Giải pháp về đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ:

Một phần của tài liệu “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á - Thực trạng và giải pháp “ (Trang 64 - 65)

II. Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á.

5. Giải pháp về đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ:

nghệ:

Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Một quy trình công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất sản xuất đồng thời góp phần không nhỏ vào việc giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm cho các chi phí khác như điện, nguyên vật liệu và giảm nhân công không cần thiết, tạo ra các sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, mẫu mã kiểu dáng đẹp phù hợp với yêu cầu của thị trường, giảm giá thành sản phẩm giúp sản phẩm dễ cạnh tranh trên thị trường. Cũng chính vì vậy nên công tác đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị công nghiệp của Tập đoàn Việt Á trong thời gian tới là hết sức quan trong và cần tiến hành theo hướng sau:

- Phải thường xuyên đổi mới thiết bị công nghệ, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Mạnh dạn đầu tư khai thác triệt để mọi lợi thế có được.

- Lựa chọn công nghệ thích hợp với điều kiện và trình độ của lao động trong Tập đoàn. Muốn việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì không phải cứ máy móc thiết bị càng hiện đại thì sẽ mang lại sản phẩm tốt mà nó còn phụ thuộc vào trình độ quản lý, tổ chức sản xuất và trình độ năng lực của kỹ sư, công nhân vận hành dây chuyền đó. Nếu như không đạt được những yếu tố trên thì cho dù

dây chuyền sản xuất có hiện đại đến đâu thì cũng không thể phát huy hiệu quả một cách tối đa. Do vậy, Tập đoàn cần phải đầu tư vào các thiết bị dây chuyền vừa hiện đại vừa phù hợp với trình độ công nghệ ở Việt Nam và năng lực sản xuất của Tập đoàn. Vì thế trước khi nhập về những dây chuyền máy móc thiết bị công nghệ thì Tập đoàn thường đứng trước những câu hỏi: công nghệ nào là thích hợp, hợp đồng mua bán phải như thế nào là hợp lý, tiết kiệm được chi phí bỏ ra của doanh nghiệp, việc quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật được tiến hành như thế nào để dây chuyền đó có thể duy trì lâu dài và đạt hiệu quả cao về kinh tế.

- Xây dựng mô hình công nghệ mới dựa trên cơ sở đầu tư đồng bộ vào bốn yếu tố cơ bản của công nghệ là kỹ thuật – con người – thông tin – tổ chức. Trong quá trình đầu tư vào máy móc, thiết bị, công nghệ thì đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tránh lãng phí và cần đạt được hiệu quả cao. Tăng cường khả năng nghiên cứu của cán bộ công nhân viên tập đoàn trong vấn đề cải tiến và hiện đại hóa những dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.

- Việc đầu tư phải đồng bộ, đúng thủ tục, có hiệu quả cao. Nên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống các nhà máy, nhà xưởng, các công ty con, trang bị những kiến thức quản lý và bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á - Thực trạng và giải pháp “ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w