Những vấn đề chung về cho vay

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 33 - 36)

V. Các biện pháp bảo đảm an toàn trong kinh doanh Ngân hàng

1.Những vấn đề chung về cho vay

a/ Khái niệm:Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi.

- Chủ thể tham gia:Bên vay và bên cho vay - Đối tượng là tiền.

- Hình thức pháp lí là hợp đồng tín dụng. b/ Hợp đồng tín dụng

* Khái niệm: Hợp đồng tín dụng là sựu thỏa thuận chung bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

Hợp đồng tín dụng là một dạng của hợ đồng vay , nên mang những đặc điểm của hợp đồng vay tài sản nói chung đó là hợp đồng đơn vụ theo quy định tại khoản 2 điều 405 BLDS.

*Hình thức của hợp đồng tín dụng

Pháp luật qui định mọi hợp đồng tín dụng đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lí (điều 51 - Luật các tổ chức tín dụng). Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì những ưu điểm sau đây của việc kí kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản:

- Một là, hợp đồng tín dụng được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng.

- Hai là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản thực chất là một sự công bố công khai, chính thức về mối quan hệ pháp lí giữa những người lập ước để cho người thứ ba biết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lí, an toàn trong trường hợp cần thiết.

Ba là, việc ký kết hợp đồng tín dụng bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan hữu trách của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn. Chẳng hạn như việc thu thuế, lệ phí, kiểm tra, thanh tra tài chính, kiểm soát hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh trên thương trường.

* Chủ thể của hợp đồng tín dụng

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng tín dụng bao gồm:

Bên cho vay (các tổ chức tín dụng)

Bên vay (các tổ chức cá nhân có đủ những điều kiện do luật định).

- Các điều kiện chủ thể đối với bên cho vay (tổ chức tín dụng). 1. Có giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp; 2. Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;

3. Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hợp pháp;

4. Có người đại diện đủ năng lực và thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng.

- Các điều kiện chủ thể đối với bên vay: các pháp nhân (DNNN, HTX, Công ty TNHH, CTCP, DNCVDTNN, các tổ chức khác), cá nhân, tổ hợp tác,hộ gia đìn, doanhnghiệp tư nhân.

1. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với các tổ chức (pháp nhân hay tổ chức không phải pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác) còn phải có người đại diện hợp pháp có năng lực và thẩm quyền đại diện;

2. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

Ngoài điều kiện chung là năng lực chủ thể, tổ chức và cá nhân muốn vay vốn của các tổ chức tín dụng còn phải có thêm những điều kiện riêng áp dụng đối với từng chế độ cho vay cụ thể.

- Đốí với khoản vay theo chế độ tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản thì bên vay phải có phương án sử dụng vốn khả thi và có đủ uy tín đối với tổ chức tín dụng, đồng thời phải là đối tượng thuộc diện được cho vay không cần bảo đảm theo quy định của Chính phủ;

- Đốí với khoản vay theo chế độ tín dụng có bảo đảm thì bên vay phải có phương án sử dụng vốn khả thi và có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người thứ ba trên cơ sở hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.

* Nội dung của hợp đồng tín dụng

Nội dung của hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện và phù hợp với pháp luật.

Các điều khoản này phản ánh những quyền, nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên tham gia hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện và nguyên tắc hợp pháp.

Theo qui định tại điều 51 - Luật các tổ chức tín dụng, nội dung của hợp đồng tín dụng phải bao gồm các điều khoản cụ thể sau đây:

- Điều khoản về điều kiện vay vốn. Khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì mới được chấp nhận vay vốn. Cho vay có đảm bảo hay không có đảm bảo; hình thức bảo đảm tiền vay; giá trị tài sản bsỏ đảm; biện pháp xử lý tài sản bảo đảm (gán nợ, bán đấu giá).

- Điều khoản về đối tượng hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên phải thỏa thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn;

- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay. Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm trả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày kí hợp đồng. Nếu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng thỏa thuận trước về thời gian gia hạn; các bên thỏa thuận phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án hoặc chu kỳ kinh doanh hoặc khả năng trả nợ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay, các bên phải thỏa thuận rõ rằng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn;

- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay, trong đó các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì (ví dụ, mua vật tư hàng hoá để kinh doanh hay mua hàng hoá để tiêu dùng...); việc chuyển nhượng hay không chuyễn nhượng hợp đồng.

