Kinh nghiệm của các địa phương về phát triển chăn nuôi tập trung

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ– THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG (Trang 32 - 38)

Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà các điều kiện về nhu cầu chất lượng sản phẩm, số lượng, điều kiện môi trường ngày một đòi hỏi cao. Vì vậy chăn nuôi quy mô lớn, tạo ra sản phẩm hàng hoá đang là vấn đề tất yếu của ngành chăn nuôi nói riêng khi mà đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập theo cơ chế thị trường. Với yêu cầu đó hiện nay nhiều địa phương đã và đang hình thành nhiều vùng chăn nuôi tập trung quy mô và dần xoá bỏ phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ kiểu tận dụng. Nhờ quy hoạch tốt, nhận thức sớm điều đó rất nhiều địa phương trong tỉnh có những vùng chăn nuôi tập trung cho hiệu quả cao về

nhiều mặt như: kinh tế, môi trường, xã hội… đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo và làm giàu.

2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Điển hình như khu chăn nuôi tập trung tại xã Tiền Tiến, Quyết Thắng huyện Thanh Hà, HTX nuôi trồng thuỷ sản xã Tân Dân thị xã Chí Linh, xã Trùng Khánh huyện Gia Lộc, nhóm nuôi tôm càng xanh xã Bình Dân huyện Kim Thành, vùng chăn nuôi tập trung xã Thượng Vũ… đã đem lại hiệu quả và những lợi ích thiết thực.

Do tập quán, thói quen những năm trước đây, phong trào chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn và gia cầm ở nhiều xã, địa phương phát triển khá mạnh, đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân, giúp nhiều gia đình thoát nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi hầu hết trong khu dân cư làm nảy sinh nhiều vấn đề: chất thải không được xử lý, xả thẳng ra ao hồ, kênh mương làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều xã đã hình thành ngay tại những thôn xóm có một khu chăn nuôi tự phát đã phá vỡ quy hoạch chung của xã, của địa phương... Trước tình trạng trên, hầu hết các xã đã có những phương án, chính sách giải quyết tốt những vấn đề trên điển hình xã Quyết Thắng huyện Thanh Hà đã quy hoạch vùng chăn nuôi rộng 15 ha ở khu đồng Bùng và đồng Bẩu nằm trên địa bàn của 2 thôn Hoàng Xá và Đông Lĩnh. Đây vốn là những vùng ruộng trũng, cấy lúa bấp bênh không hiệu quả, lại nằm giữa 3 thôn, gần đường giao thông nên rất thuận tiện cho việc đi lại, trao đổi hàng hóa. Tận dụng lợi thế đó, nhiều hộ dân trong xã đã đắp bờ, tạo dòng chảy sát khu dân cư thành ao nuôi thả cá. Xã cũng tiến hành quy vùng với diện tích 5 ha ở khu vực này (thuộc thôn Đông Lĩnh). Để nhân dân nắm bắt được chủ trương của xã, Đài truyền thanh xã liên tục tuyên truyền về việc xây dựng khu chăn nuôi tập trung để mọi người biết và đăng ký tham gia. Các hộ đăng ký tham gia chuyển đổi đều được tạo điều kiện về giấy tờ, thủ tục. UBND xã đã tổ chức cho một số hộ trong vùng chuyển đổi đi tham quan, học hỏi các mô

hình tiêu biểu trong và ngoài huyện. Hằng năm, các đoàn thể trong xã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật huyện, tỉnh mở các lớp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, trang bị thêm kiến thức chăn nuôi cho nông dân. Đến nay, hiệu quả về mặt kinh tế của những vùng chăn nuôi tập trung trong tỉnh ta đã được khẳng định bằng nhiều hộ gia đình đã giàu lên như gia đình anh Mạc Văn Thức xã Quyết Thắng, Nguyễn Văn Khoa xã Tam Kỳ huyện Kim Thành, Nguyễn Danh An Tiền Tiến Thanh Hà…

Việc các địa phương trong tỉnh quy vùng thành khu chăn nuôi tập trung, không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn hiệu quả cả về mặt môi trường, xã hội giảm mùi hôi thối đời sống nâng lên, tình làng nghĩa xóm được cải thiện, thu hút được lượng lớn lao động… ông Hè xã Quyết Thắng nói "Trước đây chăn nuôi trong khu dân cư tôi gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù đã áp dụng các biện pháp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ nhưng mùi hôi vẫn không giảm. Hàng xóm liên tục có nhiều ý kiến về vấn đề môi trường. Quỹ đất hạn hẹp nên muốn xây dựng thêm chuồng trại, mở rộng chăn nuôi cũng khó. Vừa ở, vừa chăn nuôi nên tôi cũng không thể hạn chế được người ra, vào, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất lớn. Vì vậy, khi xã có chủ trương xây dựng khu chuyển đổi cách xa khu dân cư, tôi đã đăng ký tham gia".

