4.2.2.1 Hệ thống chuồng trại
Chuồng trại là một trong những biện pháp kỹ thuật chăn nuôi ảnh hưởng lớn tới năng suất chăn nuôi do vậy chuồng trại phải được thiết kế phù hợp đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn và tránh được dịch bệnh. Chuồng trại phải được xây dựng khu cao ráo, yên tĩnh, dễ thoát nước, không bị hắt mưa và không gần mầm bệnh. Hướng chuồng phải đi đôi với che nắng mưa, tránh giá rét, gió lùa để đảm bảo nhiệt độ chuồng: thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đủ ánh sáng cần thiết cho đàn lợn.
Bảng 4.3 Quy mô trung bình chuồng trại chăn nuôi các hộ điều tra Tiêu chí ĐVT Thông số kĩ thuật Chuồng
Chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC Trang trại, gia trại chăn nuôi trong KDC Chăn nuôi tập trung xa KDC
1. Diện tích chuồng nuôi m2 15,28 122 238,8
2. Số ô nuôi trung bình Ô 2 6 10
3. Số lợn nuôi tối đa 1 ô Con 4 8 10
4. Diện tích nuôi TB/ con m2/con 1,91 2,54 2,39
(Nguồn: Ban thống kê UBND xã Liên Khê,2014)
Qua bảng 4.3 cho thấy diện tích chuồng nuôi của các hộ tăng lên theo quy mô chăn nuôi cao nhất là các hộ chăn nuôi tập trung xa KDC với 238,8m2, thấp nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC với 15,28m2. Cũng theo đó số ô nuôi và số lợn nuôi tối đa trong một ô cũng tăng lên tương ứng với diện tích chăn nuôi cao nhất là các hộ chăn nuôi tập trung với 10 ô và nuôi tối đa 10 con/ô, tiếp theo là các trang trại, gia trại chăn nuôi trong KDC với 6 ô và nuôi tối đa 8 con/ô và thấp nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC có trung bình 2 ô, chăn nuôi tối đa 4 con/ô. Tuy nhiên diện tích nuôi trung bình/đầu lợn lại có xu hướng giảm theo quy mô chăn nuôi. Các hộ CNTT xa KDC có diện tích trung bình thấp nhất là 2,39m2/con, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC lại có diện tích nuôi trung bình 1,91m2/con là lớn nhất. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng chăn nuôi với quy mô càng lớn đặc biệt CNTT sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên làm giảm diện tích đất cần trên một đầu lợn từ đó giúp sử dụng hiệu quả hơn và tiết kiệm nguồn tài nguyên cho người chăn nuôi.
Dưới đây là tình hình sử dụng chuồng trại của hộ chăn nuôi ở khu tập trung và chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng chuồng trại của hộ chăn nuôi lợn Chỉ tiêu ĐVT Nhóm hộ
KDC
SL CC(%) SL CC(%) 1.Kiểu chuồng Chuồng 20 100 15 100
Hướng công nghiệp Chuồng 17 85 3 20
Đơn giản Chuồng 3 15 7 46,7
Tận dụng Chuồng 0 0 5 33,3 2.Máng ăn Máng 20 100 15 100 Cố định Máng 5 25 15 100 Tự động Máng 15 75 0 0 3.Máng uống Máng 20 100 15 100 Vòi uống tự động Máng 19 95 3 20 Uống bằng máng Máng 1 5 12 80
4.Nơi chứa phân Hầm 20 100 15 100
Có hầm Bioga Hầm 20 100 7 46,7
Không có hầm Bioga
Hầm 0 0 8 53,3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Qua tổng số 35 hộ chăn nuôi lợn điều tra thấy rằng tình hình sử dụng chuồng trại ngày càng theo hướng hiện đại đáp ứng phù hợp với nhu cầu của xã hội. Kiểu chuồng theo hướng công nghiệp đã được đầu tư lớn, vẫn còn kiểu chuồng theo hướng tận dụng nhưng còn rất ít. Các hộ chăn nuôi tập trung sử dụng chuồng theo hướng công nghiệp cao hơn đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ điều đó cho thấy rằng các hộ ở khu tập trung có khả năng tích lũy cao hơn và khả năng quyết định đầu tư cho chăn nuôi là cao hơn các hộ chăn nuôi trong khu dân cư.
