Đối với kênh huy động vốn qua CPH DNNN và các công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng số doanh nghiệp ngoà

2.4.5 Đối với kênh huy động vốn qua CPH DNNN và các công ty cổ phần.

Chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp trở thành đa sở hữu về vốn. Nhưng thực tế cho thấy mặc dù cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất, đồng thời phần lớn các công ty cổ phần được thành lập theo cách này đang được nhà nước nắm cổ phần chi phối. Trong gần 3000 doanh nghiệp đã có cổ phần, thì chỉ có 30%, nhà nước không giữ một đồng vốn nào, 29% nhà nước giữ cổ phần chi phối cũng trên 51%. Cũng trong số gần 3000 doanh nghiệp thì nhà nước cũng nắm lại 46,55% vốn điều lệ, còn cổ đông là người lao động chỉ chiếm 15,1%. Đặc biệt tất cả các DNNN cổ phần hóa trong tổng công ty xây dựng Hà Nội đều có cổ phần Nhà nước trên 51%. Cũng trong gần 3000 doanh nghiệp nói trên chỉ có 25 doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, cơ hội cho các nhà đầu tư cá nhân bên ngoài cũng không lớn.

- Trong số các doanh nghiệp cổ phần hóa chỉ có rất ít doanh nghiệp được niêm yết. Còn lại cổ phiếu của các doanh nghệp chưa được niêm yết được trao đổi rộng rãi và khá sôi động trên thị trường OTC. Tuy nhiên độ tin cậy của thị trường này không cao và giao dịch của người mua và người bán hàm chứa không ít yếu tố rủi ro. Mặc dù trong thời gian qua, một số công ty chứng khoán đã đứng ra thực hiện một số nghiệp vụ môi giới, mua bán trực tiếp các cổ phiếu chưa niêm yết/đăng ký giao dịch trên 2 TTGDCK với các nhà đầu tư, song việc làm này chưa được tổ chức một cách chuyên nghiệp, thông tin về các chứng khoán giao dịch trên thị trường này chưa được công bố công khai, minh bạch.

- Trên TTGDCK Hà Nội chưa thu hút một cách tối đa các doanh nghiệp tham gia đấu giá cổ phần. Nếu nhìn vào số lượng doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa trong năm 2007 và 2008, chúng ta thấy tỷ lệ doanh nghiệp tham gia thực hiện bán đấu giá cổ phần trên TTGDCK là quá ít.

-Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa thực sự mặn mà với hình thức đấu giá cổ phần. Một phần vì đây là hình thức mới phần khác các doanh nghiệp không muốn công khai quá nhiều thông tin về doanh nghiệp. Còn một nguyên nhân chủ yếu khác xuất phát từ phía các nhà lãnh đạo và cán bộ công nhân viên doanh nghiệp là dù sao họ vẫn muốn hình thức cổ phần khép kín hơn. Nếu phải thực hiện thông qua trung gian tài chính,khả năng “ đàm phán ngầm”để có thể mua lại doanh nghiệp vẫn thuận lợi hơn hình thức đấu giá công khai.

- Hơn nữa, số lượng các DNNN thực hiện cổ phần hóa có quy mô lớn chưa nhiều. Trong những năm qua, số lượng các DNNN thực hiện cổ phần hóa hội tụ đủ điều kiện để buộc phải thực hiện đấu giá công khai thông qua TTGDCK không lớn. Đối với các doanh nghiệp lớn thực hiện cổ phần hóa, thông thường nhà nước đã giữ lại một tỷ lệ nhất định (thường là khá lớn)để tiếp tục kiểm soát doanh nghiệp, ngoài còn phải dành một tỷ lệ nhất định để bán cho cổ đông sáng lập, cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Do vậy, số lượng các doanh nghiệp nằm trong diện phải đấu giá cổ phần công khai qua TTGDCK lại giảm đi đáng kể.

Đặc biệt, cũng cần thấy rằng, cho đến nay, TTGDCK Hà Nội vẫn chưa thực sự phát huy vai trò tạo thị trường giao dịch thứ cấp cho các doanh nghiệp cổ phần hóa. Tồn tại này có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản gắn với vị trí của TTGDCK Hà Nội trong hệ thống TTCK Việt Nam. Hiện tại mô hình TTGDCK Hà Nội hoàn toàn có thể tương đương với TTGDCK tp Hồ Chí Minh về mặt pháp lý, song uy tín và sức hấp dẫn của hai trung tâm này lại khác nhau do chúng khác nhau về thời gian thành lập, cũng như do sự khác nhau về đặc điểm kinh tế-xã hội của từng địa phương.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Huy động nguồn vốn trong dân cư cho phát triển kinh tế thành phố Hà Nội. Thực trạng và giải pháp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w