Tình hình đầu tư và các nguồn lực cho phát triển chăn nuôi lợn tập trung ở các hộ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ– THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG (Trang 62 - 73)

trung ở các hộ

Đất đai: đất đai trong khu chăn nuôi tập trung hiện nay đang được sử dụng để áp dụng mô hình VAC, đất chủ yếu để nuôi trồng thủy sản. Đất phục vụ cho sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm và xây dựng hệ thống chuồng trại chiếm khoảng 40% tổng diện tích đất của hộ. Đất sử dụng chăn nuôi tập trung chủ yếu

chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang nên hầu như chưa được cấp giấy chứng nhận. Đây đang là rào cản lớn khi các hộ muốn tham gia vào khu CNTT nên chính quyền các cấp cần quan tâm và có các chính sách phù hợp để tạo điều kiện và khuyến khích trong quy hoạch để phát triển mô hình CNTT

Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất phát triển chăn nuôi lợn tại xã Liên Khê năm 2014

Diễn giải ĐVT Khu CNTT Trang trại, gia trại trong KDC CN nhỏ lẻ trong KDC - Tổng diện tích ha 15 10 -

- Diện tích chăn nuôi lợn ha 3,96 2,47 -

- Diện tích đất BQ/hộ m2 1320,67 985 755

- Diện tích chuồng trại BQ/hộ m2 271,33 201 121

- Diện tích nhà ở, ao vườn BQ/hộ

m2 1049,33 876,01 634

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Tuy nhiên, hiện nay có 40 hộ tham gia chăn nuôi lợn chiếm 60% so với tổng quy hoạch dự án với tổng diện tích đất sử dụng là 3,962ha. Chiếm 26,4% tổng diện tích đất trong vùng quy hoạch dùng để chăn nuôi lợn từ đó ta có thấy được sự phát triển chăn nuôi lợn trong khu CNTT là rất mạnh.

Lao động : lao động hiện nay của các hộ CNTT của xã chủ yếu là lao động gia đình, do quy mô chăn nuôi mới đang có xu hướng mở rộng quy mô nên hiện tại nguồn lao động của gia đình vẫn đáp ứng tốt cả về chuyên môn chăn nuôi lợn cũng như kỹ thuật trong quản lý chăn nuôi lợn.

Bảng 4.6: Thực trạng lao động các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT CN nhỏ lẻ

trong KDC

Trang trại, gia trại trong

KDC

CNTT xa KDC

khẩu

- Tổng số hộ Hộ 15 15 5

-Tổng số lao động Lao động 34 38 12

-BQ khẩu/ hộ Khẩu 3,8 4,87 4,6

- BQ lao động/ hộ Lao động 2,27 2,53 2,4

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.6 ta thấy BQ khẩu/ hộ và BQ lao động/ hộ của nhóm các trang trại, gia trại trong KDC là lớn nhất tới 4,87 khẩu và 2,53 lao động sau đó tới nhóm CNTT xa KDC là 4,6 khẩu và 2,4 lao động; cuối cùng là nhóm CN nhỏ lẻ trong KDC với 3,8 khẩu và 2,27 lao động. Qua đó cho thấy lực lượng lao động gia đình vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu về nhân lực theo từng quy mô.

Giống: các hộ chăn nuôi theo mô hình CNTT đều đầu tư chăn nuôi bằng giống lợn lai F1 (1/2 máu ngoại giống Landrace hoặc Yooshire lai với lợn Móng Cái), đây là giống lợn có khả năng thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi của xã. Khi phương án đi vào chăn nuôi ổn định, nuôi có kinh nghiệm sẽ chuyển dần sang nuôi các giống 100% máu ngoại để đáp ứng yêu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

Con giống phải có trọng lượng trên 10kg, giống đảm bảo khỏe mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm. Các hộ chăn nuôi có thể mua giống của các điểm bán tư nhân ( đáp ứng đúng chủng loại giống theo quy định) hoặc các trại giống trong và ngoài khu vực tỉnh. Phải được kiểm định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền ( trạm thú y). Qua điều tra cho thấy hầu hết các hộ có quy mô nhỏ và trung bình mua lợn giống tại các chợ đầu mối của xã do người dân trong xã cung cấp chỉ có 10% số hộ mua giống tại các điểm bán giống được kiểm dịch, các hộ CNTT thì ngược lại đến 94% các hộ mua giống tại các trung tâm hoặc trại giống có kiểm định thường xuyên của cơ quan thú y.

