1. Khái niệm
Trên phương diện kinh tế, chiết khấu chứng từ có giá là một nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay bằng cách nhận "mua đứt các chứng từ có giá cho đến hạn thanh toán của người sở hữu, với điều kiện khấu trừ ngay phần lợi tức chiết khấu để được hưởng quyền đòi nợ người trả tiền theo chứng từ khi đáo hạn.
Còn trên phương diện pháp lí chiết khấu là một hợp đồng, theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận mua thương phiêú, giấy tờ có giá ngắn hạn khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Xét về hình thức thì nghiệp vụ chiết khấu có nhiều điểm tương tự một quan hệ mua bán chứng từ có giá chưa đến hạn thanh toán (giống như quan hệ mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán), trong đó người bán chuyển giao quyền sở hữu chứng từ cho người mua để được nhận một số tiền theo thoả thuận.
Còn về bản chất kinh tế, việc chiết khấu chứng từ có giá chính là một nghiệp vụ tín dụng, bởi vì các lí do sau đây:
- Một là, khi tổ chức tín dụng nhận "mua đứt " chứng từ thì họ còn phải chờ thêm một thời gian nữa mới có thể thu hồi vốn về bằng cách đòi tiền của người mắc nợ theo chứng từ, trong khi đó thì họ vẫn phải trả tiền ngay (hay ứng trước) cho người bán chứng từ.
Vì thế, người ta cho rằng việc tổ chức tín dụng ứng trước tiền cho người khác sử dụng để đổi lấy quyền đòi nợ trong tương lai nhằm kiếm lời, chẳng khác gì một hành vi tín dụng;
- Hai là, có sự hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, mặc dù có sự khác biệt so với việc hoàn trả trong các hình thức tín dụng khác. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cho tổ chức tín dụng trong nghiệp vụ chiết khấu được chuyển giao một cách đ- ương nhiên và hợp pháp, từ người vay (người bán chứng từ) sang cho người mắc nợ theo chứng từ.
Vậy nếu trong trường hợp chứng từ đến hạn thanh toán nhưng người trả tiền theo chứng từ không thực hiện nghĩa vụ thì tổ chức tín dụng có thể quay lại truy đòi người đã bán chứng từ cho mình hay không?
Về vấn đề này, các luật gia cho rằng quyền truy đòi của tổ chức tín dụng còn phụ thuộc vào việc khi đem chiết khấu thì người bán chứng từ có cam kết bảo đảm cho chứng từ được thanh toán một cách chắc chắn hay không. Trong giao lưu thương mại, các chứng từ có khả
năng bảo đảm quyền truy đòi cho tổ chức tín dụng (với tư cách là chủ nợ) thường là thương phiêú (bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu);
- Ba là, có sự tín nhiệm giữa tổ chức tín dụng đối với người vay, nhưng thực chất là niềm tin của tổ chức tín dụng đối với khả năng trả nợ của người phải trả tiền theo chứng từ. Vì thế, nếu một người xin chiết khấu những chứng từ kém khả năng thanh toán thì do sợ gặp rủi ro nên tổ chức tín dụng có thể từ chối không chiết khấu.
Mặc dù được coi là một nghiệp vụ tín dụng nhưng giữa nghiệp vụ chiết khấu chứng từ với nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng từ vẫn có sự khác nhau cơ bản. Sự khác nhau đó thể hiện ở một số đặc điểm sau đây:
- Nếu nghiệp vụ chiết khấu chứng từ tạo cho tổ chức tín dụng có quyền sở hữu đối với chứng từ đem chiết khấu và có thể đòi tiền của người mắc nợ theo chứng từ khi đến hạn thì trong nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng từ, tổ chức tín dụng chỉ đóng vai trò là người quản lý tài sản cầm cố để bảo đảm cho nghĩa vụ hoàn trả tiền vay, chứ không có quyền sở hữu đối với chứng từ và do đó đương nhiên cũng không thể có quyền dùng chứng từ cầm cố để đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ;
- Trong nghiệp vụ chiết khấu, do chứng từ đã được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng nên tổ chức tín dụng đương nhiên có toàn quyền định đoạt đối với chứng từ, chẳng hạn có thể đem chiết khấu lại (tái chiết khấu) tại Ngân hàng Nhà nước hay tổ chức tín dụng khác, hoặc chuyển quyền sở hữu cho người khác trên thị trường tiền tệ... Ngược lại, trong nghiệp vụ cầm cố chứng từ, tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại các chứng từ đem bảo đảm cho người sở hữu, nếu họ đã thanh toán tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng. Đối với trường hợp khoản vay không được thanh toán đúng hạn, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu bên vay làm thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng từ nợ cho mình để trừ nợ, hoặc trả lại chứng từ cho bên vay và tiếp tục thực hiện quyền theo đuổi việc thanh toán số tiền trên chứng từ để thu hồi nợ;
Đối tượng chiết khấu chỉ có thể là các thương phiêú và những giấy tờ có giá ngắn hạn khác chưa đến hạn thanh toán. Còn trong nghiệp vụ cho vay cầm cố chứng từ, theo pháp luật của nhiều nước thì đối tượng cầm cố là mọi giấy tờ có giá (kể cả ngắn hạn và dài hạn) đủ tiêu chuẩn cầm cố theo luật định. Còn theo khoản 2 và khoản 3, điều 57, Luật các tổ chức tín dụng thì ở Việt nam, các tổ chức tín dụng chỉ được quyền cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
Thực tế cho thấy rằng ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đối tượng chủ yếu được khách hàng đem chiết khấu ở tổ chức tín dụng thường là các thương phiêú.
