Đầu tư cho các hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu của tập đoàn Việt Á.

Một phần của tài liệu “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á - Thực trạng và giải pháp “ (Trang 37 - 43)

I. Thực trạng của hoạt động đầu tư tại Tập đoàn Việ tÁ giai đoạn 2005-

2.3.Đầu tư cho các hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu của tập đoàn Việt Á.

2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư tại Tập đoàn Việt Á:

2.3.Đầu tư cho các hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu của tập đoàn Việt Á.

Cụ thể mức lương bình quân trong năm 2005 của mỗi công nhân là 2,5 triệu đồng/ tháng thì đến năm 2006 con số đó là 2,9 triệu đồng/ tháng và đên năm 2008 mức lương của mỗi công nhân đã tăng lên 3,9 triệu đồng. Đây là mức lương khá cao so với các doanh nghiệp khác. Thu nhập tăng lên là động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên hăng say làm việc, tạo tâm lý thoải mái hơn, yên tâm hơn dẫn đến kết quả công việc đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó , quỹ khen thưởng thi đua của Tập đoàn càng ngày càng được mở rộng để khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc tốt hơn, đạt thành tích cao trong sản xuất kinh doanh.

2.3. Đầu tư cho các hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu của tập đoàn Việt Á. đoàn Việt Á.

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không chỉ có mối quan hệ bên trong thể hiện ở chức năng quản lí sản xuất, quản lí tài chính, quản lý nguồn nhân lực mà còn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với thị trường thể hiện thông qua chức năng quản lí marketing. Mục tiêu của bất kì doanh nghiệp nào cũng hướng đến nhu cầu của khách hàng, và trong một thị trường cạnh tranh với vô số người bán, marketing sẽ giúp doanh nghiệp mang hình ảnh của mình, sản phẩm của mình đến với khách hàng một cách gần hơn, trực diện hơn. Marketing không chỉ

là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng.

Các khoản đầu tư cho hoạt động marketing của công ty bao gồm những khoản sau:

- Đầu tư cho việc thiết kế logo & slogan của công ty. Tuy nhiên, hoạt động này do nhân viên của công ty thiết kế (trước kia là phòng tư vấn – thiết kế) thực hiện nên không lượng hoá được giá trị của khoản đầu tư này.

- Đầu tư cho biển hiệu công ty.

- Đầu tư cho việc thiết kế và in ấn catalogue sản phẩm.

- Đầu tư cho việc thiết kế website và thuê tên miền cũng như những chi phí khác để duy trì hoạt động của website.

- Đầu tư vào hàng hoá trưng bày ở showroom. - …

Vốn đầu tư cho hoạt động marketing của công ty qua các năm như sau:

Bảng 2.6: Tình đầu tư cho hoạt động marketing của công ty

Năm 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư marketing ( Triệu đồng) 3.368 4.069 5.476 9.685 Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư (%) 13,08 13,45 13,57 12,02 Tốc độ tăng định gốc ( % ) - 20,81 62,58 187,56 Tốc độ tăng liên hoàn ( % ) - 20,81 34,58 76,86

Trước đây đầu tư cho hoạt động marketing ở công ty còn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với tổng chi phí, Tập đoàn Việt Á chưa có sự thống kê chi phí bỏ ra cho hoạt động marketing, việc tìm đối tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là thông qua các mối quan hệ của các thành viên trong công ty. Đầu tư cho hoạt động marketing thường là rất thấp. Nhưng qua quá trình phát triển, Tập đoàn đã chú trọng đến hoạt động marketing và đã tiến hành làm bảng hiệu và thiết kế, in ấn catalogue sản phẩm để đưa cho khách hàng lựa chọn mẫu khi họ đến công ty hoặc để mang đi giới thiệu trong những chuyến công tác. Catalogue có thiết kế khá bắt mắt, giới thiệu được những sản phẩm sang trọng mà công ty đã và đang sản xuất. Trong những năm tiếp theo, catalogue tiếp tục được cải tiến và in ấn với số lượng ngày càng tăng. Vào năm 2005, công ty đã đầu tư website giới thiệu về công ty và sản phẩm.

Vốn đầu tư cho hoạt động marketing năm 2005 3.368 triệu đồng chiếm 13, 08% so với tổng vốn đầu tư phát triển. Trong ba năm tiếp theo 2006; 2007 và 2008 lần lượt là 4.069; 5.476 và 9.685 triệu đồng chiếm 13,45% 13,57% và 12,02% so với tổng vốn đầu tư phát triển. Mặc dù năm 2008 tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư tuy có giảm song tốc độ gia tăng định gốc và gia tăng liên hoàn lại khá cao. Cụ thể năm 2008 lượng vốn đầu tư vào marketing tăng 76,86% so với năm 2007 và tăng tới 187,56% so với năm 2005. Tất cả là do năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2008 – 2012, với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu trong từng năm, từng giai đoạn và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ, công ty đã đầu tư một khoản lớn cho hoạt động marketing. Cụ thể vốn đầu tư cho hoạt động của website vẫn được duy trì, đầu tư in ấn catalogue tiếp tục tăng, và đặc biệt công ty đã đầu tư một khoản rất lớn sản phẩm để trưng bày ở showroom.

