Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ– THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG (Trang 50 - 51)

a. Chọn điểm nghiên cứu

– Thiểm Làng là thôn có khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, tại thôn đang phát triển nhiều mô hình CNTT xa khu dân cư tận dụng nhiều cánh đồng trước trồng lúa không hiệu quả chuyển đổi sang trang trại.

– Quỳ Khê là thôn có nhiều các trang trại, gia trại xen kẽ trong khu dân cư, trên địa bàn thôn có nhiều hộ sống bằng nghề chăn nuôi đã từ lâu đời nên họ có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật trong chăn nuôi.

– Mai Động chủ yếu là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư chưa có khu CNTT.

b. Chọn mẫu điều tra

Từ số liệu thống kê, tôi tiến hành chọn mẫu điều tra dựa vào hai loại hình chăn nuôi đó là: loại hình chăn nuôi tập trung (bao gồm khu CNTT xa khu dân cư và trang trại gia trại trong khu dân cư) và hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại khu dân cư

Bảng 3.5 Thống kê só hộ chăn nuôi điều tra của xã Liên Khê

Thôn ĐVT Khu CNTT Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư Tổng Chăn nuôi Tập trung xa khu dân cư

Trang trại, gia trại chăn nuôi tại

thôn xóm

Thiểm Làng Hộ 4 4 4 11

Quỳ Khê Hộ 1 7 3 11

Mai Động Hộ 0 4 8 13

Tổng Hộ 5 15 15 35

(Nguồn: Ban thống kê UBND xã Liên Khê,2014)

Ngoài ra chúng tôi tiến hành khảo sát, phỏng vấn, tham vấn những ý kiến của các cán bộ thôn, xã về các vấn đề liên quan tới chăn nuôi như hiệu quả kinh tế, môi trường… của các hình thức sản xuất trên địa bàn xã Liên Khê.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ– THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w