Theo pháp luật của nhiều nước, thương phiêú là giấy nợ do những người mua chịu hay người bán chịu lập ra trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá (tín dụng thương mại). Thương phiếu bao gồm hai hình thức:
Hối phiêú một chứng thư do người chủ nợ (người bán chịu) lập ra để ra lệnh cho người mắc nợ (người mua chịu) phải trả tiền vô điều kiện cho mình hoặc cho bất kì người thứ ba nào có xuất trình hối phiếu hợp lệ vào một ngày nhất định, tại một địa điểm nhất định.
Lệnh phiêú là một chứng thư pháp lí do người mắc nợ lập ra để cam kết sẽ trả tiền vô điều kiện cho người chủ nợ, hoặc trả theo lệnh của người này vào một thời gian nhất định, tại một địa điểm nhất định.
2. Nội dung chế độ chiết khấu các chứng từ cógiá ở tổ chức tín dụng
- Phải là chứng từ có giá ngắn hạn và thời hạn còn lại của chứng từ (tính từ ngày xin chiết khấu đến ngày chứng từ đáo hạn) không quá ba tháng.
- Phải được lập hợp thức và có khả năng chuyển nhượng theo qui định của pháp luật.
- Phải có sự đảm bảo của người xin chiết khấu về việc chuyển toàn bộ quyền sở hữu chứng từ cho tổ chức tín dụng (riêng đối với thương phiếu, bao gồm cả quyền truy đòi đối với chính người xin chiết khấu và tất cả những người khác đã từng là sở hữu chủ của chứng từ, nếu đến hạn mà chứng từ không được người mắc nợ thanh toán theo chứng từ).
- Phải có sự chấp nhận bằng chữ kí của người mắc nợ theo chứng từ, trớc khi đem chứng từ xin chiết khấu ở tổ chức tín dụng.
Ngoài việc qui định những điều kiện chiết khấu như trên, để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng, pháp luật còn qui định rõ thể thức (thủ tục) chiết khấu các chứng từ có giá phải được thực hiện nh thế nào.
b/ Thủ tục chiết khấu các chứng từ có giá ở tổ chức tín dụng
- Bước thứ nhất, khách hàng xin chiết khấu phải lập hồ sơ xin chiết khấu theo mẫu qui định và gửi cho tổ chức tín dụng nơi mình lựa chọn. Hồ sơ xin chiết khấu bao gồm các tài liệu như đơn xin chiết khấu; bảng kê chứng từ kèm theo bản gốc các chứng từ xin chiết khấu; các giấy tờ khác chứng minh năng lực chủ thể của người xin chiết khấu...;
- Bước thứ hai, tổ chức tín dụng nơi nhận hồ sơ chiết khấu tiến hành kiểm tra, xem xét mức độ thõa mãn các điều kiện chiết khấu của mỗi chứng từ xin chiết khấu.
Nếu chấp thuận chiết khấu, tổ chức tín dụng gửi cho khách hàng một văn bản ghi rõ mục lục các chứng từ được chiết khấu, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi tức chiết khấu bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại khách hàng được hưởng. Trong trường hợp từ chối chiết khấu thì tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại cho khách hàng những chứng từ không được chiết khấu, kèm theo văn bản trả lời có ghi rõ lí do từ chối chiết khấu;
- Bước thứ ba, khách hàng làm thủ tục chuyển nhượng các chứng từ được chấp thuận chiết khấu cho tổ chức tín dụng theo qui định của pháp luật về chuyển nhượng đối với mỗi loại chứng từ. Trên cơ sở các chứng từ đã được chuyển nhựơng, tổ chức tín dụng trả số tiền còn lại mà khách hàng được hưởng vào tài khoản tiền gửi của họ ở tổ chức tín dụng, hoặc trả bằng tiền mặt hay ngân phiếu thanh toán theo yêu cầu của khách hàng;
- Bước thứ tư, đến hạn thanh toán của chứng từ chiết khấu, tổ chức tín dụng xuất trình chứng từ một cách hợp lệ để đòi tiền người mắc nợ theo chứng từ.
Trong trường hợp chứng từ không được thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền khởi kiện chính người mắc nợ (kể cả những người có nghĩa vụ liên đới với món nợ trên chứng từ, nếu có) tại một cơ quan tài phán có thẩm quyền theo luật định.
Riêng đối với thương phiếu, nếu đã được tổ chức tín dụng (với tư cách là người sở hữu) xuất trình hợp lệ mà vẫn không được thanh toán thì tổ chức tín dụng có quyền quay lại truy đòi người xin chiết khấu và tất cả những người khác đã từng đứng tên sở hữu thương phiếu hoặc đứng tên bảo lãnh trên thương phiếu. Việc truy đòi như trên đây sẽ được thực hiện theo qui định của pháp luật về thương phiếu.