Kết quả, hiệu quả chăn nuôi lợn tập trung

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ– THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG (Trang 76 - 83)

4.2.5.1 Kết quả chăn nuôi lợn tập trung

Từ số liệu điều tra thu thập được từ các hộ CNTT và chăn nuôi trong khu dân cư, chúng tôi tính toán và đưa ra một số các kết quả của 3 loại hình chăn nuôi này, rồi so sánh để thấy loại hình chăn nuôi nào đang mang lại hiệu quả cao hơn trên địa bàn xã. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.13 Kết quả sản xuất chăn nuôi lợn của các hộ theo quy mô (tính bình quân cho 1kg thịt lợn hơi)

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

Quy mô chăn nuôi CN nhỏ lẻ trong KDC Trang trại, gia trại CN tại thôn xóm CNTT xa KDC

1. Tổng giá trị sản xuất ( GO) 53,53 55,78 55,95

- Giá trị sản phẩm chính 50,65 52,88 53

- Giá trị sản phẩm phụ 2,88 2,90 2,95

2. Tổng chi phí (TC) 35,38 34,998 33,33

3. Chi phí trung gian (IC) 33,94 34,04 32,49

4. Giá trị gia tăng (VA) 19,59 21,74 23,46

5. Thu nhập hỗ hợp(MI) 16,71 18,84 20,05

6. Giá trị công LĐ 0,49 0,547 0,61

7. Lợi nhuận (Pr) 16,22 18,293 19,9

( Nguồn số liệu điều tra hộ chăn nuôi, 2014)

Qua bảng số liệu 4.13 ta thấy rằng giá trị sản xuất của các hộ tính bình quân trên 1kg thịt lợn hơi là khác nhau. Hộ CNTT xa KDC đạt giá trị sản xuất cao nhất là 55,95 nghìn đồng, sau đó là đến trang trại, gia trại chăn nuôi trong KDC là 55,78 nghìn đồng, giá trị sản xuất của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC là 53,53 nghìn đồng. Như vậy tổng giá trị sản xuất tăng lên theo quy mô chăn nuôi của các hộ gia đình mà cao nhất là của các hộ CNTT xa KDC. Nguyên nhân là do giá bán sản phẩm chính là lợn thịt của các hộ CNTT cao

hơn giá bán lợn hơi của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ dẫn đến giá trị sản phẩm chính của hóm hộ này cao hơn, thêm vào đó giá trị sản phẩm phụ của các hộ này nhận được cũng cao hơn do tiết kiệm được nguyên liệu đốt và điện sinh hoạt trong gia đình nhờ vào sử dụng các hầm biogas thể tích lớn. Giá trị sản phẩm phụ của hộ chăn nuôi quy mô tập trung là lớn nhất với 2,95 nghìn đồng, nhỏ nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với 2,88 nghìn đồng.

Do có giá trị sản xuất lớn hơn và có chi phí chăn nuôi thấp nhất nên các hộ CNTT cũng có giá trị gia tăng trên 1kg thịt lợn hơi lớn nhất với 23,46 nghìn đồng, sau đó là các trang trại, gia trại trong KDC và thấp nhất là các hộ CN nhỏ lẻ trong KDC với 19,59 nghìn đồng.

Cùng với giá trị sản xuất và giá trị gia tăng thì thu nhập hỗn hợp tính bình quân cho 1kg lợn thịt hơi xuất chuồng của hộ chăn nuôi theo quy mô tập trung cũng là lớn nhất với 20,05 nghìn đồng, sau đó trang trại, gia trại CN trong KDC với 18,84 nghìn đồng và thấp nhất là hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC với thu nhập hỗn hợp là 16,71 nghìn đồng.