Hệ thống máng ăn, máng uống cũng đều được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại hơn, các hộ chăn nuôi khu tập trung đều sử dụng máng cố định và vòi uống tự động cao hơn so với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Cho thấy các hộ ở khu chăn nuôi tập trung đã đầu tư nhiều hơn, có trình độ kỹ thuật cao hơn và nắm bắt được các định hướng cũng như công nghệ phát triển chăn nuôi cao hơn các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong thực tế các hộ chăn nuôi tập trung thường được các hãng cám, chính quyền mời đi tập huấn, hội thảo các
chương trình nhằm nâng cao trình độ và cách đề phòng và hạn chế rủi ro trong chăn nuôi là nhỏ nhất cho người chăn nuôi. Hàng năm một số chủ hộ tại khu chăn nuôi tập trung còn được các hãng cám mời đi thăm quan học hỏi một số mô hình chăn nuôi giỏi trên toàn quốc, như một lời khuyến khích học tập và làm giàu cho quê hương, đất nước.
Hệ thống sử lý chất thải về đa số đã sử dụng hệ thống Bioga tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hộ chưa sử dụng có thể do còn thiếu vốn, hay bản thân chủ hộ chưa quy hoạch cố định khu chăn nuôi. Theo chương trình VIETGAF thì sẽ hỗ trợ 2 triệu đồng/1 bể bioga cho các hộ chăn nuôi xây dựng bể bioga, vì vậy việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải sẽ được hoàn thiện trong tương lai gần.
4.2.2.2. Hạ tầng giao thông
Đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư thì tận dụng hệ thống hệ thống đường xá có sẵn đã được cứng hóa vào tận các làng trong xã tuy nhiên về không gian đường không rộng rãi nên chỉ có các phương tiện giao thông nhỏ hoạt động để vận chuyển thức ăn và xuất bán lợn. Về cơ bản hệ thống giao thông đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là gặp ít khó khăn và đang được hoàn thiện nâng cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới.
Đối với các hộ chăn nuôi ở khu tập trung thì cơ sở hạ tầng, giao thông vẫn chưa thực sự được quan tâm, nơi các khu chăn nuôi tập trung được hình thành là do chuyển đổi đất ruộng thành khu chăn nuôi nên đi vào các khu này còn khó khăn, đường xá là đường đất, đến mùa mưa đi lại rất khó khăn và mặt còn hẹp dễ bị vỡ nếu các phương tiện vận tải lớn đi vào. Chính điều đó đã làm cho việc vận chuyển hàng hóa và thức ăn chăn nuôi đến khu chăn nuôi mất rất nhiều công.
4.2.2.3 Hệ thống thủy lợi ở khu chăn nuôi tập trung
Hệ thống thủy lợi của xã đã và đang được cải thiện tuy nhiên đối với các khu chăn nuôi hệ thống thủy lợi vẫn chưa được đầu tư và còn yếu kém. Chính hệ thống thủy lợi yếu kém đã làm cho môi trường xung quanh bị ô nhiễm do
lượng chất thải ra môi trường xung quanh là quá lớn không thể thoát đi được, vào mùa mưa thì dễ xảy ra ngập úng cùng với chất thải thải ra làm cho môi trường ô nhiễm và các mầm bệnh mới phát sinh làm hại cho vật nuôi.
Hiện nay trên địa bàn xã đã có một số các kênh mương được đầu tư xây dựng vững chắc, tuy nhiên số lượng là chưa đủ và chất lượng các kênh mương cũ nay đã không còn đảm bảo. Vì vậy để có môi trường chăn nuôi đảm bảo bền vững thì nhiệm vụ cấp bách là xây dựng các hệ thống cấp thoát nước kịp thời đảm bảo cho chăn nuôi luôn có môi trường phát triển là tốt nhất.
4.2.2.4 Hệ thống điện ở khu chăn nuôi tập trung
Các khu chăn nuôi tập trung của xã chưa được đầu tư về hệ thống điện đến các cơ sở chăn nuôi, chỉ là các trục đường điện chính do Nhà nước đầu tư đến các trạm biến áp, còn từ trạm biến áp đến khu chăn nuôi tập trung còn chưa được đầu tư. Thực tế ở xã các hộ ở khu chăn nuôi tập trung đã tự kéo điện, theo ý kiến của một số hộ nông dân được hỏi là điện còn rất yếu, muốn đầu tư thêm máy móc, xây dựng chuồng trại hiện đại hơn nhưng đường điện là chưa đảm bảo. Bên cạnh đó một số hộ chăn nuôi đang dự định cùng nhau gáp vốn, góp sức để xây dựng và kéo đường điện mới hơn, hiệu thế cao hơn để phục vụ cho sản xuất được tốt hơn.
Trong khu dân cư thì hệ thống điện về cơ bản đã được đầu tư của Nhà nước và công suất cao hơn. Nên việc áp dụng máy móc và xây dựng hệ thống chuồng trại hiện đại hơn, tuy nhiên diện tích trong khu dân cư còn hẹp, chăn nuôi trong khu dân cư đang làm ô nhiễm và còn nhiều vấn đề cần giải quyết.