Để đảm bảo chất lượng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo triển khai các biện
pháp đảm bảo chất lượng giáo dục đại học thông qua một số chỉ thị, công
24
Chỉ thị số 56/2008/CT-BGDĐT ngày 03/10/2008 của Bộ trưởng về
nhiệm vụ trọng tâm giáo dục đại học năm học 2008 – 2009 đã chỉ ra 7 nhiệm vụ đối với lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Bên cạnh việc chỉ đạo triển khai hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài, chỉ thị còn yêu cầu đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng của các trường đại học. Mỗi
trường cần thành lập một trung tâm hay một bộ phận chuyên trách về công
tác đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh công tác đánh giá và cải tiến chất lượng, từng bước hình thành văn hóa chất lượng bên trong các trường đại học.
Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009 – 2010 đã chỉ ra 3 nhiệm vụ đối với lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, trong
đó yêu cầu các trường tham gia kế hoạch đánh giá và kiểm định chất lượng do Bộ GD&ĐT xây dựng. Đồng thời khuyến khích các trường đăng kí kiểm
định trường, kiểm định chương trình bởi các tổ chức quốc tế.
Chỉ thị số 4713/CT-BGDĐT ngày 19/10/2010 của Bộ trưởng về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục năm học 2010 – 2011 đã chỉ ra 5 nhiệm vụ
về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó chú trọng các nhiệm vụ triển khai thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2010”; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thành lập tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong cả nước, đẩy mạnh công
tác đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, đẩy mạnh tự đánh giá theo kế hoạch. Nâng cao chất lượng đào tạo dựa trên kết quả tựđánh giá và đánh giá ngoài.
Chương trình hành động triển khai thực hiện nghị quyết số 05/NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012, đã chỉ ra 5 nhiệm vụ
25
cơ bản đối với lãnh vực tự đánh giá và đảm bảo chất lượng, giao Cục
KTKĐCLGD chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện,
trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh tiến độ tự đánh giá của các trường đại học, cao đẳng hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Công văn số 10216/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/11/2009 về việc báo cáo thực trạng công tác đảm bảo chất lượng năm 2009.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã xây dựng “Đề án xây dựng và phát triển hệ
thống kiểm định chất lượng đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020”, trong đó xác định chất lượng giáo dục từ nay
đến năm 2020. Năm nhóm nhiệm vụ được xác định trong đề án là:
Củng cố và hoàn thiện văn bản về đảm bảo chất lượng giáo dục đối với GDĐH – TCCN.
Xây dựng, phát triển và tăng cường năng lực cho các tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục.
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để triển khai các hoạt động kiểm
định chất lượng giáo dục đối với GDĐH – TCCN.
Triển khai đánh giá và công nhận các cơ sở GDĐH, chương trình
GDĐH - TCCN đạt tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục.
Tăng cường hợp tác quốc tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục [26].
Tính đến hết tháng 8/2010, cả nước có 100 trường đại học, 99 chương
trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, 81 trường cao
đẳng, 10 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng, 56
trường trung cấp chuyên nghiệp đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, trong số đó đã có 40 trường đại học, 4 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình
26
Bên cạnh các công việc đảm bảo chất lượng nêu trên, Bộ GD & ĐT
đề ra 10 giải pháp đổi mới quản lý GDĐH, trong đó giải pháp thứ 7 có ghi rõ "Xây dựng quy định về hoàn thiện việc đánh giá quản lý GDĐH: học sinh tham gia đánh giá giảng dạy của giáo viên, giáo viên tham gia đánh giá hoạt
động của lãnh đạo trường. Các đại học, cao đẳng tham gia đánh giá chỉ đạo quản lý của Bộ GD&ĐT, Bộ chủ quản và UBND tỉnh, thành phố nơi trường
đóng". Việc đánh giá sẽ được triển khai từ tháng 5/2010. Đây là một chủ trương mới, thể hiện đời sống sinh hoạt dân chủ trong các trường đại học,
cao đẳng được quan tâm hơn trước, hướng tới mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. học sinh tham gia đánh giá giảng dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học và ở một góc độ nào
đó đã làm thay đổi PPGD truyền thống của giáo viên thầy đọc, trò chép…[11].