Mặc dù thời gian nuôi trên lứa ngắn hơn so với trang trại, gia trại trong KDC và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng hộ CNTT xa KDC lại có giá trị công lao động trên 1kg thịt lợn hơi cao hơn vì họ nuôi nhiều lợn thịt hơn nên công lao động họ bỏ ra cũng tương đối lớn. Lớn nhất là hộ CNTT xa KDC với 0,61 nghìn đồng, các trang trại, gia trại trong KDC cũng có giá trị công lao động trên 1kg thịt lợn hơi khá cao 0,547 nghìn đồng, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như đã phân tích ở trên do các hộ này chăn nuôi chủ yếu là để tận dụng, họ chăn nuôi theo hình thức lấy công làm lãi và ít tính đến chi phí lao động nên chi phí lao động trên 1kg thịt lợn hơi cũng thấp nhất với 0,49 nghìn đồng.

Nhìn vào bảng 4.13 ta thấy hộ CNTT có kết quả cao hơn so với hai quy mô còn lại, do họ chủ động đầu tư trang thiết bị cũng như vệ sinh chuồng trại nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời họ có con giống tốt, khả năng tăng trọng bình quân/tháng cao, do đó đã rút ngắn được thời gian nuôi, từ đó

làm giảm chi phí trong chăn nuôi và đem lại lợi nhuận cao hơn so với hai quy mô còn lại. Lợi nhuận nhóm hộ này thu được trên 1kg thịt lợn hơi là 19,9 nghìn đồng vượt trội hơn hẳn so với các quy mô chăn nuôi còn lại. Bên cạnh đó các trang trại, gia trại trong KDC cũng đem lại lợi nhuận khá cao cho người chăn nuôi 18,293 nghìn đồng vì cũng đã áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tương tự như các hộ CNTT xa KDC giúp tiết kiệm được chi phí.

Tóm lại, các hộ CNTT xa KDC có kết quả sản xuất chăn nuôi lợn cao nhất, tiếp đó là các trang trại, gia trại và thấp nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC.

4.2.5.2 Hiệu quả chăn nuôi lợn tập trung

Qua điều tra thực tế các hộ chăn nuôi lợn được chọn mẫu, chúng tôi đưa ra kết quả ở bảng 4.14 như sau:

Bảng 4.14: Hiệu quả chăn nuôi lợn tập trung so với kết quả chăn nuôi trong khu dân cư (tính trên 1kg thịt hơi)

Chỉ tiêu ĐVT

Quy mô chăn nuôi CN nhỏ lẻ

trong KDC

Trang trại, gia trại CN tại thôn xóm CNTT xa KDC 1.Tính/IC -GO/IC Lần 1,57 1,64 1,72 -VA/IC Lần 0,57 0,64 0,72 -MI/IC Lần 0,49 0,55 0,62 2. Tính/TC -GO/TC Lần 1,51 1,59 1,68 -VA/TC Lần 0,55 0,62 0,70 -MI/TC Lần 0,47 0,54 0,60

(Nguồn: tính toán từ số liệu điều tra, 2014 )

Qua bảng 4.14 ta thấy, xét hiệu quả chi phí sản xuất ta thấy, giá trị sản phẩm tính trên một đồng chi phí bình quân cho 1kg thịt lợn hơi ở các hộ CNTT xa KDC là cao nhất với 1,72 lần, có nghĩa là ở hộ chăn nuôi theo quy mô tập trung khi bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ tạo ra 1,72 đồng gí trị, sau đó đến các

