thị trường chợ đen giao dịch trên các đường phố như Nguyễn Trung Trực tại thành phố Hồ Chí Minh.

* Vị trí vai trò của thị trường ngoại hối:

Thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Thị trường ngoại hối đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi ngoại tệ bôi trơn hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động dịch vụ có liên quan.

Thị trường ngoại hối là phương tiện giúp cho các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho khát vọng kiếm tiền và làm giàu thông qua các hình thức đầu tư.

Thị trường ngoại hối là công cụ để Ngân hàng TW thực hiện chính sách tiền tệ: muốn khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu giảm sự thâm hụt cán cân thương mại bằng cách mua ngoại tệ vào và ngược lại.

Ở Việt Nam, việc kiểm soát thị trường ngoại hối thông qua cơ quan chức năng của chính phủ là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 37, 38, 39 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan có hai tư cách để thực hiện vai trò đặc biệt của mình trong hoạt động ngoại hối:

- Là người tổ chức, quản lý, điều hành thị trường ngoại hối trong nước.

- Là người trực tiếp tham gia giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 73 - 75)