Ngoài ra khu chăn nuôi tập trung đã tạo điều kiện cho các hộ cùng nhau phát triển, học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, giảm chi phí trong nuôi, tăng khả năng cạnh tranh (cùng nhau nhập, hợp đồng con giống, thức ăn thuốc, vật tư…sẽ hạ giá thành, số lượng xuất bán lớn, tập trung hạn chế ép giá…). Không những thế việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh tại các khu này cho hiệu quả cao, dễ khoanh vùng bao vây dập dịch…

Hiệu quả, lợi ích của các vùng chăn nuôi, chuyển đổi tập trung đã được khẳng định cần được phát triển và nhân rộng, tuy nhiên do quy vùng này chủ yếu là tại các khu ruộng trũng cho năng suất kém nên đường xá, điện, nước còn nhiều khó khăn. Nhiều hộ mong muốn được các cấp chính quyền hỗ trợ, có

chính sách khuyến khích hơn nữa giúp họ nâng cao hiệu quả phát triển của vùng.

2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn công nghệ sạch ở Thái Bình tiêu biểu là trang trại của ông Liễn với tổng diện tích là 3 ha ông dành hơn 2 ha để xây dựng các công trình phụ trợ, đào ao thả cá, các khu xử lý rác, chất thải từ chuồng trại và trồng cây xanh. Một phương pháp chăn nuôi công nghiệp thật sự đã và đang được ông áp dụng. 5 dãy chuồng được xây dựng tách biệt nhưng trong tổng thể mô hình khép kín: 2 dãy chuồng lợn nái mang thai và lợn đẻ, 1 dãy chuồng lợn cai sữa, 1 dãy chuồng nuôi lợn choai xuất khẩu và 1 dãy chuồng nuôi lợn thịt. Ở mỗi dãy chuồng có 1 – 2 lao động thường trực theo dõi, chăm sóc, dọn vệ sinh, cho lợn ăn…

Để phòng ngừa dịch bệnh cho lợn, ông sử dụng công nghệ hoạt hoá điện hoá vào chăn nuôi, do Viện Khoa học Công nghệ môi trường (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam), giúp đỡ xây dựng. Dùng máy ECAWA và máy Javen để sản xuất ra dung dịch hoạt hoá điện hoá dưới tên gọi là anôlit và catôlit từ quá trình điện phân muối loãng. Sau đó, sử dụng dung dịch này để tẩy rửa và khử trùng không khí, chuồng trại... Khi ông Liễn áp dụng công nghệ này, tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy, bại liệt, viêm tử cung, viêm vú giảm hẳn. Ngoài ra, lợn con sau khi cai sữa uống catôlit tăng trọng nhanh hơn, tiêu hoá tốt, da hồng hào, ít bị nhiễm trùng da.

Về kinh nghiệm nuôi lợn ngoại ông Liễn nói: "Nuôi lợn dễ, nhưng cần theo đúng quy trình kỹ thuật. Nuôi và chăm sóc không đúng kỹ thuật thì bán nhà trả nợ như chơi. Về kỹ thuật, có thể nói gọn như sau: chuồng trại phải sạch và đảm bảo nhiệt độ cho lợn sinh trưởng, lợn phải được tiêm phòng dịch bệnh theo quy định. Đặc biệt, trang trại cần tách hẳn ra khỏi khu dân cư”. Không chỉ làm giàu cho gia đình ông còn tạo việc làm ổn định cho 20 lao động với mức trung bình 1,2 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, ông luôn tận tình tư vấn cho mọi người về kỹ thuật nuôi lợn ngoại. Trong lúc ngồi tiếp

chuyện với chúng tôi, hàng chục lượt người đến nhà ông mua lợn giống. Rất nhiều người trong số họ đến nhờ ông tư vấn về kỹ thuật nuôi lợn nái ngoại. Những người nghèo khó cũng được ông bán con giống với giá ưu đãi. Bà Lan đến từ huyện Hưng Hà nói: “Ông Liễn hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn dễ hiểu hơn hẳn cán bộ của phòng chăn nuôi của tỉnh”. Không chỉ ở Thái Bình, dân các tỉnh như: Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng cũng tìm đến trang trại của ông để học hỏi. Ông Liễn nói: “ Có người còn hỏi rằng, liệu họ nuôi lợn nái ngoại có thể thành công không? Tôi đã trả lời, tôi là nông dân và họ cũng là nông dân, chỉ cần có quyết tâm và chịu khó học hỏi là sẽ có thể làm được”.

2.2.2.3 Đối với tỉnh Tiền Giang

Những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Cai Lậy đã thành công với mô hình chăn nuôi heo qui mô lớn, đảm bảo vệ sinh môi trường, trong đó có bà Đặng Thị Mười ở ấp Bình Ninh, xã Bình Phú.

Mô hình chăn nuôi heo của bà Mười hiện được đầu tư xây dựng theo qui mô trang trại, diện tích 0,4ha tại ấp Bình Ninh với 5 khu vực chính: khu heo sinh sản, khu heo cai sữa, khu nuôi heo thịt và khu cách ly phòng khi có heo bệnh. Tại khu nuôi heo thịt, có 43 ô chuồng và duy trì khoảng 600 heo thịt, khu heo sinh sản duy trì thường xuyên 70-80 heo sinh sản.

