Hệ số huy động tài sản cố định:

Một phần của tài liệu “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á - Thực trạng và giải pháp “ (Trang 46 - 47)

IV Thuế thu nhập doanh nghiệp 9.243 14.000 16.138 19

2.1.3.Hệ số huy động tài sản cố định:

Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị tài sản cố định mới tăng trong kỳ so với tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong kỳ.

Bảng 2.10: Hệ số huy động tài sản cố định qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Giá trị TSCĐ huy động 15.234 16.85 22.346 44.38 Vốn đầu tư 25.752 30.26 40.359 80.593 Hệ số huy động TSCĐ 0.5915657 0.557 0.553680716 0.55066817

(Nguồn: Tác giả tự tính toán theo số liệu phòng kế toán và phòng sản xuất)

Theo lý thuyết, nếu hoạt động đầu tư thực hiện dứt điểm trong từng năm và không có xây dựng dở dang đầu và cuối kỳ thì hệ số này phải bằng 1. Tuy nhiên thực tế, công ty

cũng không có xây dựng dở dang đầu và cuối kỳ nhưng hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 trong tất cả các năm. Điều này có thể giải thích là trên lý thuyết chúng ta tính chỉ tiêu này cho một dự án, do vậy các khoản đầu tư cho nguồn nhân lực, marketing, R&D… đều được coi là khoản đầu tư để phục vụ cho hoạt động các tài sản cố định trong dự án và được tính gộp vào trong giá trị tài sản cố định huy động. Còn trên thực tế ở doanh nghiệp, hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực, marketing, R&D… không chỉ phục vụ cho tài sản cố định hiện tại mà còn phục vụ cho những hoạt động về sau của công ty, thêm nữa khó mà tính chi tiết ra được khoản mục đầu tư nào là để phục vụ cho tài sản cố định nào, vì vậy phải tách bạch riêng ra ngoài. Vì vậy khi không có xây dựng dở dang đầu và cuối kỳ thì trong một kỳ nghiên cứu kỳ giá trị tài sản cố định huy động luôn nhỏ hơn vốn đầu tư thực hiện.

Một phần của tài liệu “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á - Thực trạng và giải pháp “ (Trang 46 - 47)