hạn thuê, không có điều khoản nào trong Hợp đồng cho thuê tài chính được hiểu là có chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên thuê trước khi thời hạn cho thuê chấm dứt.
E. Tổn thất tài sản thuê: Bên thuê phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên cho thuê về bất kỳ mất mát, hư hỏng nào đồi với tài sản thuê. Tiền bảo hiểm tài sản do công ty bảo thuê về bất kỳ mất mát, hư hỏng nào đồi với tài sản thuê. Tiền bảo hiểm tài sản do công ty bảo hiểm chi trả thuộc về bên cho thuê.
F. Chấm dứt hợp đồng: Trong các trường hợp sau, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo các quy định của pháp luật và thoả thuận tại phương chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo các quy định của pháp luật và thoả thuận tại hợp đồng, bên cho thuê phải thông báo trước bằng văn bản trước 15 ngày cho bên thuê về việc chấm dứt hợp đồng:
1.Bên thuê không thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền thuê.2.Bên thuê vi phạm hợp đồng. 2.Bên thuê vi phạm hợp đồng.
3.Bên thuê hoặc bên bảo lãnh mất khả năng thanh toán.4.Tài sản cho thuê bị hư hại không thể sửa chữa được. 4.Tài sản cho thuê bị hư hại không thể sửa chữa được.
5.Có chứng cứ cho thấy thông tin do bên thuê cung cấp cho bên cho thuê theo các quy định của pháp luật và thoả thuận tại hợp đồng là sai sự thật. của pháp luật và thoả thuận tại hợp đồng là sai sự thật.
G. Xử lý hợp đồng chấm dứt trước hạn: Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trước hạn do các lý do tại khoản F trên đây bên thuê phải: trước hạn do các lý do tại khoản F trên đây bên thuê phải:
1.Thanh toán ngay cho bên cho thuê tất cả các khoản tiền thuê còn thiếu hoặc phải giao trả ngay tài sản thuê cho bên cho thuê. ngay tài sản thuê cho bên cho thuê.
2.Thanh toán cho bên cho thuê mọi chi phí pháp lý và chi phí khác đến việc thu hồi, cất giữ, sửa chữa và bảo dưỡng tài sản thuê. giữ, sửa chữa và bảo dưỡng tài sản thuê.
3.Thanh toán mọi chi phí về thuế liên quan đến các khoản thu của bên cho thuê theo khoản E.1 và F.1. E.1 và F.1.
Câu hỏi:
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức tín dụng được huy động vốn dưới hình thức nào?
2. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng có được xem là hoạt động tín dụng không? Tại sao?
3. Trong các hình thức bảo đảm vay vốn tại ngân hàng theo anh (chị) biện pháp bảo đảm nào là tối ưu nhất? Vì sao?
CHƯƠNG 5
CHẾ ĐỘ DỊCH VỤ THANH TOÁNI. Khái niệm dịch vụ thanh toán và chế độ dịch vụ thanh toán I. Khái niệm dịch vụ thanh toán và chế độ dịch vụ thanh toán
1. Khái niệm dịch vụ thanh toán
Thanh toán là quan hệ chi trả giữa chủ nợ và khách nợ phát sinh từ việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác.
Các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua các trung gian thanh toán.
Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là hình thức thanh toán mà người có nghĩa vụ chi trả (người mua hàng hóa, người nhận cung ứng dịch vụ...) sử dụng tiền mặt để chi trả cho người thụ hưởng (người bán hàng hóa, người cung ứng dịch vụ...). Hình thức thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt ra đời gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ trong đời sống xã hội.
Thanh toán qua các trung gian thanh toán là việc chi trả không thực hiện trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện. Trong việc thanh toán qua trung gian thanh toán, các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước theo yêu cầu của người chi trả thực hiện việc chi trả hộ hoặc yêu cầu của người thụ hưởng thu hộ số tiền mà người thụ hưởng được hưởng. Việc chi trả hộ hoặc thu hộ tiền như vậy mang tính chất là một loại dịch vụ, người ta gọi dịch vụ nàylà dịch vụ thanh toán.
Hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán phân biệt với các hoạt động ủy thác thanh toán khác ở các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán gắn với chức năng hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động. Các trung gian thanh toán là chủ thể tham gia thường xuyên trong các quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán.
Thứ hai, các hình thức thực hiện dịch vụ thanh toán được pháp luật quy định cụ thể.
Ví dụ:Thanh toán bằng ủy nhiệm chi, thanh toán bằng séc v.v..
Thứ ba, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán chịu sự điều chỉnh của pháp luật Ngân hàng. Việc thực hiện dịch vụ thanh toán của các trung gian thanh toán có thể sử dụng tiền mặt hoặc không sử dụng tiền mặt.