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng. Đây là điều khoản mang tính chất tùy nghi, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con

đường thương lượng hoà giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình.

Ngoài ra, nếu hợp đồng tín dụng được giao kết có điều kiện bảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận một điều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thành một hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính.

c/ Giao kết hợp đồng tín dụng (Quy trình cho vay) - Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng.

Bên đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị chính là đơn xin vay, kèm theo các giấy tờ tài liệu chứng minh tư cách chủ thể và khả năng tài chính hay phương án sử dụng vốn vay. (bao gồm: giấy đề nghị vay vốn. tên, địa chỉ, số tiền cần vay, mục đích vay, cam kết sử dụng vốn, cam kết trả nợ và những cam kết khác, các giấy tờ tài liệu khác chứng minh đủ điều kiện vay vốn)

Các tài liệu này được bên xin vay gửi cho tổ chức tín dụng xem xét, thẩm định và được coi như một bằng chứng đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng.

Ngoài ra, mặc dù pháp luật thực định chưa dự liệu nhưng thực tiễn giao kết hợp đồng tín dụng ở Việt Nam còn cho thấy rằng bên đề nghị giao kết hợp đồng cũng có thể là tổ chức tín dụng.

Trên thực tế, để tăng cường khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tín dụng, các Ngân hàng cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong nhiều năm qua đã từng chủ động tìm kiếm khách hàng để giao kết hợp đồng tín dụng với tư cách là bên đề nghị.

Trong trường hợp này, văn bản đề nghị thư chào mời được gửi cho các tổ chức, cá nhân có khả năng tài chính mạnh mà tổ chức tín dụng lựa chọn là bên đối tác. Trong thư chào mời, bên đề nghị (tổ chức tín dụng) thường đưa ra những điều kiện có tính chất tổng quát nhất kèm theo những điều khoản dự thảo cụ thể để cho bên kia xem xét chấp nhận.

- Thẩm định hồ sơ tín dụng

Thẩm định hồ sơ tín dụng là tất cả những hành vi mang tính nghiệp vụ pháp lí do tổ chức tín dụng thực hiện nhằm xác định các điều kiện vay vốn đối với bên vay, trên cơ sở đó mà quyết định cho vay hay không.

Do tính đặc biệt quan trọng của giai đoạn này trong cả quá trình từ cho vay đến thu nợ, cho nên pháp luật đòi hỏi bên cho vay là tổ chức tín dụng phải triệt để tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới giữa khâu thẩm định khâu quyết định cho vay.

Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có qui định, tổ chức tín dụng có thể thành lập hội đồng tín dụng để thẩm định hoặc thuê, trưng cầu các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thẩm định.

Theo khoản 3, điều 15, qui chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNNI ngày 30 tháng 9 năm 1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), thời hạn thẩm định hồ sơ là 10 ngày làm việc (đối với khoản vay ngắn hạn) và 45 ngày làm việc (đối với các khoản vay trung, dài hạn).

Trong trường hợp từ chối cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng bằng văn bản và phải nêu rõ lí do từ chối cho vay.

Sau khi đã thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng, bên cho vay có toàn quyền quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho vay, dựa vào kết quả thẩm định, phân tích và điều tra tín dụng đối với khách hàng.

Chấp nhận cho vay (hay chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng) là hành vi pháp lí do tổ chức tín dụng (thông qua người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng) thực hiện dưới hình thức một văn bản chính thức gửi cho bên vay với nội dung đồng ý cho vay kèm theo lời đề nghị gặp gỡ để thoả thuận các điều khoản cụ thể của hợp đồng tín dụng.

- Đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng

Các bên gặp nhau để đàm phán các điều khoản của hợp đồng tín dụng (bao gồm các điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoản tuỳ nghi). Giai đoạn này được coi là kết thúc khi đại diện của các bên đã chính thức kí tên vào văn bản hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 33 - 36)