trang trại, gia trại trong KDC với 1,64 lần, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC là 1,57 lần.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên một đồng chi phí của hộ chăn nuôi trên 1kg thịt lợn hơi theo quy mô tập trung xa KDC lớn nhất với 0,72 lần, có nghĩa là bỏ ra một đồng chi phí sản xuất sẽ thu được 0,72 đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu này đối với trang trại, gia trại là 0,64 lần, với hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là 0,57 lần. Cùng với đó là chỉ tiêu thu nhập hỗn hợp tính trên chi phí cho 1kg thịt lợn hơi cao nhất là của hộ chăn nuôi theo quy mô tập trung với 0,61 lần tức là khi bỏ ra một đồng chi phí sản xuất họ sẽ thu về 0,61 đồng thu nhập hỗ hợp, chỉ tiêu này thấp nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Qua các phân tích trên chúng tôi nhận thấy rằng, chăn nuôi theo quy mô tập trung xa KDC có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với chăn nuôi trong KDC. Điều đó thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế như: tổng giá trị sản phẩm trên một đồng chi phí trung gian, giá trị gia tăng trên một đồng chi phí trung gian, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận trên một đồng chi phí trung gian đều cao hơn các mô hình chăn nuôi còn lại trên địa bàn xã. Bên cạnh đó CNTT cũng đạt hiệu quả kinh tế khá cao do áp dụng nhiều chỉ tiêu về chăm sóc, dinh dưỡng, chuồng trại và do quy mô nuôi dưỡng tương đối lớn dẫn đến tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tận dụng được nguồn phụ phẩm nên giảm được chi phí. Tuy nhiên hình thức này có hiệu quả kinh tế thấp hơn nhiều so với hai hình thức còn lại.

Qua thực tế thấy rằng các hộ CNTT xa khu dân cư trong 2 năm gần đây đều duy trì đàn lợn ở quy mô vừa do giá thành cám lên cao, giá lợn thấp và ngày càng bị thương lái ép giá, chính điều đó đã làm quy mô chăn nuôi của các hộ giảm, hơn nữa họ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn về giống, thuốc thú y và

chi phí điện nước; khi tham gia khu CNTT họ sẽ sử dụng điện kinh doanh đắt hơn điện gia đình của các hộ chăn nuôi trong khu dân cư vì thế mà làm cho thu nhập thực tế của hộ CNTT hiện tại đang thấp hơn so với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.

Với mục tiêu đảm bảo chăn nuôi bền vững và mục tiêu tạo được thu nhập hiện nay các hộ CNTT đang có lợi thế , theo đánh giá của các chủ hộ chăn nuôi thì tính từ năm 2010 trở về trước các hộ CNTT đều có thu nhập cao hơn nhiều so với các hộ chăn nuôi trong khu dân cư, tuy nhiên những năm gần đây khủng hoảng kinh tế xảy ra, giá cả mọi mặt hàng leo thang làm cho người chăn nuôi đang phải bỏ chuồng. Bên cạnh việc thu lợi nhuận thì CNTT xa khu dân cư sẽ giảm thiểu được tình trạng ô nhiễm môi trường sống, hạn chế sự phát sinh, lan truyền dịch bệnh, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của con người tại địa phương. Qua đó thấy rằng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư chính là hướng đi tất yếu cho ngành chăn nuôi có thể phát triển bền vững.

4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi tập trung

4.3.1 Chính sách phát triển CNTT

Trong hơn 20 năm đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng và nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp, nông thôn, trong đó cũng có những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở nông thôn. Tiêu biểu gần đây nhất là các chính sách như: Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại, các chính sách về cho vay ưu đãi tín dụng cho khu vực sản xuất nông nghiệp như: Quyết định 131 của Chính phủ, quyết định số 497/2009/QĐ-TTg, Quyết định 579/QG-TTg và Quyết định 622/QĐ-TTg.

Đối với chính sách về đất đai, nhiều trang trại cho rằng họ đã được hưởng lợi rất nhiều từ chính sách dồn đổi ruộng đất. Tuy vậy, dù diện tích

trang trại còn khá khiêm tốn, song đất đấu thầu, đi thuê chiếm tới 57% tổng quỹ đất của trang trại. Vấn đề là thời hạn sử dụng quá ngắn, theo như ý kiến của gần 2/3 chủ trang trại điều này khiến các trang trại không yên tâm đầu tư lâu dài. Mong muốn của đa số các trang trại là thời hạn sử dụng đất nên từ 15- 25 năm. Bên cạnh đó, diện tích đất được cấp giấy chứng nhận sử dụng chỉ chiếm 1/3, đây lại là khó khăn khác cho hộ đi vay vốn.

