Biện pháp quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 31)

V. Các biện pháp bảo đảm an toàn trong kinh doanh Ngân hàng

1. Biện pháp quản lý Nhà nước

- Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng; kiểm soát đặc biệt. - Kiểm tra, thanh tra;

- Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng (Nghị định 20/ 2000/NĐ- CP ngày 15.6.2000 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng)

2. Những hạn chế để đảm bảo an toàn trong họat động kinh doanh Ngân hàng

Pháp luật của các nước thường có các quy định hạn chế sau:

- Cấm các tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng có các mối quan hệ có thể dẫn tới việc lợi dụng vay vốn để hưởng lợi bất chính hoặc có các quan hệ có thể tạo điều kiện cho việc vi phạm pháp luật. Điều 77 Luật các tổ chức tín dụng:thanh viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đóc, Ban kiểm soát, quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, người thẩm định xét duyệt cho vay...

- Cấm tổ chức tín dụng cho vay đối với một khách hàng vượt quá mức cho phép. Theo quy định của pháp luật Việt Nam giới hạn cho vay đối với một khách hàng không quá 15% vốn tự có, Trung Quốc là 10%, Pháp là 40%.

- Hạn chế cho vay đối với một số đối tượng quy định tại điều 78 chỉ được vay tối đa không quá 5 % vốn tự có. Và duy trì các tỷ lệ an tòan:

+ Dự trử bnắt buộc từ o% đến 20% tổng vốn huy động.

+ Tỷ lệ đảm bảo khả năng chi trả bằng tài sản “có” có thể thanh tóan ngay/tài sản “nợ” phải trả ngay tại một thời điểm nhất định. (Tỷ lệ này theo quy định tại Điều 81 là bằng 1.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ vốn tự có so với tài sản "Có" kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chỉnh theo mức độ rủi ro;

+ Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

+ Tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật ngân hàng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w