Bảng 4.7 Cơ cấu giống của các hộ chăn nuôi điều tra Giống Chăn nuôi nhỏ lẻ

trong KDC

Trang trại, gia trại trong KDC

Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Lợn ngoại 0 0 0 0 0 0 Lợn lai 12 80 15 100 5 100 Lợn nội 3 20 0 0 0 0 Tổng 15 100 15 100 5 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng số liệu bảng 4.7 cho thấy trong nhóm các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC vẫn có 20% số hộ chọn chăn nuôi lợn nội, 80% số hộ chọn chăn nuôi lợn lai. Với trang trại, gia trại trong KDC và CNTT xa KDC đều chọn chăn nuôi lợn lai kinh tế. Nguyên nhân là do các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ còn gặp nhiều khó khăn về tài chính và có thể nuôi một lứa trong thời gian dải vì vậy họ chọn lợn nội để giảm chi phí lợn giống. Các hộ chăn nuôi tập trung thường chăn nuôi với mục đích hàng hóa vì vậy lợn nuôi phải là lợn lai hoặc lợn ngoại để đảm bảo yêu cầu về chất lượng và khả năng sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, trong các hộ được điều tra dù chăn nuôi ở quy mô nào nhưng cũng chưa có hộ nào nuôi lợn ngoại. Lý do các hộ đưa ra là vì giá lợn ngoại cao hơn so với lợn lai và nguồn cung cũng không phong phú bằng lợn giống lai.

Về cơ cấu giống lợn: các hộ CNTT đều chọn chăn nuôi lợn lai kinh tế còn đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì hầu hết chọn chăn nuôi lợn nội. Nguyên nhân do các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ còn gặp nhiều khó khăn về tài chính và có thể nuôi một lứa trong thời gian dài vì vậy họ chọn lợn nội để giảm chi phí lợn giống. Các hộ CNTT chăn nuôi với mục đích hàng hóa vì vậy lợn nuôi phải là lợn lai hoặc lợn ngoại để đảm bảo yêu cầu về chất lượng và khả năng sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên, trong các hộ được điều tra dù chăn nuôi theo quy mô nào nhưng cũng chưa có hộ nào nuôi lợn ngoại. Lý do các hộ đưa ra là vì giá lợn ngoại cao hơn so với lợn lai và nguồn cung cũng không phong phú bằng lợn giống lai.

Vốn: chăn nuôi lợn tập trung yêu cầu nguồn vốn đầu tư ban đầu là rất cao, đây là sự khó khăn lớn nhất khi tiến hành đầu tư chăn nuôi ở khu CNTT. Các hộ chăn nuôi ở các khu CNTT đã bỏ ra nguồn vốn đầu tư ban đầu từ vài trăm tới hàng tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại, mua thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Nguồn vốn đầu tư ban đầu là nhiều nhất, việc các chủ hộ chú trọng đầu tư hệ thống chuồng trại tốt sẽ làm giảm các khoản chi phí về môi trường, dịch bệnh cho lợn. Việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải bể chứa biogas để tận dụng nguồn chất thải làm khí đốt để sưởi ấm cho lợn vào mùa đông làm giảm một khoản chi phí lớn để sưởi ấm bằng điện cho lợn, ngoài ra còn giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống và môi trường chăn nuôi.

Bảng 4.8 Vốn sản xuất của các hộ chăn nuôi điều tra

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu

Hộ CN nhỏ lẻ trong KDC

Trang trại, gia

trại trong KDC CNTT xa KDC SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 1.Tổng vốn đầu tư 35,38 100 35 100 33,33 100 2. Nguồn vốn - Tự có 31,84 90 17,5 50 13,33 40 - Vay NH 1,06 3 14 40 16,67 50 - Khác 2,48 7 3,5 10 3,33 10

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)

Nguồn vốn đối với các hộ chăn nuôi tập trung của xã hiện nay còn thiếu rất nhiều, theo số liệu điều tra các hộ CNTT thì có tới 56,67% các hộ chăn nuôi trong khu tập trung xa đân cư thiếu vốn để mở rộng và xây dựng chuồng trại hiện đại hơn. Bên cạnh đó người chăn nuôi vẫn phải xử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp dưới hình thức đầu tư của các đại lý địa phương, mỗi bao cám hộ sẽ phải trả thêm 5 nghìn đến 10 nghìn khi xuất lợn. Nguồn vốn được huy động chủ yếu là từ các tổ chức tín dụng, người thân, làng xóm để quay vòng, nguồn vốn từ ngân hàng hiện tại chưa thực sự được người dân

muốn vay do số lượng vay ít, thời gian ngắn và thủ tục lại phức tạp. Các hộ CNTT hiện nay của xã đều là do đất chuyển đổi nên chưa có giấy xác nhận chính thức nên việc vay vốn ngân hàng còn khó khăn. Chính vì thế mà chính quyền địa phương sớm hoàn thiện thủ tục xác nhận để tạo điều kiện cho người chăn nuôi tập trung phát triển tốt nhất.

Trang thiết bị chuồng trại: chuồng trại của các hộ chăn nuôi tập trung phải đảm bảo chọn những nơi cao ráo, thoáng mát và thuận tiện về nguồn nước, chuồng được xây tường bao quanh chiều cao 0,8-1,0m; được chia thành nhiều ô, mỗi ô chuồng nuôi không quá 20 con, diện tích nuôi đảm bảo 1m2/con, tùy điều kiện kinh tế gia đình để xây dựng chuồng trại cho phù hợp. Hệ thống cột chuồng bằng bê tông, hoặc sử dụng cột gỗ, mái lợp fibro xi măng hoặc lợp tôn, nền chuồng được láng xi măng có độ ráp và độ dốc 3% để thoát nước, không để chuồng trại bị ẩm ướt, tránh trơn trượt, trong mỗi ô chuồng nuôi đều phải bố trí máng ăn, máng uống đầy đủ, hướng chuồng phải đi đôi với che nắng che mưa, tránh giá rét, gió lùa để đảm bảo nhiệt độ chuồng thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng cần thiết cho đàn lợn, xây hầm biogas vừa đảm bảo về dịch bệnh, vệ sinh môi trường và tiết kiệm được nguồn chất đốt cho gia đình.

Chăm sóc nuôi dưỡng: các hộ gia đình chăn nuôi tập trung sử dụng thức ăn cám công nghiệp để đảm bảo dinh dưỡng phát triển tốt qua từng giai đoạn.

Các hộ chăn nuôi tập trung thực hiện cho ăn đúng bữa, đúng định lượng thức ăn ở từng giai đoạn phát triển của lợn, lợn sau cai sữa cho ăn 4 bữa/ ngày; từ 30kg trở lên cho ăn 3 bữa/ ngày khối lượng thức ăn theo bảng 4.9

Bảng 4.9: Lượng thức ăn cho lợn thịt theo khối lượng cơ thể của hộ chăn nuôi tập trung

Khối lượng cơ thể (kg) Lượng thức ăn (kg/con/ngày)

10 0,5-0,7

30-50 1,5-2,0

50-70 2,1-2,5

70-100 2,5-2,8

(Nguồn số liệu điều tra hộ chăn nuôi, 2014)

Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp, đảm bảo thức ăn luôn mới, có mùi vị thơm ngon để kích thích tính thèm ăn và khả năng tiêu hóa của lợn.

Thú y, vệ sinh dịch bệnh: công tác thú y được các hộ chăn nuôi lợn tập trung đặc biệt chú trọng. Trong quá trình nuôi, lợn giống buộc phải tiêm phòng các loại vacxin tả, tai xanh, tụ huyết trùng, phó thương hàn, lepto, phù đầu và sau nuôi từ 10-15 ngày thì tẩy giun. Khu chăn nuôi được cách ly với bên ngoài bằng một lối đi vào luôn được rắc vôi và phun thuốc khử trùng. Do đặc điểm của chăn nuôi lớn sẽ bị thiệt hại rất cao nếu đàn lợn nhiễm bệnh vì vậy ngoài tiêm phòng theo yêu cầu của cơ quan chức năng các hộ này còn hợp đồng riêng với cán bộ thú y cơ sở hoặc của chi cục thú y huyện để làm công tác phòng dịch và chữa trị khi đàn lợn có bệnh.

Bảng 4.10 Tình hình quản lý dịch bệnh ở các hộ chăn nuôi lợn

Chỉ tiêu ĐVT Hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC Trang trại, gia trại chăn nuôi tại thôn xóm CNTT xa KDC 1. Tiêm phòng % - Tả % 50 100 100 - Tụ huyết trùng % 30 90 100 - Tai xanh % 20 100 100 - Phó thương hàn % 35 30 42,85 - Lepto % 65 100 100 2. Sát trùng chuồng trước khi nuôi

% 55 100 100

bệnh

(Nguồn số liệu điều tra hộ chăn nuôi, 2014)

Các hộ CNTT còn thường xuyên theo dõi phát hiện dịch bệnh, nếu có lợn ốm lập tức cách ly phòng ngừa lây lan. Sau mỗi lần xuất lợn, chuồng được cọ rửa, phơi khô và phun thuốc sát trùng 5-7 ngày trước khi nuôi lứa lợn mới.