Dịch vụ thanh toán không sử dụng tiền mặt chỉ có thể thực hiện khi hình thức của tiền tệ có sự thay đổi lớn, đó là sự xuất hiện của đồng tiền ghi sổ. Đồng tiền ghi sổ là đồng tiền được thể hiện bằng số liệu kế toán ghi nhận một số tiền cụ thể của người sở hữu. Đồng tiền ghi sổ tồn tại dưới dạng phi vật chất hiện hữu...
Với sự hiện diện của đồng tiền ghi sổ, các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán sẽ thực hiện các ủy nhiệm thanh toán bằng nghiệp vụ kế toán mà không cần sử dụng tiền mặt.
2. Khái niệm chế độ dịch vụ thanh toán
Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thanh toán qua trung gian tạo thành chế độ dịch vụ thanh toán qua trung gian thanh toán.
Chế độ dịch vụ thanh toán là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các trung gian thanh toán thực hiện hoạt động dịch vụ thanh toán và các quy phạm pháp luật quy định hình thức, phương thức thanh toán qua trung gian thanh toán.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động dịch vụ thanh toán gồm các nhóm quy phạm PL sau:
Nhóm I: Các quy phạm pháp luật quy định các chủ thể tham gia quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán. Theo quy định của pháp luật, chủ thể tham gia quan hệ thanh toán gồm: chủ thể là các bên thanh toán và chủ thể là các trung gian thanh toán.
Chủ thể các bên thanh toán là người trả tiền và người nhận tiền (người thụ hưởng). * Ngườí trả tiền (người có nghĩa vụ thực hiện khoản thanh tóan)có thể là người mua hàng, người nhận dịch vụ, người đóng thuế, người trả nợ hoặc người chuyển nhượng quyền sở hữu một khoản tiền nào đó. Khi thanh toán qua trung gian thanh toán, người trả tiền phải chấp hành những thủ tục cần thiết, theo các quy định của pháp luật về thanh toán qua các trung gian thanh toán, như trình tự, thủ tục lập và nộp các chứng từ thanh toán vào các Ngân hàng, hoặc các tổ chức khác có chức năng làm trung gian thanh toán;
* Người nhận tiền (người thụ hưởng thanh toán) là người được hưởng một khoản tiền do đã giao hàng hay cung ứng dịch vụ hoặc do luật định hoặc do thiện chí của người khác.
* Chủ thể các trung gian thanh toán gồm: các Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động dịch vụ thanh toán. Những tổ chức này có nghĩa vụ thực hiện đúng đắn, kịp thời những ủy nhiệm của khách hàng, đồng thời giúp người trả tiền và người nhận tiền thực hiện việc giám sát các điều kiện thanh toán đã được thỏa thuận.
Trong số các trung gian thực hiện dịch vụ thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước là hai chủ thể cung cấp các dịch vụ thanh toán không thuần túy mang tính chất kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước cung cấp các dịch vụ thanh toán, tổ chức thanh toán giữa các Ngân hàng (thanh toán liên Ngân hàng) với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước và là
Ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống các trung gian thanh toán, bảo đảm an toàn hoạt động Ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Kho bạc Nhà nước với chức năng chủ yếu là quản lý quỹ ngân sách Nhà nước, cung cấp các dịch vụ thanh toán nhằm mục đích phân phối và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Nhóm II: Các quy phạm pháp luật quy định về chứng từ thanh toán, các hình thức và phương thức thanh toán qua trung gian.
Chứng từ thanh toán qua trung gian thanh toán Ià tài liệu chứng minh một sự kiện kinh tế, được dùng làm căn cứ để thực hiện việc thanh toán và ghi vào sổ sách kế toán của trung gian thanh toán.
Hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán do pháp luật quy định. Các bên thanh toán được quyền lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với từng quan hệ kinh tế - xã hội.
Các hình thức thanh toán theo quy định của pháp luật gồm có: - Thanh toán bằng séc;
- Thanh toán ủy nhiệm chi; - Thanh toán ủy nhiệm thu; - Thanh toán bằng th tín dụng; - Thanh toán bằng ngân phiếu; - Thanh toán bằng thẻ thanh toán.
Phương thức thanh toán qua trung gian thanh toán có thể thực hiện bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt. Theo quy định của pháp luật, có những hình thức thanh toán có thể thực hiện bằng tiền mặt nhưng cũng có những hình thức thanh toán chỉ bằng chuyền khoản.
Ví dụ: Thanh toán bằng Séc có thể thực hiện bằng chuyển khoản và bằng tiền mặt, còn thanh toán ủy nhiệm chi chỉ thực hiện bằng chuyển khoản.
Nhóm III: Các quy phạm pháp luật quy định quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán. Các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh tùy thuộc vào việc áp dụng hình thức thanh toán cụ thể. Tuy vậy, nguyên tắc áp dụng chung là các bên tham gia quan hệ thanh toán qua trung gian phải chịu trách nhiệm đối với hành vi thanh toán của mình.
Ví dụ: Nếu người có nghĩa vụ chi trả không đủ tiền thanh toán thì phải chịu phạt chậm trả, còn nếu trung gian thanh toán chậm trễ trong việc thanh toán gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường.