Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (hình ảnh, vật thật, thí nghiệm thực, …) để giúp sinh viên tiếp thu bài học tốt hơn. Kết quả
thống kê ta có giảng viên sử dụng các phương tiện trực quan: hình ảnh, mô hình, thí nghiệm….
Bảng 2.7. Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD “Sử dụng phương tiện trực quan”
Mức độ áp dụng
Phương pháp Thời điểm Không sử dụng Ít sử dụng Thường xuyên sử dụng Trước năm học 2008-2009 29 11.4% 117 45.9% 109 42.7% Sử dụng phương tiện trực quan Năm học 2009-2010 10 3.9% 106 41.6% 139 54.5%
Tỷ lệ trước năm học: 2008-2009 chiếm tỷ lệ 88.6% bao gồm ít sử
dụng (45.9%) và thường xuyên sử dụng (42.7%) (Chi – square = 55.718, df = 2 và p-value = 0.000) và hiện nay (năm học: 2009 - 2010) là 92.5% bao gồm ít sử dụng (41.6%) và thường xuyên sử dụng (54.5%) (Chi – square = 105.671, df = 2 và p-value = 0.000). Dựa vào tỷ lệ trên ta thấy, PPGD dùng
phương tiện trực quan được dần dần sử dụng.
Xét tỷ lệ chênh lệch giữa sinh viên và giảng viên trong PPGD này hiện nay ở mức độ thường xuyên chênh lệch là 22.1%. Có sự chênh lệch này
là do đặc trưng của từng ngành học, có những ngành học có thể sử dụng
phương tiện trực quan nhưng có những ngành học không thể thực hiện được
phương tiện trực quan.
PPGD dùng trực quan đòi hỏi giảng viên phải có sự chuẩn bị và thực hiện trên đối tượng quan sát đủ lớn và đủ rõ. Tuy nhiên khi sử dụng PPGD
51
này giảng viên cần biểu diễn hình ảnh trực quan theo trình tự logic của vấn
đề và thực hiện chậm đủ để sinh viên quan sát và tư duy.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ giảng viên sử dụng PPGD truyền thống
Tóm lại: Thông qua những phân tích số liệu trên, chúng tôi nhận xét rằng PPGD theo kiểu truyền thồng thầy đọc trò ghi hay thầy giảng trò tự ghi ngày càng giảm ít sử dụng, thay vào đó giảng viên sử dụng PPGD nêu vấn
đề và hướng giải quyết vấn đề, sử dụng hệ thống câu hỏi hoặc phương tiện trực quan để phù hợp với sự phát triển của xã hội nói chung và của Nhà
trường nói riêng. So với PPGD thầy đọc – trò ghi, thầy giảng – trò tự ghi thì PPGD thầy nêu vấn đề và hướng giải quyết, PPGD dùng trực quan có phần
ưu điểm hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ thay đổi không lớn cần phải có một thời gian dài để giảng viên có thể nhận thức và thay đổi PPGD cho phù hợp hơn.
2.2.2. Phương pháp giảng dạy tích cực
Trong luật giáo dục, điều 36 về yêu cầu về nội dung, phương pháp
giáo dục đại học đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học
52
phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng”. Đứng trước mục tiêu giáo dục đề ra, bản thân người giảng viên phải chọn cho mình PPGD phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội
dung đào tạo và phù hợp với nhu cầu xã hội.
Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của giảng viên và sinh viên đã thay đổi, mối quan hệ hợp tác giữa giảng viên và sinh viên được quan tâm nhiều hơn. Đối lập với PPGD truyền thống là PPGD tích cực “Lấy
người học làm trung tâm”. PPGD tích cực là phương pháp làm phát huy vai
trò của sinh viên tức là sinh viên tự tìm ra kiến thức bằng cách tự nghiên cứu và tự tìm tòi và giảng viên đóng vai trò cố vấn.