Trước đây, bà Mười cũng như bao nông dân khác nuôi heo với phương thức truyền thống nên không có hiệu quả, heo thường bị bệnh, chi phí thức ăn cao. Rút kinh nghiệm qua nhiều năm chăn nuôi và tìm tòi, học hỏi kỹ thuật hướng dẫn nuôi heo qua các sách vở, các lớp tập huấn nên cách đây ba năm, bà quyết định mở rộng quy mô chuồng trại. Năm 2004, bà xây 20 ô chuồng, thả 300 heo thịt. Thu nhập chưa "gỡ" được vốn đầu tư chuồng trại thì hai năm liên tiếp sau đó, do dịch bệnh và giá heo sụt giảm, việc chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, lỗ vốn đầu tư. Thất bại nhưng bà Mười vẫn quyết tâm bám nghề chăn nuôi, bà vay vốn xây dựng lại chuồng trại và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường thông qua việc sử dụng

hệ thống biogas xử lý chất thải.

Bà Mười nói: chăn nuôi heo với quy mô lớn phải thực hiện nghiêm ngặt các điều kiện về kỹ thuật chăn nuôi, chuồng trại phải bảo đảm sạch sẽ, thoáng mát và nhất là phải có kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi. Trong chăn nuôi, công tác thú y, vệ sinh phòng dịch là việc quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay phá sản một trại chăn nuôi, bởi vậy bà luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành thú y. Mỗi ngày bà thực hiện phun rửa chuồng trại thường xuyên, định kỳ phun thuốc tiêu độc, sát trùng chuồng trại. Thực hiện đầy đủ chế độ tiêm phòng các loại dịch bệnh cho cả đàn heo. Nguồn thức ăn phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để heo chóng lớn và sinh sản tốt. Để giảm kinh phí đầu tư cho nguồn thức ăn, lúc nông dân thu hoạch vụ mùa, giá cả các loại lúa, bắp, khoai rẻ, bà mua dự trữ với một lượng lớn để xay làm nguồn thức ăn cho đàn heo. Tại trại nuôi heo, bà xây 2 hầm biogas nên tiết kiệm chi phí nhiên liệu trong xay xát thức ăn. Đối với heo sinh sản, khi heo sinh khoảng 7-8 lứa, thay heo mẹ để đảm bảo năng suất và chất lượng con giống. Do thực hiện tốt khâu vệ sinh phòng dịch, thường xuyên tiêu độc, khử trùng chuồng trại nên thời gian qua, mặc dù dịch bệnh xuất hiện ở một số nơi, nhưng trại chăn nuôi của bà vẫn an toàn.

Sau hai năm chăn nuôi heo, bà không những trả được nợ vay ngân hàng mà trong 9 tháng đầu năm 2009, bà thu lãi trên 600 triệu đồng từ việc bán heo thịt và con giống. Từ hiệu quả kinh tế cao, sắp tới bà Mười sẽ mở rộng thêm chuồng trại để phát triển mô hình này.

Nhìn chung, các nghiên cứu này đã đề cập đến thực trạng vấn đề chăn nuôi lợn và một số thách thức cho ngành chăn nuôi lợn thời điểm hiện tại đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Dù tiếp cận dưới góc độ, khía cạnh nào, phần lớn các nghiên cứu đều chỉ ra: chăn nuôi lợn là một ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu chỉ ra ngành chăn nuôi lợn nước ta có những đóng góp về nhiều mặt cho

nền kinh tế, tạo sự chuyển biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, góp phần to lớn vào việc phục hồi, tăng trưởng kinh tế… Tuy nhiên, ngành chăn nuôi nói chung cũng như chăn nuôi lợn nói riêng của Việt Nam vẫn còn gặp phải một số hạn chế như chất lượng giống kém, năng suất thấp, giá thành cao, giá thức ăn cao, quy mô nhỏ, bệnh dịch...qua những kinh nghiệm từ các mô hình lớn và thành công ở trên chúng tôi xin tổng hợp lại như sau: Tận dụng diện tích đất kém hiệu quả, chuyển đổi mục đích sản xuất sang chăn nuôi kèm theo việc quy hoạch đúng kĩ thuật và xử lý chất thải cũng như tận dụng chất thải phục vụ sản xuất để giảm chi phí sản xuất; các hộ CNTT liên kết với nhau để tránh tình trạng ép giá, hạ giá cũng như bảo vệ quyền lợi cho chính mình; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Về kỹ thuật, có thể nói gọn như sau: chuồng trại phải sạch và đảm bảo nhiệt độ cho lợn sinh trưởng, lợn phải được tiêm phòng dịch bệnh theo quy định, đặc biệt, trang trại cần tách hẳn ra khỏi khu dân cư; trong chăn nuôi, công tác thú y, vệ sinh phòng dịch là việc quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay phá sản một trại chăn nuôi, bởi vậy phải luôn thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành thú y.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ– THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w