Phương pháp nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn) (Trang 61 - 63)

Nhiệm vụ của giảng viên trong PPGD này là nêu vấn đề, phân công nhóm, tổ chức lấy ý kiến, hướng dẫn thảo luận, cung cấp những thông tin cần thiết, theo dõi lắng nghe các ý kiến và duy trì hướng đi cho các nhóm theo đúng nhiệm vụ được giao. Giảng viên sử dụng PPGD này sẽ giúp sinh viên có thể thu được những kiến thức tốt nhất, kiến thức bao phủ trên một diện rộng.

Bảng 2.8. Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “ Nêu vấn đề”

Mức độ áp dng

Phương pháp Thời điểm Không sử dụng Ít sử dụng Thường xuyên sử dụng Trước năm học 2008-2009 19 7.5% 133 52.2% 103 40.4% PP nêu vấn đề để người học tìm

hiểu và giải quyết Năm học

2009-2010 4 1.6% 83 32.5% 168 65.9%

Giảng viên giới thiệu vấn đề và phân công công việc cho nhóm, sinh viên tự tìm hiểu, tìm hướng giải quyết vấn đề trong nhóm và viết báo cáo.

53

Theo ý kiến phản hồi của giảng viên, trước năm học: 2008 - 2009 chiếm tỷ

lệ 52.2% ít sử dụng, 40.4% thường xuyên sử dụng và hiện nay (năm học: 2009 - 2010) là 32.5% ít sử dụng, 65.9% thường xuyên sử dụng. Qua tỷ lệ

phân tích trên ta thấy PPGD nêu vấn đề hiện nay (năm học: 2009 - 2010)

được thường xuyên sử dụng và tỷ lệ chênh lệch theo ý kiến của giảng viên giữa trước năm học 2008-2009 và hiện nay (năm học: 2009 - 2010) ở mức

độ thường xuyên sử dụng là 25.5%.

Khi xem xét PPGD này ở các nhóm sinh viên và đối chiếu kết quả thu

được ở giảng viên, chúng tôi sử dụng phương pháp kiểm định Chi–square và nhận thấy rằng có sự khác biệt trong thống kê

 Ở giảng viên thì PPGD này chiếm tỷ 40.4% mức độ thường xuyên sử dụng (Chi – square = 85.165, df = 2 và p-value = 0.000).

 Ở sinh viên thì PPGD này được sinh viên phản hồi ở mức độ thường xuyên sử dụng 68% (Chi – square = 195.059, df = 2 và p-value = 0.000).

Qua sự khác biệt này chúng tôi nhận thấy rằng giảng viên sử dụng PPGD này áp dụng chưa được đồng đều. Tỷ lệ việc thay đổi PPGD trong

các năm học: 2008-2009 và 2009 - 2010 ngày càng có sự thay đổi theo

hướng tích cực và bản thân giảng viên, sinh viên nhận thấy được điều này. Chúng tôi còn khảo sát mối liên hệ giữa PPGD nêu vấn đề và việc chuẩn bị công tác giảng dạy, xem PPGD của giảng viên có tốt hơn không

nếu công tác giảng dạy được chuẩn bị một cách chu đáo. Để thay đổi PPGD

thúc đẩy sinh viên học tập theo phương pháp tích cực thì giảng viên phải

đầu tư vào bài giảng một cách chu đáo, điều này giảng viên phải định hướng mục tiêu của bài giảng đưa ra các vấn đề hoặc câu hỏi có liên quan đến nội dung và bài giảng, trong tiết giảng dạy giảng viên phải khéo léo lèo lái

54

người học phát huy năng lực, tư duy của họ phát hiện vấn đề trong bài giảng theo mục tiêu đề ra. Để thành công việc thay đổi PPGD thì người giảng viên phải đầu tư vào công tác chuẩn bị rất nhiều.

Bảng 2.9. Mối liên hệ giữa biến “”PPGD nêu vấn đề" và biến “Thời gian chuẩn bị cho 1 tiết giảng trước khi lên lớp”

Thi gian chun b cho 1 tiết giảng trước Phương pháp nêu vấn đề <1 1-2 3-4 5-6 Tổng Số lượng 2 2 0 0 4 Không sử dụng Tỷ lệ 50.0% 50.0% .0% .0% 100.0% Số lượng 5 31 37 10 83 Ít sử dụng Tỷ lệ 6.0% 37.3% 44.6% 12.0% 100.0% Số lượng 32 43 77 16 168 Thường xuyên sử dụng Tỷ lệ 19.0% 25.6% 45.8% 9.5% 100.0% Số lượng 39 76 114 26 255 Cộng Tỷ lệ 15.3% 29.8% 44.7% 10.2% 100.0% Chi-square = 15.091, df = 6, p–value = 0.020

Muốn thay đổi PPGD theo lối tích cực, lấy người học làm trung tâm thì bản thân người giảng viên phải đầu tư rất nhiều trong công tác giảng dạy

trước khi lên lớp. Xét bảng 2.9 kết quả cho thấy rằng để áp dụng PPGD nêu vấn đề giảng viên phải chuẩn bị một bài học ít nhất là 4 tiết trước khi tới lớp, tỷ lệ giảng viên chuẩn bị từ 3 – 4 tiết /1tiết bài giảng là 44.7% , từ 5 – 6 tiết chiếm tỷ lệ 10.2%.

Một phần của tài liệu Tác động của các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục tới phương pháp giảng dạy của giảng viên (nghiên cứu tại trường Đại học Sài Gòn) (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)