Thương hiệu Việt Á – VAPOWER đã tạo ra một chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường trong nước. Theo kết quả nghiên cứu thị trường với phạm vi toàn

quốc năm 2007 của Công ty Acorn của Sinhgapore – một công ty có uy tín hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường thì thương hiệu Việt Á – VAPOWER đứng thứ tư trong thị trường ngành điện công nghiệp, và dẫn đầu trong khối các doanh nghiệp trong nước.

Sơ đồ 4: Đánh giá thương hiệu tập đoàn Việt Á so với các doanh nghiệp khác

Để đạt được kết quả như trên là nhờ tập đoàn Việt Á đã có được những thành công trong việc marketing quảng bá thương hiệu sản phẩm. Thật vậy việc hoạt động marketing bây giờ đã trở thành một hoạt động mang tính chiến lược để đem lại hiệu quả cũng như kết quả thành công trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. Và Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tập đoàn đã luôn chú trọng tới hoạt động marketing quảng bá thương hiệu của mình, tạo lòng tin cho khách hàng về sản phẩm của mình cả về mặt hình thức lẫn chất lượng. Điều ấy được thể hiện rõ qua:

Quảng bá thương hiệu:

Tập đoàn đã nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu VAPOWER đối với các khách hàng nhờ tập đoàn đã nhận thức được rằng vấn đề thương hiệu sẽ quyết định đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của mình. Với quy mô hoạt động khá rộng bao gồm 17 công ty con, 5 trung tâm tài chính, 4 nhà máy lớn cùng với 3 văn phòng đại diện nên thương hiệu VAPOWER đã được nhiều doanh nghiệp cùng người tiêu dùng hết sức tin tưởng và sử dụng các sản phẩm của tập đoàn. Cũng chính vì thế nên trong ngành thiết bị điện công nghiệp, Việt Á đã chiếm lĩnh vị trí đứng đầu trong khối các doanh nghiệp trong nước. Hàng năm tập đoàn đã đầu tư một khoản tiền không nhỏ nhằm triển khai các hoạt động marketing quảng bá thương hiệu của tập đoàn. Cụ thể năm 2007 con số đó là 2,7 tỷ đồng và năm 2008, tập đoàn đã đầu tư 3,4 tỷ đồng vào việc quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, giao dịch với khách hàng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của tập đoàn trên thị trường và trong con mắt người tiêu dùng.

Xúc tiến bán hàng:

Tập đoàn đã xây dựng được phương thức bán hàng nhằm cạnh tranh với các đối thủ khác cũng như phát triển thị trường thông qua chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu cho khách hàng.

Chiến lược giá:

Từ phân tích các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cũng như sản phẩm của mình, tập đoàn đã xác định được giá bán theo định hướng đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo tính chủ động cho hệ thống phân phối của mình. Chiến lược giá được tập đoàn thay đổi một cách phù hợp, linh hoạt với tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình thị trường theo thời gian, tạo ra sự chủ động cho các đại lý, các công ty con cũng như cho bộ phận bán hàng.

2.4. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai KH & CN

Đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh công nghiệp như Tập đoàn Việt Á thì để có thể kinh doanh hiệu quả cũng như mở rộng thị trường và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cùng kình doanh cùng loại mặt hàng thì nhiệm vụ hết sức quan trọng là phải nhanh chóng đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển.

Cho đến nay, hoạt động R&D của Tập đoàn diễn ra ở mức độ khá khiêm tốn so với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Về máy móc thiết bị cũng như nguyên vật liệu sản xuất, công ty chưa thể đủ tiềm lực về tài chính cũng như về đội ngũ cán bộ KH&CN để có thể tiến hành nghiên cứu, cải tiến máy móc, tìm ra nguyên vật liệu mới để sản xuất trang thiết bị điện công nghiệp… Hoạt động nghiên cứu và triển khai chỉ thực sự diễn ra ở Phòng Tư vấn – Thiết kế. Tuy vậy, hoạt động nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm không tách bạch mà diễn ra cùng với quá trình sản xuất của công ty.

Khi mới đi vào hoạt động, mặc dù Tập đoàn đã xác định được các sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng của riêng mình song do trên thị trường các sản phẩm về lĩnh vực thiết bị điện, công nghiệp khá nhiều cùng nhiều đối thủ cạnh tranh nên khi khách hàng yêu cầu thì công ty sẽ tư vấn cho khách hàng dựa vào các yêu cầu của công trình cũng như yêu cầu của khách hàng nên chi phí cho việc tư vấn – thiết kế sẽ chiếm 5% giá thành của sản phẩm. Sau đó, qua việc sản xuất cho nhiều khách hàng cũng như một số hoạt động thăm dò thị trường của phòng kinh doanh, công ty nắm bắt được xu hướng sử dụng cũng như tâm lý của khách hàng nên sẽ dựa vào những mẫu đặt hàng trước kia để tiến hành thiết kế những mẫu mã sản xuất hàng loạt máy móc như trạm biến áp, các loại dây cáp điện, các thiết bị, hệ thống bảo vệ điều khiến... cũng như những mẫu mã để in ấn

catalogue giúp khách hàng có được nhiều sự tham khảo và lựa chọn khi đến đặt hàng..

Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động nghiên cứu và triển khai các mẫu mã cũng như công nghệ mới, đến giữa năm 2007 Phòng Tư vấn – Thiết kế đã được tách ra thành Trung tâm tư vấn thiết kế Việt Á, hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế mẫu mã sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại Tập đoàn Việt Á giai đoạn 2005- 2008

Một phần của tài liệu “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á - Thực trạng và giải pháp “ (Trang 37 - 43)