Đối với các chính sách về vốn, nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định 41/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ với mức cho chủ trang trại vay vốn không cần thế chấp lên tới 500 triệu đồng có thể là giải pháp để giải quyết vấn đề thiều vốn ở các trang trại hiện nay, nhưng không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng với chủ trương này vì cho chủ trang trại vay vốn tính rủi ro rất cao. Trong số 20 trang trại điều tra chưa có một trang trại nào được vay vốn ưu đãi 4% năm như chính sách đề ra. Thậm chí nhiều trang trại còn không biết tới những chính sách này. Đây là một thiệt thòi lớn đối với các trang trại để vay được lượng vốn ưu đãi nhằm phục vụ sản xuất. Vấn đề này cũng cho thấy tình hình tuyên truyền các chủ trương chính sách của Nhà nước ở địa phương vẫn còn nhiều bất cập, cần được cải thiện để giúp người dân cũng như các chủ trang trại được tiếp cận cũng như được hưởng lợi từ các chủ trương chính sách của nhà nước.

4.3.2 Trình độ kỹ thuật

Cũng như rất nhiều nghành chăn nuôi khác, trong chăn nuôi lợn thịt con giống được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển. Do đó nó đòi hỏi phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích sản xuất.

Nếu như con giống là điều kiện tiên quyết thì thức ăn là nền tảng cho phát triển chăn nuôi.Tùy theo đặc tính sinh lý của mỗi loại gia súc mà yêu cầu về thức ăn thường khác nhau và cách chuyển hóa sản phẩm cũng khác nhau. Với lợn thịt, thức ăn là yếu tố cơ bản để tăng chất lượng thịt, tăng tỷ lệ nạc

trong thịt xẻ do đó nếu thức ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất về sau.

Bên cạnh giống và thức ăn quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của lợn, từ đó quyết định đến hiệu quả của chăn nuôi lợn. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt không giống nhau trong suốt thời kỳ, từ vận động đến phối hợp các loại thức ăn trong khẩu phần ăn của lợn.

Vì vậy người chăn nuôi cần có kiến thức và hiểu biết để đảm bảo cho quá trình chăm sóc đàn lợn. Theo khảo sát Khu CNTT có kỹ thuật chăn nuôi cao hơn so với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn tới các hộ CNTT đạt hiệu quả kinh tế cao hơn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Công tác thú y rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn. Nếu có dịch bệnh xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn tới các hộ chăn nuôi lợn, một số dịch bệnh đã bùng phát tại xã Liên Khê như: tai xanh, lở mồm long móng, tả... gây thiệt hại lớn tới các hộ chăn nuôi lợn vì vậy câc hộ nên chủ động trong việc chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh cho đàn lợn

Vấn đề tồn tại ở xã hiện giờ lớn nhất đó là kiến thức, kỹ thuật của người chăn nuôi còn hạn chế vì lý do lợi nhuận, vì cái lợi trước mắt nên bỏ qua công tác kiểm dịch, phòng dịch… dẫn đến rủi ro trong chăn nuôi là rất cao.Vì vậy Công tác thú y nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho các hộ yên tâm đầu tư chăn nuôi.

4.3.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường là rất quan trọng trong bất cứ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào. Các sản phẩm từ khu CNTT đều được bán cho các thương lái không thông qua hợp đồng nên giá cả không ổn định và diễn biến bất thường. Các chủ hộ chưa tìm được người đảm bảo đầu ra lâu dài để hợp tác và phát triển, họ còn bị ép giá sản phẩm. Vì vậy để đảm bảo phát triển chăn nuôi tập trung thì thị trường đầu vào và đầu ra cần được Nhà nước có những chính sách ổn định hơn để người chăn nuôi yên tâm đầu tư sản xuất.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ– THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w