1.3.1.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng tại các trường đại học
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực trở thành động lực chủ yếu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Sứ mệnh của giáo dục Việt Nam nói chung, GDĐH nói riêng là phải tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao giúp họ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội của thế kỉ 21. Một số trường đã tiến hành một số biện pháp
ĐBCLGD như sau:
Trong hệ thống các trường đại học, đến nay 110 trường đại học (chiếm trên 60% số trường đại học ở trong nước) có trung tâm và đơn vị
chuyên trách về đảm bảo chất lượng đã được thành lập, trong đó có 5 trung
tâm do Chính phủ Hà Lan hỗ trợ thành lập và triển khai hoạt động trong các
năm 2005-2008 và 2 trung tâm của Đại học Quốc gia (ĐHQG) đã hoạt động
27
Công tác tự đánh giá được chú trọng như một công cụ để cải tiến chất lượng. 133 trường đại học (hơn 85%) và 178 trường cao đẳng (hơn 90%) đang triển khai công tác tự đánh giá. Các tháng 5-6/2009 là thời hạn
mà các trường đại học, cao đẳng phải hoàn thành báo cáo tự đánh giá và nộp báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo [10].
Các nỗ lực xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các cơ sở
giáo dục đại học đều nhằm từng bước hình thành văn hóa chất lượng bên trong
các cơ sở giáo dục đại học đó với mục đích làm cho mọi thành viên của nhà
trường đều hiểu, quan tâm và mong muốn cải tiến chất lượng giáo dục đại học. Đánh giá ngoài là một cách phản ánh khách quan tình trạng của nhà
trường từ các góc độ bên ngoài nhà trường. Để đảm bảo tính khách quan và có thể so sánh với các chuẩn mực quốc tế, trong mấy năm qua, 40 trường đại học đã được đánh giá bởi các tổ chức Giáo dục đại học chuyên ngành (HBO
raad) Hà Lan, Cơ quan khảo thí (ETS) và Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (CQAIE) Hoa Kỳ, có sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam. 20 trường đại học trong số đó đã được Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định và đề nghị Bộ trưởng ký quyết
định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng [10].
Một số trường đại học được Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) thuê các chuyên gia Hoa Kỳ đánh giá, tạo ra những cái nhìn nhận mới về thực trạng giáo dục của Việt Nam. Hai ĐHQG và một số trường đại học khác đang
phấn đấu đạt các chuẩn quốc tế và đăng ký kiểm định với các tổ chức kiểm
định của nước ngoài (ví dụ: 2 ĐHQG phấn đấu đạt Nhãn hiệu đảm bảo chất
lượng bên trong của AUN, Đại học Đà Nẵng đang có các chương trình phấn
đấu đạt chuẩn của ABET, Hoa Kỳ).
Đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo giáo viên là một trong những hoạt động cũng đang được chú trọng ở Việt Nam. Dự án phát triển
28
giáo viên tiểu học đã tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học, chủ yếu là các trường cao đẳng, 10 chương trình đã được tự đánh giá, trong đó 4 chương trình đã được đánh giá ngoài; Dự án Phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp đã và đang tăng cường
năng lực cho các trường đại học là các cơ sở đào tạo giáo viên THPT và
TCCN, 154 chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông đang được tự đánh giá, trong đó 25 chương trình sẽ phải hoàn thành báo cáo tự đánh giá
trong tháng 5-6/2009 [11].
Bên cạnh tự đánh giá và đánh giá ngoài, các trường Đại học đã xây dựng kế hoạch của các hoạt động đảm bảo chất lượng nâng cao đảm bảo chất lượng và thiết lập “văn hóa chất lượng” nhằm mục đích chuẩn hóa các hoạt động của trường, xây dựng các công cụ hỗ trợ cho hoạt động đảm bảo chất lượng của Trường, lấy ý kiến phản hồi của người học [11].
1.3.1.3. Các biện pháp đảm bảo chất lượng của trường Đại học Sài Gòn
Tháng 04 năm 2007 căn cứ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Trường Đại học Sài Gòn được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường
Cao đẳng Sư phạm TP.HCM. Trường Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc UBND TP.HCM, chịu sự quản lý Nhà nước về Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Sài Gòn là trường đào tạo
đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trường đào tạo theo 2 phương thức: chính quy và không chính quy.
Số lượng cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường gồm 776
người, trong đó có 468 cán bộ giáo viên đứng lớp gồm 2 phó giáo sư, 42 tiến sĩ, 225 thạc sĩ và 198 đại học .
Nhà trường quan tâm đến việc mở rộng quy mô và phương thức đào
29
ngành, đa lĩnh vực (kĩ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, sư phạm) theo nhiều hình thức đào tạo khác nhau: chính quy, vừa làm vừa học, liên thông hình thức chính quy, vừa làm vừa học v.v. Đồng thời Nhà trường còn hỗ trợ đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các địa phương ở khu vực phía Nam. Vì vậy, để tăng cường vị thế của mình trường rất chú trọng đến công
tác đảm bảo chất lượng. Từ năm học 2008 đến nay trường đã tiến hành các công tác nhằm hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường và các công tác này có thể xem như biện pháp đảm bảo chất lượng cụ thể như:
+ Công bố chương trình đào tạo ngay từ đầu khóa học thông qua việc phát cho mỗi học sinh một cuốn sổ tay hướng dẫn nội dung đào tạo, cách
đánh giá xếp loại trong toàn bộ khóa học, quy chế đào tạo…
+ Bên cạnh đó nhà trường còn yêu cầu mỗi giáo viên khi lên lớp dạy phải có đề cương chi tiết và cách cho điểm đánh giá của môn học.
