PPGD tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để
20
người học. "Tích cực" trong PPGD tích cực được dùng với nghĩa là hoạt
động chủ động, trái nghĩa với hoạt động thụ động [28].
PPGD tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của
người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để giảng dạy theo PPGD tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với giảng dạy theo PPGD truyền thống [18].
Bản chất của phương pháp tích cực:
Khai thác động lực học tập trong bản thân người học. Coi trọng lợi ích và nhu cầu của người học.
Tạo khả năng để người học thích ứng tốt với đời sống xã hội. Những đặc trưng của phương pháp:
Giáo viên là người đạo diễn, trọng tài, cố vấn, tổ chức. Học sinh là chủ thể, trở thành trung tâm được định hướng để tự xây dựng kiến thức mới.
Kiến thức được hình thành do sự khám phá của học sinh qua quá trình hoạt động giải quyết vấn đề.
Giáo viên hướng dẫn phương pháp học theo nhóm, ở lớp, ở nhà [26]. Một số phương tiêu biểu cho PPGD tích cực là PPGD nêu vấn đề để người học tự giải quyết, PPGD theo nhóm, phương pháp thảo luận, PPGD
thông qua đồ án môn học… PPGD nêu vấn đề
Đặc trưng của PPGD nêu vấn đề là PPGD mà giáo viên nêu ra các vấn
đề để sinh viên tìm tòi giải quyết, qua PPGD này học sinh có thể thu được những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất, kiến thức bao phủ trên một diện rộng, học sinh chủ động tự giác trong học tập. PPGD này làm chuyển đổi các hoạt động học sinh từ thụ động sang tính tích cực, chủ động và giáo viên
21
có vai trò khơi dậy các vấn đề và hướng dẫn người học. PPGD nêu vấn đề
làm chuyển đổi mối quan hệ giữa vai trò của học sinh và giáo viên [18]. Trong PPGD này việc thảo luận nhóm đòi hỏi có sự tham gia của tất cả
các cá nhân trong nhóm, nó không những giúp mỗi cá nhân phát triển được khả năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội mà còn phát triển được quá trình nhận thức (đọc hiểu, phân tích, đánh giá,…) [18].
PPGD thông qua việc làm đồ án môn học
Khác với PPGD nêu vấn đề, PPGD thông qua việc làm làm đồ án môn học đòi hỏi học sinh phải tự đặt câu hỏi cho bản thân để tự nghiên cứu. Đặc
trưng của PPGD thông qua việc làm đồ án môn học là học sinh thu được nhiều kiến thức, kỹ năng và nâng cao khả năng kiểm soát tình huống thông qua những phát hiện trong quá trình tiến hành đồ án. Ngoài ra người học hiểu biết hơn về chính mình, những hạn chế của bản thân, đánh giá được những nhu cầu của bản thân và cách thức mà mình đã tiến hành. Đồ án môn học đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp kiến thức, có khả năng dự đoán, sáng tạo và tư duy đổi mới. Trong quá trình xây dựng đồ án luôn đòi hỏi học sinh phải có sự trao đổi, thảo luận giữa người học và người dạy nhằm giải thích và thống nhất mục tiêu. Từ đó người học luôn thấy được lợi ích và tạo được động cơ học tập bởi đồ án luôn gắn liền với mục tiêu và các
phương tiện để đi đến mục tiêu đó [20].
Trong PPGD này học sinh phát triển các khả năng như: tính tự chủ, tính sáng tạo, khả năng phân tích một vấn đề và khả năng quan hệ xã hội. học sinh được làm chủ hành động của mình tuỳ theo mục tiêu cần đạt [18]. PPGD theo nhóm
PPGD theo nhóm đang là một trong những phương pháp tích cực nhằm hướng tới mục tiêu giúp học sinh tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực, tránh tính thụ động, ỷ lại. Trong phương pháp này học sinh làm
22
việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và mỗi thành viên trong nhóm đều có cơ
hội tham gia vào nhiệm vụ đã được phân công sẵn mà không cần sự giám sát trực tiếp của giáo viên.
Đặc trưng của PPGD này là học sinh ý thức được khả năng của mình, nâng cao niềm tin của học sinh vào việc học tập, khả năng ứng dụng khái niệm, nguyên lý, thông tin về sự việc vào giải quyết các tình huống khác nhau. Ngoài ra, học sinh có thể cải thiện mối quan hệ xã hội giữa các cá nhân thông qua việc làm việc theo nhóm [18].
PPGD thảo luận
Giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi để hướng dẫn lớp thảo luận. Trong quá trình thảo luận, giáo viên có thể đưa ra các gợi ý để giúp nội dung thảo luận luôn sôi nổi và đi đúng hướng. Tùy theo nội dung vấn đề mà giáo viên nên hoặc không nên tổng kết thảo luận và giải đáp các câu hỏi.
Hầu hết học sinh sẽ cảm thấy bỡ ngỡ khi lần đầu tham gia học tập với phương pháp này, đặc biệt khi họ được yêu cầu phân tích, đánh giá, đưa ra quan điểm, giải pháp riêng của mình về những vấn đề đặt ra. Vì vậy
phương pháp này đạt hiệu quả nếu giáo viên có những hướng dẫn ban đầu về
mặt phương pháp [18]. Có thể so sánh đặc trưng của PPGD truyền thống và PPGD tích cực PPGD truyền thống PPGD tích cực Quan niệm Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
23
PPGD truyền thống PPGD tích cực
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để có thể giải quyết các vấn đề trong kì thi . Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng
lực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy
phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để
đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai.
Từ nhiều nguồn khác nhau: sách giáo khoa, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, thực tế…: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của học sinh.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên
- Những vấn đề học sinh quan tâm. Phương pháp Các phương pháp diễn giảng, thuyết trình truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác. Hình thức tổ chức Cố định: Giới hạn trong lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp. Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
1.3. Một số vấn đề lý luận liên quan đến các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục và phương pháp giảng dạy
1.3.1.Các biện pháp đảm bảo chất lượng giáo dục đã và đang thực hiện
1.3.1.1. Biện pháp đảm bảo chất lượng của Bộ GD&ĐT
Để đảm bảo chất lượng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo triển khai các biện
pháp đảm bảo chất lượng giáo dục đại học thông qua một số chỉ thị, công
24
Chỉ thị số 56/2008/CT-BGDĐT ngày 03/10/2008 của Bộ trưởng về
nhiệm vụ trọng tâm giáo dục đại học năm học 2008 – 2009 đã chỉ ra 7 nhiệm vụ đối với lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Bên cạnh việc chỉ đạo triển khai hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài, chỉ thị còn yêu cầu đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng của các trường đại học. Mỗi
trường cần thành lập một trung tâm hay một bộ phận chuyên trách về công
tác đảm bảo chất lượng, đẩy mạnh công tác đánh giá và cải tiến chất lượng, từng bước hình thành văn hóa chất lượng bên trong các trường đại học.
Chỉ thị số 7823/CT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2009 – 2010 đã chỉ ra 3 nhiệm vụ đối với lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, trong
đó yêu cầu các trường tham gia kế hoạch đánh giá và kiểm định chất lượng do Bộ GD&ĐT xây dựng. Đồng thời khuyến khích các trường đăng kí kiểm
định trường, kiểm định chương trình bởi các tổ chức quốc tế.
Chỉ thị số 4713/CT-BGDĐT ngày 19/10/2010 của Bộ trưởng về
nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục năm học 2010 – 2011 đã chỉ ra 5 nhiệm vụ
về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó chú trọng các nhiệm vụ triển khai thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2010”; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thành lập tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học trong cả nước, đẩy mạnh công
tác đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, đẩy mạnh tự đánh giá theo kế hoạch. Nâng cao chất lượng đào tạo dựa trên kết quả tựđánh giá và đánh giá ngoài.
Chương trình hành động triển khai thực hiện nghị quyết số 05/NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT về đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012, đã chỉ ra 5 nhiệm vụ
25
cơ bản đối với lãnh vực tự đánh giá và đảm bảo chất lượng, giao Cục
KTKĐCLGD chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện,
trong đó nhấn mạnh việc đẩy mạnh tiến độ tự đánh giá của các trường đại học, cao đẳng hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Công văn số 10216/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/11/2009 về việc báo cáo thực trạng công tác đảm bảo chất lượng năm 2009.
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT đã xây dựng “Đề án xây dựng và phát triển hệ
thống kiểm định chất lượng đối với giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2011 – 2020”, trong đó xác định chất lượng giáo dục từ nay
đến năm 2020. Năm nhóm nhiệm vụ được xác định trong đề án là:
Củng cố và hoàn thiện văn bản về đảm bảo chất lượng giáo dục đối với GDĐH – TCCN.
Xây dựng, phát triển và tăng cường năng lực cho các tổ chức kiểm
định chất lượng giáo dục.
Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ để triển khai các hoạt động kiểm
định chất lượng giáo dục đối với GDĐH – TCCN.
Triển khai đánh giá và công nhận các cơ sở GDĐH, chương trình
GDĐH - TCCN đạt tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục.
Tăng cường hợp tác quốc tế đối với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục [26].
Tính đến hết tháng 8/2010, cả nước có 100 trường đại học, 99 chương
trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, 81 trường cao
đẳng, 10 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình độ cao đẳng, 56
trường trung cấp chuyên nghiệp đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá, trong số đó đã có 40 trường đại học, 4 chương trình đào tạo giáo viên tiểu học trình
26
Bên cạnh các công việc đảm bảo chất lượng nêu trên, Bộ GD & ĐT
đề ra 10 giải pháp đổi mới quản lý GDĐH, trong đó giải pháp thứ 7 có ghi rõ "Xây dựng quy định về hoàn thiện việc đánh giá quản lý GDĐH: học sinh tham gia đánh giá giảng dạy của giáo viên, giáo viên tham gia đánh giá hoạt
động của lãnh đạo trường. Các đại học, cao đẳng tham gia đánh giá chỉ đạo quản lý của Bộ GD&ĐT, Bộ chủ quản và UBND tỉnh, thành phố nơi trường
đóng". Việc đánh giá sẽ được triển khai từ tháng 5/2010. Đây là một chủ trương mới, thể hiện đời sống sinh hoạt dân chủ trong các trường đại học,
cao đẳng được quan tâm hơn trước, hướng tới mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. học sinh tham gia đánh giá giảng dạy của giáo viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn học và ở một góc độ nào
đó đã làm thay đổi PPGD truyền thống của giáo viên thầy đọc, trò chép…[11].
1.3.1.2. Biện pháp đảm bảo chất lượng tại các trường đại học
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nguồn nhân lực trở thành động lực chủ yếu đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Sứ mệnh của giáo dục Việt Nam nói chung, GDĐH nói riêng là phải tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao giúp họ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội của thế kỉ 21. Một số trường đã tiến hành một số biện pháp
ĐBCLGD như sau:
Trong hệ thống các trường đại học, đến nay 110 trường đại học (chiếm trên 60% số trường đại học ở trong nước) có trung tâm và đơn vị
chuyên trách về đảm bảo chất lượng đã được thành lập, trong đó có 5 trung
tâm do Chính phủ Hà Lan hỗ trợ thành lập và triển khai hoạt động trong các
năm 2005-2008 và 2 trung tâm của Đại học Quốc gia (ĐHQG) đã hoạt động
27
Công tác tự đánh giá được chú trọng như một công cụ để cải tiến chất lượng. 133 trường đại học (hơn 85%) và 178 trường cao đẳng (hơn 90%) đang triển khai công tác tự đánh giá. Các tháng 5-6/2009 là thời hạn
mà các trường đại học, cao đẳng phải hoàn thành báo cáo tự đánh giá và nộp báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo [10].
Các nỗ lực xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các cơ sở
giáo dục đại học đều nhằm từng bước hình thành văn hóa chất lượng bên trong
các cơ sở giáo dục đại học đó với mục đích làm cho mọi thành viên của nhà
trường đều hiểu, quan tâm và mong muốn cải tiến chất lượng giáo dục đại học. Đánh giá ngoài là một cách phản ánh khách quan tình trạng của nhà
trường từ các góc độ bên ngoài nhà trường. Để đảm bảo tính khách quan và có thể so sánh với các chuẩn mực quốc tế, trong mấy năm qua, 40 trường đại học đã được đánh giá bởi các tổ chức Giáo dục đại học chuyên ngành (HBO
raad) Hà Lan, Cơ quan khảo thí (ETS) và Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế (CQAIE) Hoa Kỳ, có sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam. 20 trường đại học trong số đó đã được Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định và đề nghị Bộ trưởng ký quyết
định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng [10].
Một số trường đại học được Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) thuê các chuyên gia Hoa Kỳ đánh giá, tạo ra những cái nhìn nhận mới về thực trạng giáo dục của Việt Nam. Hai ĐHQG và một số trường đại học khác đang
phấn đấu đạt các chuẩn quốc tế và đăng ký kiểm định với các tổ chức kiểm
định của nước ngoài (ví dụ: 2 ĐHQG phấn đấu đạt Nhãn hiệu đảm bảo chất
lượng bên trong của AUN, Đại học Đà Nẵng đang có các chương trình phấn
đấu đạt chuẩn của ABET, Hoa Kỳ).
Đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo giáo viên là một trong những hoạt động cũng đang được chú trọng ở Việt Nam. Dự án phát triển
28
giáo viên tiểu học đã tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học, chủ yếu là các trường cao đẳng, 10 chương trình đã được tự đánh