Theo bảng 4.10 cho thấy tỉ lệ tiêm phòng của các hộ chăn nuôi tập trung đối với các bệnh thường gặp như tả, tụ huyết trùng, tai xanh, lepto đạt rất cao từ 90 đến 100%, đối với bệnh phó thương hàn tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp 30% với trang trại, gia trại trong KDC và 42,85% với CNTT xa KDC. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, tỷ lệ tiêm phòng phó thương hàn thấp ở nhóm hộ này do khi mua lợn giống tại các cơ sở giống lớn có kiểm định của thú y thì tất cả lợn giống đều đã được tiêm phòng phó thương hàn trước khi bán ra thị trường do vậy các hộ này không cần tiêm phòng phó thương hàn nữa. Tỷ lệ sát trùng chuồng trước khi nuôi lứa mới và cách ly khi có bệnh ở cả 2 mô hình đều đạt 100%.

Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC có tỉ lệ tiêm phòng các loại bệnh, tỉ lệ số hộ sát trùng chuồng nuôi và tỷ lệ số hộ cách ly lợn khi có bệnh rất thấp. Tỉ lệ tiêm phòng với bệnh lepto và tả là hai bệnh nằm trong chương trình tiêm phòng bắt buộc của chi cục thú y huyện cũng chỉ đạt tương ứng 65% và 50%. Đối với bệnh tụ huyết trùng, tai xanh và phó thương hàn tỉ lệ tiêm chỉ đạt tương ứng 30%, 20%, 35%. Nguyên nhân chính các hộ đưa ra là do thời gian chăn nuôi không lâu và do tốn kém chi phí nên các hộ này không tiêm phòng dịch. Một số hộ cho biết từ khi nuôi lợn chưa từng bị bệnh nên họ quyết định không tiêm phòng cũng như sát trùng chuồng sau khi nuôi.

Tóm lại, ta có thể thấy hiệu quả phòng trừ dịch bệnh ở các hộ gia đình tăng lên theo quy mô chăn nuôi. Hiệu quả phòng dịch ở các hộ chăn nuôi tập trung lớn nhất và thấp nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC. Khi quy

mô chăn nuôi càng lớn các hộ gia đình có xu hướng ngày càng quan tâm đến phòng dịch cho đàn lợn.

Chi phí sản xuất của hộ CNTT: chi phí sản xuất trong chăn nuôi lợn bao gồm các chi phí về giống, thức ăn, thuốc thú y, chi phí điện, nước, chi phí lao động, khấu hao tài sản cố định… Tổng hợp chi phí sản xuất của hộ CNTT xã Liên Khê được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.11: Chi phí đối với 1kg thịt lợn hơi trong chăn nuôi lợn ở xã Liên Khê

ĐVT: Nghìn đồng

Chỉ tiêu CN nhỏ lẻ trong KDC

Trang trại, gia trại chăn nuôi

trong KDC

CNTT xa KDC I. Chi phí trung gian 33,94 34,04 32,49

1.Giống 14,07 12,95 11,97 2.Thức ăn 19,47 20,34 19,79 3.Thú y 0,21 0,62 0,58 4.Chi phí khác 0,19 0,15 0,15 II.KHTSCĐ 0,95 0,41 0,33 Tổng chi phí 34,89 34,45 32,82

( Nguồn số liệu điều tra hộ chăn nuôi, 2014)

Qua bảng trên chúng tôi thấy chi phí cho chăn nuôi lợn ở mỗi quy mô là khác nhau. Trong đó mức chi phí cho 1kg thịt lợn hơi của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC là 34,89 nghìn đồng, trang trại, gia trại chăn nuôi trong KDC là 34,45 nghìn đồng, đối với CNTT xa KDC là 32,82 nghìn đồng. Điều này cho thấy chăn nuôi với quy mô càng lớn thì chi phí bình quân càng nhỏ. Tuy nhiên, như số liệu bảng trên cho thấy chi phí bình quân trên 1kg thịt lợn hơi của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Trong chăn nuôi lợn của các hộ gia đình chi phí thức ăn luôn chiếm đa số. Với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong KDC chi phí cho thức ăn chiếm 55%

tổng chi phí, với trang trại, gia trại chăn nuôi trong KDC chi phí thức ăn chiếm 58,13%, CNTT xa KDC có chi phí thức ăn chiếm 59,37% tổng chi phí. Điều này cho thấy thức ăn luôn chiếm vai trò quan trọng trong chăn nuôi ở các hộ có quy mô lớn, do thức ăn công nghiệp trong các hộ CNTT luôn yêu cầu cao hơn, đạt các yêu cầu về thành phần dinh dưỡng do vậy chi phí cho

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LIÊN KHÊ– THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w