+ Trường đã chuyển quy trình đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ, chuyển sang đào tạo theo học chế tin chỉ là chủ trương đổi mới chất
lượng của nhà trường, so với cách đào tạo theo niên chế thì việc đào tạo theo học chế tín chỉ mềm dẻo hơn, người học có quyền lựa chọn các môn học thích hợp với khả năng của mình trong từng học kì. Ngoài ra, người học có quyền lựa chọn người dạy…
+ Năm học: 2008-2009, trường đã tiến hành thành lập Phòng
KTKĐCLGD với chức năng là tham mưu cho lãnh đạo trường về công tác
đảm bảo chất lượng. Trường đã giao nhiệm vụ đảm bảo chất lượng trong nhà
trường cho Bộ phận chuyên trách này quản lý.
+ Hằng năm, trường đã trích một khoảng kinh phí ưu tiên cho công
tác tự đánh giá. Công tác tự đánh giá được trường quan tâm và xem đây là
công tác cần thiết vì qua đó trường có thể xem lại các mặt đã thực hiện được
30
+ Ngoài ra, trường tăng cường thêm biện pháp đảm bảo chất lượng thông qua việc lấy ý kiến phản hồi của người học về giảng dạy môn học. thí
điểm ở một số ngành học [35].
1.3.2.Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy
Ngày nay, GDĐH của Việt Nam cũng như của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới đang phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa kinh tế ảnh hưởng đến nhiều mặt của cuộc sống. Trong hoàn cảnh đó, sự
cạnh tranh thị trường lao động có trình độ cao đang ngày càng trở nên gay gắt. Sản phẩm của GDĐH Việt Nam là những công dân có phẩm chất và kiến thức nghề nghiệp nhất định đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các tổ
chức doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động trong nước và ngoài nước và giúp họ có khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường lao động ngày
càng sôi động.
Mục tiêu của giáo dục của mỗi nước trong thời đại ngày nay đã có sự thay đổi lớn về các nhìn mới, cách suy nghĩ mới, quan điểm mới đó là: Giáo
dục đóng vai người học quyết định trong sự phát triển và thực hiện các chức
năng kinh tế, khoa học và văn hóa [26].
Bên cạnh đó, theo yêu cầu của sự phát triển xã hội công tác đảm bảo chất lượng được triển khai thông qua hàng loạt các biện pháp đảm bảo chất
lượng. Mục tiêu cuối cùng của thực hiện các biện pháp ĐBCLGD là nâng cao chất lượng đào tạo theo xu thế hòa nhập quốc tế. Các biện pháp
ĐBCLGD đã làm thay đổi quan niệm vai trò của người dạy và người học
như sau:
Vai trò của người học đã thay đổi:
Trong thời đại hiện nay, vai trò của người học đã thay đổi: người học là chủ thể của quá trình dạy học, học là quá trình tự biến đổi mình và
31
làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh.
Quá trình học là sự đối thoại nhóm được lặp lại và cộng tác giải quyết các vấn đề.
Vai trò người của người dạy cũng đã thay đổi:
Tuyên bố mục tiêu, hướng dẫn người học bằng các gợi ý, sắp xếp
tăng cường các hệ quả đối với hành vi tiếp ngay sau đó của người học. Vai trò hàng đầu của người dạy là sắp xếp các điều kiện để hỗ trợ
các quá trình ghi nhớ.
Tổ chức các thông tin mới, liên kết các thông tin mới và các kiến thức đã có. Vai trò của người dạy là mô hình và hướng dẫn, đặt ra những vấn
đề hay, tạo nên các hoạt động học trong nhóm.
Nêu mô hình và hướng dẫn quá trình của tri thức cấu trúc.
Như vậy giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức nữa. Kiến thức của người học có được do tiếp xúc môi trường xung quanh là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: nghe giảng, trao đổi thảo luận, tham quan,
đọc và tham khảo tài liệu giấy và internet, ... Để người học thích nghi với
32
Chương 2. VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Để phân tích thực trạng tác động của các biện pháp ĐBCLGD tới hoạt
động giảng dạy của giảng viên thông qua việc thay đổi PPGD của giảng viên, chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu thực trạng việc triển khai và nhận biết của giảng viên về các biện pháp ĐBCLGD, các PPGD của giảng viên đã và đang